Địa điểm xây dựng cánh đồng mẫu thị xã Từ Sơn năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 65)

TT Xã thực hiện Tên cánh

đồng

Diện tích

(ha) Vụ Xuân + Mùa Vụ Đông

1 Hương Mạc Đường Bạn, 30

Sản xuất giống lúa thuần Đậu tương DT84 2 Phù Chấn Phương Thượng 37,5

Sản xuất giống lúa thuần

Ngô nếp N88, Dưa chuột

3 Phù Khê Đồng Lại 34

Sản xuất giống lúa

thuần Bí xanh, bí đỏ

4 Tam Sơn Xa Giang 36 Sản xuất

Ngô nếp, Bí xanh, bí đỏ 5 Tương Giang Đồng Cống 65

Sản xuất giống lúa thuần

Ngô nếp, bí xanh, bí đỏ

Tổng cộng 202,5

Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Từ Sơn (2016) 4.1.2.3. Công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ cho tới cơ cấu ngành trồng trọt

Có thể thấy trong những năm gần đây, lĩnh vực trồng trọt của Thị xã Từ Sơn đang có sự tăng trưởng và phát triển khá, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Bắc Ninh. Bộ mặt nông thôn tại các địa phương đã có nhiều khởi sắc, đời sống người nông dân từng bước được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh đó lĩnh vực trồng trọt vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống kênh mương thuỷ lợi và giao thông phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho bà con vùng nông thôn còn thiếu. Vì vậy tháo gỡ những khó khăn trên là việc làm quan trọng để tạo ra sự phát triển đồng bộ và toàn diện cho trồng trọt địa phương.

a. Về đường giao thông nội đồng

Công tác hiện đại hóa đường giao thông trong nông thôn nói chung trong những năm qua luôn được quan tâm; mặt khác, từ khi thực hiện chương trình xây

dựng nông thôn mới, tỉnh Bắc Ninh đã có cơ chế hỗ trợ xi măng cho các xã xây dựng nông thôn mới (đến hết năm 2016 đã hỗ trợ cho các xã trên 300.000 tấn xi măng). Vì vậy, việc triển khai làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương luôn được đẩy mạnh; đường giao thông liên xã được mở rộng, đường trong thôn xóm, đường trục chính nội đồng được bê tông hóa theo tiêu chí quốc gia. Do đó đường giao thông nông thôn hiện nay phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển sản xuất và đi lại của người dân. Kết quả cụ thể như sau: Đến hết năm 2016 các địa phương đã xây dựng được 1.714 km đường giao thông thôn, xóm; 159 km đường trục chính nội đồng. Trong đó năm 2016 triển khai xây dựng được 858 km đường giao thông nông thôn, 75 km đường trục chính nội đồng (bê tông hóa được 38,1 km).

Đường giao thông nội đồng nằm trong hệ thống đường giao thông nông thôn và được thị xã Từ Sơn thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 4454/1987 của Bộ Xây dựng. Hiện nay, thị xã Từ Sơn đã có được một hệ thống đường nội đồng tương đối hoàn chỉnh, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển vật tư, nông sản phẩm, đẩy mạnh công tác cơ giới hóa các khâu sản xuất. Khi thiết kế hệ thống đường giao thông nội đồng tỉnh đã đặc biệt lưu ý đến các vấn đề như:

- Chọn tuyến đường ngắn ít dốc. - Tận dụng các đường sẵn có.

- Kết hợp chặt chẽ việc bố trí đường với bố trí hệ thống thủy lợi.

- Nối liền được các cơ sở sản xuất, các cơ sở kinh tế xã hội trong khu sản xuất theo một lưới đường hợp lý, phù hợp phương tiện vận chuyển hiện tại và hướng phát triển tương lai.

b. Về hệ thống thủy lợi tưới tiêu nội đồng

Trong những năm gần đây, Thị xã Từ Sơn chủ trương tiếp tục đẩy mạnh đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh và đề nghị Trung ương đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất trồng trọt, gắn việc phục vụ tưới tiêu cho trồng trọt với cấp nước cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản như các công trình nguồn vốn ngân sách tập trung, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia như các dự án trong vùng phân lũ, nạo vét sông, xây dựng Trạm bơm Hương Mạc II, Phù Khê II... Đến nay các địa phương triển khai thực hiện kiên cố hóa kênh mương do xã quản lý được trên 3,38 km. Làm tốt công tác rà soát và quy hoạch lại hệ thống thủy lợi trên địa bàn toàn thị xã, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa 2 vụ, diện tích cây vụ Đông.

c. Hệ thống điện nông thôn

Theo số liệu của bảng dưới đây có thể thấy rằng, trong tổng nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng trồng trọt của tỉnh trong giai đoạn 2014 - 2016, số vốn từ NSTW chiếm tỷ lệ lớn 53,33% ; tiếp theo đó là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (bao gồm ngân sách tỉnh, huyện, xã), chiếm 32,69%; nguồn vốn huy động từ nhân dân chiếm khoảng 13%, còn lại chưa đến 1% là nguồn vốn huy động từ các nguồn hỗ trợ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)