Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 42)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.3.1. Đất đai

Theo số liệu thống kê năm 2016 của thị xã Từ Sơn, hiện trạng sử dụng đất năm 2016 được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Từ Sơn năm 2016

STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 6.133,23 100

1 Đất nông nghiệp NNP 2.712,15 48,31

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.952,09 51,53

3 Đất chưa sử dụng CSD 20,83 0,34

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn (2016)

3.1.3.2. Dân số - Lao động

Theo kết quả thống kê, đến năm 2016 tổng dân số của toàn thị xã là 141.215 người. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND thị xã công tác dân số đã thu được một số kết quả nhất định. Lao động và việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn nhất của nhân loại, của hầu hết các quốc gia và địa phương, là yếu tố quyết định đến các vấn đề phát triển KTXH trong mỗi gia đình cũng như toàn xã hội.

Do có mật độ dân số cao nên nguồn lao động của thị xã tương đối dồi dào. Ngoài số người trong độ tuổi lao động là cư dân của thị xã, hàng năm thị xã còn có trên 10.000 người lao động từ các địa phận khác tới lao động, làm việc và học tập.

Bảng 3.2. Tình hình dân số thị xã Từ Sơn giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2014 2015 2016

1. Tổng số dân Người 129.652 132.058 141.215

- Dân số nông thôn Người 125.556 127.905 54.146

- Dân số thành thị Người 4.096 4.153 87.069

2. Tổng số hộ Hộ 33.645 33.493 35.250

3. Tổng số lao động Người 68250 69.943 71.448

- Lao động phi NN Người 54.324 56.654 58.543

- Lao động NN Người 13.926 13.289 12.945

4. Một số chỉ tiêu BQ Người

- BQ nhân khẩu/hộ Người 3,85 3,94 4,00

- BQ đất SXNN/người M2 244 239 224

Những năm gần đây cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của từng tỉnh, từng địa phương nói riêng đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ ngày càng tăng đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động.

Thị xã Từ Sơn trong 5 năm gần đây kinh tế phát triển với nhịp độ cao, việc xuất hiện các công ty, nhà máy chế biến ở KCN, các vùng quê đã thu hút và chuyển dịch lực lượng lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Công tác giải quyết việc làm cũng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Thị ủy đã có Nghị quyết chuyên đề về giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích mở rộng ngành nghề, mở rộng hình thức vay vốn để giải quyết việc làm.

Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, phát triển CCN, dịch vụ vận tải, thương mại và xuất nhập khẩu lao động …thu hút được nhiều lao động tham gia. Đời sống các tầng lớp dân cư từng bước dần được ổn định và cải thiện nhiều mặt. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và sự nỗ lực tạo việc làm của từng hộ gia đình, từng người lao động. Đời sống nông thôn ngày càng được nâng cao, diện đói nghèo ngày càng được thu hẹp, số hộ giàu tăng lên, những nhu cầu cơ bản về sinh hoạt của nhân dân như ăn, ở, mặc, đi lại ngày càng được cải thiện khá hơn. Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong thị xã đã được nâng cao so với mức bình quân chung của tỉnh.

3.1.3.4. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh thời kỳ đổi mới, kinh tế thị xã Từ Sơn cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Trong kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 19,23% (tính từ năm 2014 - 2016) cụ thể như sau:

+ Nông nghiệp tăng: 4,45%.

+ Công nghiệp - Xây dựng cơ bản tăng: 25,35%. + Dịch vụ tăng: 27,90%.

* Chuyển dịch kinh tế

Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân những năm qua trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động, khoa học, thị xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ. Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản trong tổng GDP đã tăng từ 51,6% năm 2010 lên 53,4% năm 2015; dịch vụ từ 32,8% lên 44,1%; nông nghiệp giảm từ 15,6% năm 2010 xuống còn 2,5% vào năm 2015 (UBND thị xã Từ Sơn, 2015).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Nguồn số liệu 3.2.1. Nguồn số liệu

3.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Vấn đề

nghiên cứu Tài liệu

Nguồn thu thập Phương pháp thu thập - Cơ sở lý luận. - Cơ sở thực tiễn về tái cơ cấu ngành trồng trọt.

- Các bài viết, các thảo luận, bài báo có liên quan đến đề tài.

- Sách và giáo trình.

- Các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Internet. - Thư viện. - Sách.

- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin. - Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao, chụp lại. - Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua kiểm tra - Tình hình phát triển kinh tế xã hội của thị xã. - Thực trạng ngành trồng trọt của thị xã. - Định hướng và giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt của thị xã.

- Báo cáo kết quả KT- XH của thị xã qua các năm. - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH của ngành trồng trọt.

- Báo cáo chuyển dịch cơ cấu ngành.

- Chính sách về cơ cấu ngành trồng trọt. - Niên giám thống kê.

- UBND Thị xã - Phòng Kinh - Phòng Thống kê. - Phòng TNMT

3.2.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp dựa trên cuộc điều tra hộ tại thị xã Từ Sơn. Phương pháp điều tra có thể khái quát như sau:

 Lựa chọn xã điều tra: Thị xã Từ Sơn có 5 xã và 7 phường trong đó cả 5 xã

đều sản xuất nông (có kiêm ngành nghề nhưng chủ yếu nông nghiệp), 1xã vùng ven sông có phù sa bồi đắp, đất đai màu mỡ….

Sau khi trao đổi với cán bộ và lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Từ Sơn, chúng tôi lựa chọn 3 xã để điều tra. Tiêu chí lựa chọn xã là những xã được chọn phải đại diện cho các loại hình sản xuất trồng trọt của thị xã Từ Sơn, bao gồm Hương Mạc, Phù Khê, Tam Sơn. Vùng thuần nông và có đất bãi ven sông, chúng tôi lựa chọn 1 xã (Phù Khê); Xã Hương Mạc ngoài sản xuất nông nghiệp, nông dân trong xã đã bắt đầu có thu nhập ngoài từ làng nghề thủ công mây tre đan và đi làm thuê; Vùng sản xuất nông nghiệp có kiêm thương mại dịch vụ, chúng tôi lựa chọn xã Tam Sơn, ở đó ngoài sản xuất nông nghiệp, nông dân Tam Sơn còn có thương mại, dịch vụ phát triển.

 Lựa chọn thôn điều tra: Tùy theo điều kiện từng xã mà số thôn được chọn

khác nhau bởi số thôn của mỗi xã cũng không giống nhau. Cụ thể xã Phù Khê, chúng tôi lựa chọn 2/4 thôn, tương tự xã Hương Mạc chọn 4/9 thôn, xã Tam Sơn chọn 3/7 thôn.

 Chọn hộ điều tra: Do điều kiện về thời gian, kinh phí và cán bộ hỗ trợ, mỗi xã chúng tôi lựa chọn 30 hộ điều tra. Xã chọn 3 thôn thì tiến hành điều tra 10 hộ mỗi thôn, xã chọn 4 thôn, thì mỗi thôn lựa chọn 7-8hộ, còn những xã chọn 2 thôn thì số lượng hộ chọn điều tra là 15 hộ/thôn. Thông qua trao đổi với chủ tịch xã, chủ tịch hội nông dân hay chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, các trưởng thôn và bí thư chi bộ thôn, chúng tôi xác định cụ thể các hộ điều tra. Tiêu chí cơ bản lựa chọn hộ như sau:

 Hộ đại diện cho mức độ kinh tế trong thôn/xã (hộ khá, trung bình, nghèo);  Hộ đại diện cho loại hình sản xuất trong thôn và xã;

 Cơ cấu sản xuất trồng trọt của các hộ có thay đổi những năm gần đây.

Ngoài ra, một số tiêu chí khác chúng tôi cũng quan tâm và xem xét như khả năng cung cấp thông tin của hộ, hộ hiện đang có tại địa phương (bởi hiện nay một số hộ đi làm ăn tại địa phương khác hoặc đi làm thuê hàng ngày (sáng đi, tối về), hộ cán bộ hay hộ thuần nông dân, ...

Từ các tiêu chí trên, kết quả là chúng tôi đã chọn 90 hộ trong 3 xã thuộc 3 nhóm hộ nông dân tập trung nghiên cứu để tiến hành điều tra, kết quả được thể hiện bảng sau:

Bảng 3.3. Mẫu điều tra

Xã Số thôn Số lượng Nhóm hộ

1. Phù Khê 2 30 Thuần nông

2. Hương Mạc 4 30 NN nghề thủ công

3. Tam Sơn 3 30 TT kiêm thương mại, dịch vụ 4. Trang trại TT 6 Theo tiêu chí trang trại 2011

5. Doanh nghiệp TT 5

6. Cán bộ lãnh đạo thị

xã Từ Sơn, xã 15

Tổng 9 116

Phương pháp điều tra: Phương pháp điều tra chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân. Ngoài ra, để làm rõ một số chỉ tiêu, chúng tôi cũng tổ chức tọa đàm, thảo luận với nhóm nhỏ cán bộ xã và thôn (có sự tham dự của một số cán bộ thị xã Từ Sơn).

Các bước thực hiện cơ bản có thể được trình bày theo trình tự sau:

Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra bằng việc lập câu hỏi liên quan kinh tế hộ và cơ cấu ngành trồng trọt. Bộ câu hỏi kết hợp cả các câu hỏi định tính và định lượng (Kèm theo phụ lục);

Bước 2: Tiến hành điều, tra phỏng vấn thử đối với một số hộ nông dân. Thông qua việc điều tra thử để chỉnh sửa và hoàn chỉnh câu hỏi cho phù hợp với thực tế tại địa phương;

Bước 3: Liên hệ các xã, thôn và hộ nông dân để tiến hành điều tra thực tế; Bước 4: Tổ chức lực lượng điều tra.

Bước 5: Tiến hành điều tra

3.2.1.3. Phương pháp PRA

Sử dụng phương pháp PRA là quá trình cùng chia sẻ, phân tích thông tin và hành động giữa các bên tham gia tái cơ cấu ngành trồng trọt. Trong đó, người

dân đóng vai trò chủ đạo để xác định những khó khăn, tồn tại, hạnh chế, bất cập của cơ cấu trồng trọt trước đây, thảo luận các giải pháp và lập kế hoạch hành động để giải quyết các khó khăn đó, xây dựng cơ cấu trồng trọt mới phù hợp hơn.

Nhiệm vụ chủ yếu khi sử dụng công cụ PRA là:

- Xác định các khó khăn, bất cập trong cơ cấu trồng trọt hiện tại. - Thảo luận các nguyên nhân – giải pháp.

- Lập kế hoạch tái cơ cấu ngành trồng trọt.

Phỏng vấn nhóm nông hộ ở cấp xã và cộng đồng sử dụng các công cụ trong bộ công cụ PRA nhằm đưa ra những định hướng, giải pháp tái cơ câu ngành trồng trọt. Bộ công cụ PRA cho tái cơ cấu trồng trọt là bộ công cụ giúp đánh giá nhanh thực trạng ngành trồng trọt trên địa bàn, xây dựng định hướng, kế hoạch tái cơ cấu ngành trồng trọt có sự tham gia của người dân phù hợp và có tính khả thi cao nhất trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các thông tin, số liệu thu thập được từ các báo cáo, kết quả điều tra, được tổng hợp, xử lý, hiệu chỉnh bằng cách thống kê, phân tổ, … trên cơ sở hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu như: Sốtương đối, số tuyệt đối, số bình quân,... Qua thống kê, nhằm mô tả được: Mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp được áp dụng trong tổng hợp, phân tích và mô tả xu hướng biến động của các số liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội, thực trạng ngành trồng trọt, cơ cấu ngành trong thời gian qua. Từ đó cho thấy được rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu để xem xét các biến động tăng, giảm của các chỉ tiêu trong thời điểm nghiên cứu, nhằm thấy được sự tăng lên hay giảm đi, sự thay đổi của hiện tượng theo thời gian, hay dùng để so sánh nhằm cho thấy sự tương đồng, khác biệt của cùng một hiện tượng, vấn đề.

Trong nghiên cứu đề tài, phương pháp áp dụng, xem xét về các số liệu, các chỉ tiêu giữa các kỳ với nhau, giữa thực hiện với kế hoạch để từ đó thấy được sự biến động của vấn đề nghiên cứu, qua đó làm rõ hơn các thực trạng.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu * Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh tế * Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích Giá trị sản xuất/ ha

Giá trị gia tăng/ ha - Hiệu quả về vốn đầu tư

Giá trị sản xuất/ 1 đồng chi phí trung gian Giá trị gia tăng/ 1 đồng chi phí trung gian Thu nhập hỗn hợp/ 1 đồng chi phí trung gian - Hiệu quả sử dụng lao động

Giá trị sản xuất/ ngày người lao động Giá trị gia tăng/ ngày người lao động Thu nhập hỗn hợp/ ngày người lao động.

* Nhóm các chỉ tiêu về phân bổ, sử dụng các nguồn lực cho sản xuất trồng trọt. + Số lượng và cơ cấu đất đai trong trồng trọt.

+ Số lượng và cơ cấu vốn sản xuất.

+ Số lượng và cơ cấu lao động nông nghiệp.

+ Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ sản xuất trồng trọt. * Nhóm các chỉ tiêu về kết quả chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt + Số lượng và cơ cấu đất canh tác đối với từng loại cây trồng theo mùa vụ. + Số lượng và cơ cấu đất canh tác theo từng nhóm cây trồng.

+ Số lượng và cơ cấu đất canh tác theo các vùng sản xuất. + Số lượng và cơ cấu đất canh tác theo khả năng thâm canh. + Chuyển đổi cơ cấu trồng trọt giữa các loại cây trồng.

+ Chuyển đổi cơ cấu trồng trọt giữa các giống trong nhóm giống. + Năng suất từng loại cây trồng.

* Các chỉ tiêu về kết quả thực hiện các chính sách và cơ chế liên kết theo chuỗi giá trị của một số sản phẩm chủ yếu ngành trồng trọt của thị xã Từ Sơn như lúa, ngô, rau, đỗ tương,….

+ Kết quả thực hiện chính sách ngành trồng trọt: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chính sách quản lý nhà nước về trồng trọt.

* Các chỉ tiêu về thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)