Đánh giá hiệu quả tái cơ cấu trồng trọt giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 86 - 94)

STT Chỉ tiêu Trước tái cơ

cấu (2014)

Sau thực hiện tái cơ cấu (2016)

So sánh (%)

1 Diện tích mỗi hộ (ha/hộ) 0,4 0,2 -50,00

2 Lao động bình quân mỗi hộ 4,2 3,6 -14,29

3 Thu nhập bình quân mỗi hộ/

năm ( triệu đồng) 58 72 24,14

4 Thu nhập bình quân đầu

người mỗi năm( triệu đồng) 13,81 20 44,82

Nguồn: Trạm khuyến nông (2016) Như vậy qua bảng trên ta thấy, hiệu quả mà tái cơ cấu trồng trọt mang lại cho thị xã Từ Sơn đang dần giúp bà con nông dân có thu nhập cao hơn ổn định

cuộc sống. Tuy ràng diện tích đất trồng giảm, kéo theo số lao động tham gia sản xuất giảm nhưng thu nhập bình quân và thu nhập cá nhân đầu người mỗi năm lại tăng lên một cách rõ rệt. Như vậy cần phải khuyến khích thực hiện tái cơ cấu và nghiêm chỉnh thực hiện để góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế của thị xã Từ Sơn.

4.1.2.10. Đánh giá kết quả tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn thị xã Từ Sơn

a. Điểm mạnh trong tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã Từ Sơn

(1) Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp được xây dựng dựa trên đầy đủ những văn bản chỉ đạo từ Trung ương và tình hình thực tế của thị xã Từ Sơn. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện chiến lược gặp nhiều thuận lợi, kết quả đạt được rất khả quan:

- Trong trồng trọt sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống theo hướng sử dụng các giống mới có năng suất cao, chống chịu thời tiết tốt, thời gian sinh trưởng ngắn và các biện pháp canh tác có hiệu quả,...nhằm hạn chế tác hại của thời tiết như hạn hán, rét đậm, rét hại đầu vụ Đông Xuân và mưa, bão, úng ở vụ Mùa, vụ Đông.

- Tái cơ cấu ngành trồng trọt diễn ra trên diện rộng và trên nhiều lĩnh vực, như chuyển dịch mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, mô hình nông thôn mới, chuyển mục đích sử dụng đất có hiệu quả.

(2) Các quy hoạch phát triển ngành được đánh giá là phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa bàn, hiệu quả đem lại tích cực, tác động có tính lan tỏa đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thị xã một số kết quả có thể kể ra như:

- Kết quả phát triển kinh tế trang trại của huyện đã khẳng định bước đi đúng và khai thác được lợi thế trong phát triển nông nghiệp của địa bàn, góp phần tăng thu nhập cho một số bộ phận hộ gia đình và cải thiện phương thức làm ăn trong nông nghiệp.

- Đã từng bước tạo ra được vùng sản xuất trồng trọt chế biến và tiêu thụ sản phẩm như chuyên canh sản xuất lương thực, thực phẩm, vùng cây ăn quả.

(3) Hệ thống chính sách thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt đã phát huy hiệu quả tốt:

chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, coi đây là khâu đột phá để tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành. Thị xã Từ Sơn đã làm tốt công tác khuyến nông xây dựng các trang trại giống cây trồng và chuyển giao kỹ thuật tới các hộ nông dân nên đã góp phần làm tăng năng suất, tăng thu nhập cho các hộ nông dân và hình thành các vùng sản xuất các loại nông sản có chất lượng cao.

- Việc chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp theo luật hợp tác xã tuy còn có hạn chế, song bước đầu có tác dụng khuyến khích, động viên các hộ nông dân đầu tư để phát triển sản xuất.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống trạm trại kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được ưu tiên đầu tư.

- Hệ thống công trình thuỷ lợi đã đảm bảo tưới cho khoảng 84% diện tích đất canh tác. Hệ thống cung cấp nước sạch, điện nông thôn cũng ngày càng được mở rộng đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của nhân dân, ngành nghề nông thôn, cơ giới hoá trong nông lâm nghiệp ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá.

(4) Về môi trường sinh thái, tạo môi trường phát triển bền vững

Áp dụng tối ưu các giải pháp công nghệ sản xuất sạch hơn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng khung thể chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa bàn và của cả tỉnh Bắc Ninh.

b. Hạn chế trong tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã Từ Sơn

(1) Chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp được xây dựng ít có sự tham gia đóng góp ý kiến của đông đảo các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn nên phần nào mang tính duy ý trí, chưa thật sự khách quan. Điều này dẫn đến một số điểm yếu trong triển khai thực hiện như:

- Tái cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp diễn ra chậm, tỷ trọng cầy lúa và cây trồng truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Hiệu quả sản xuất không cao, kém bền vững về môi trường. Năng suất của lao động nông nghiệp còn rất thấp.

- Giá trị sản xuất nông sản chưa cao và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế chung của thị xã.

- Dịch vụ nông nghiệp tuy đã phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nhất là khâu làm đất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

(2) Việc xây dựng các quy hoạch phát triển ngành: cũng mắc phải điểm yếu tương tự như việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp:

- Về tổ chức sản xuất, chưa hình thành được các vùng sản xuất lớn thiếu gắn bó hữu cơ giữa quy hoạch nông nghiệp với quy hoạch công nghiệp chế biến, quy hoạch dịch vụ và chính sách hỗ trợ. Liên kết giữa nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ còn rất hạn chế. Tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân còn yếu chưa đủ sức làm cầu nối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, do vậy tính chủ thể của nông dân trong sản xuất còn hạn chế.

- Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, chưa có nhiều mô hình sản xuất theo quy mô trang trại. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao.

- Bình quân đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ thấp (khoảng 0,1-0,13 ha/hộ) diện tích đất manh mún, chất lượng đất ngày càng suy giảm do hệ số quay vòng cao, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.

(3) Việc triển khai trên thực tế các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh còn hạn chế do sự eo hẹp về nguồn vốn và năng lực của đội ngũ cán bộ:

- Vấn đề dự báo, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác xúc tiến thương mại còn yếu.

- Các mặt hàng chủ lực trong sản xuất nông lâm nghiệp còn ít, chất lượng chưa cao, khâu tổ chức và phân phối sản phẩm còn yếu đã giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản hàng hoá mà huyện có thế mạnh.

c. Nguyên nhân của hạn chế trong tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn thị xã Từ Sơn

- Kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

- Diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp chủ yếu do địa phương lấy quỹ đất để xây dựng kênh mương, giao thông nội đồng; một số diện tích giảm do làm các công trình dự án khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông.

- Diện tích đất nông nghiệp tuy đã triển khai dồn điền đổi thửa, tuy vậy vẫn còn manh mún, do đó việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất gặp không ít khó khăn. Hơn nữa, một bộ phận nông dân ngại thay đổi tập quán sản xuất ảnh hưởng

không nhỏ đến năng suất cây trồng, việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất còn hạn chế, giá thành sản phẩm còn cao, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, chủ yếu lấy công làm lãi.

- Do sự chuyển hướng trong hoạt động đầu tư: hiện nay các xã trong địa bàn đã chuyển đổi mạnh sang sản xuất lúa có chất lượng cao, chiếm khoảng 30% diện tích. Tuy nhiên, các giống lúa chất lượng cao thì năng suất lại thấp hơn lúa lai và lúa thuần.

- Diễn biến bất thường của điều kiện thời tiết khí hậu như hạn hán, nắng nóng, mưa lũ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng vụ Đông ưa ấm.

- Công tác sản xuất gắn với chế biến nông sản cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Trong những năm qua ở tầm vĩ mô, Nhà nước chưa chú trọng đầu tư, xây dựng các nhà máy bảo quản, chế biến nông sản gắn với việc quy hoạch phát triển sản xuất các vùng nguyên liệu ở khu vực Đông bằng sông Hồng nói chung và thị xã Từ Sơn nói riêng nên các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chủ yếu bán tươi hoặc phơi sấy, chế biến thủ công nên khả năng cạnh tranh thấp, thường xuyên xảy ra tình trạng được mùa thì rớt giá và ngược lại. 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT TẠI THỊ XÃ TỪ SƠN

4.2.1. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất

Việc quy hoạch đất đai mới chủ yếu ở dạng định hướng, thiếu cụ thể hóa chi tiết đến cấp cơ sở, các định hướng thường thiếu yếu tổ thông tin thị trường, vốn, công nghệ, nhân lực và ít khi điều chỉnh trước sự biến động các yếu tố trên nên định hướng chỉ là hình thức, ít có ý nghĩa khi chỉ đạo thực hiện.

Về mức độ phân tán đất nông nghiệp và tình hình dồn điền đổi thửa: Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của thị xã thấp thấp, chỉ có 692m2/người. Khả năng mở rộng quy mô sản xuất trên đất nông nghiệp và mức tăng vụ ở thị xã Từ Sơn là không nhiều. Trong khi trung bình mỗi hộ nông dân trên địa bàn có tới 3-4 thửa ruộng. Điều đó gây nhiều khó khăn cho các hộ trong vấn đề đầu tư phát triển sản xuất.

Trong những năm qua, UBND thị xã chỉ đạo UBND các xã đã khuyến khích bà con tự dồn điền, đổi thửa cho nhau nhưng đạt kết quả chưa cao. Nguyên nhân do:

- Quá trình phân chia đất được thực hiện theo Đề án 321 của UBND thị xã Từ Sơn năm 2008, ruộng đất được giao cho nông dân sử dụng theo chủ trương “ có gần, có xa, có tốt, có xấu“, nên ruộng của các hộ bị phân tán nhiều nơi với những mảnh nhỏ.

- Do tập quán canh tác của các nông hộ, hầu hết các nông hộ đều không chuyên canh 1 loại cây trồng mà tùy theo loại đất, lao động, kinh nghiệm sản xuất... để ra quyết định lựa chọn những loại cây trồng cho phù hợp với sản xuất của hộ, trước hết là phục vụ cho nhu cầu của hộ.

- Tâm lý của các hộ là đều không muốn nhận ruộng ở nơi đất trũng, đất xấu vì kết quả sản xuất thu được trên ruộng đó thấp.

- Mặt khác muốn chuyển đổi ruộng trũng thành cao để trồng các cây có giá trị kinh tế cao đòi hỏi phải có lượng vốn lớn cũng như phải có kỹ thuật canh tác cao. Đây lại là hạn chế lớn và chủ yếu trong các nông hộ hiện nay.

Với tốc độ đô thị hóa nhanh, nền kinh tế - xã hội thị xã Từ Sơn đã có những thay đổi đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đô thị hóa góp phần thúc đẩy việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao trình độ của người dân, nhanh chóng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất... Thu nhập của người dân và nguồn thu ngân sách ngày càng tăng dần lên, việc tái đầu tư cho sản xuất theo hướng CNH – HĐH được đẩy mạnh. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng ngày càng làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong tương lai diện tích này ngày càng bị hu hẹp hơn nữa, từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt của thị xã. Vấn đề cấp bách đặt ra là ngành trồng trọt cần phải đẩy nhanh chuyên môn hóa trong sản xuất, áp dụng các kỹ thuật mới để năng suất, sản lượng vẫn liên tục tăng, nghĩa là tăng hiệu quả sản xuất. Thực hiện chuyện đổi cây trồng sang loại có tiềm năng và phù hợp với điều kiện của địa phương.

Bên cạnh đó, đô thị hóa còn làm ô nhiễm môi trường ngày một nhiều hơn do chất thải từ các khu đô thị, khu công nghiệp thải ra và chưa qua xử lý. Vì vậy, cần phải thực hiện quy hoạch các vùng đô thị, khuyến khích xử lý nước thải trước khi xả trực tiếp ra môi trường, tránh trường hợp như một số địa phương khác nước thải công nghiệp đã khiến người dân địa phương không thể nuôi trồng vật gì, người nông dân trở nên không có việc làm do đất, nước dùng cho sản xuất bị ô nhiễm nặng.

4.2.2. Chính sách tái cơ cấu ngành trồng trọt

Từ năm 2008 trở lại đây, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xã Từ Sơn nói riêng luôn quan tâm đến phát triển sản xuất nông nghiệp thống qua các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như hỗ trợ giá giống, máy móc, vật tư,..Qua nghiên cứu cho thấy các chính sách trên thường khó tiếp cận đối với người dân; chính sách còn chưa đồng bộ, chưa tạo động lực thúc đẩy các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả phát triển mạnh như doanh nghiệp, trang trại, cơ chế tích tụ ruộng đất mà còn mang tính đại trà, bình quân. Chưa tạo được động lực cho tái cơ cấu ngành trồng trọt.

Đây là một nội dung quan trọng đối với tái cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng và tái cơ cấu nông nghiệp nói chung. Các chính sách của Nhà nước bao gồm: chính sách đầu vào, đầu ra, chính sách về đất đai, lao động, vốn...Nhà nước đưa ra các chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho các trang trại, hộ gia đình vay vốn, mở rộng quy mô sản xuất thì hình thức tổ chức trang trại sẽ phát triển mạnh, các hộ gia đình sản xuất kém hiệu quả sẽ giảm quy mô sản xuất. Ngược lại nếu không có sự tạo điều kiện của nhà nước thì các thành phần này không thế phát triển được.

Thời gian qua, một số cấp ủy Đảng và chính quyền còn lúng túng trong chỉ đạo tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, do đó thiếu xây dựng chương trình hành động cụ thể hoặc có xây dựng nhưng giải pháp thiếu tính thực tế hoặc chỉ đạo còn chung chung, do đó nhiều chương trình không đem lại hiệu quả cao.

Chưa có chính sách hỗ trợ mạnh để thúc đẩy hộ nông dân và doanh nghiệp đầu tư mạnh vào lĩnh vực chế biến – dịch vụ sản xuất – tiêu thụ nông sản, đặc biệt là hình thức liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm. Vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, độ rủi ro cao, đối tượng phục vụ là nông dân thường không thực hiện đúng hợp đồng, sản xuất và dịch vụ nông nghiệp đều hiệu quả thấp trong khi tỉnh chưa có chính sách khuyến khích đặc thù với các doanh nghiệp nông nghiệp nên các doanh nghiệp ít dám đầu tư vào lĩnh vực chế biến, tiêu thụ, dịch vụ sản xuất trồng trọt nên về lâu dài các khâu này khó phát triển nhanh được.

4.2.3. Ảnh hưởng từ yếu tố hạ tầng cơ sở

hóa và bê tông hóa. Cùng với lưới điện nông thôn đã được phủ khắp trên địa bàn các xã với chất lượng tương đối tốt và đã phục vụ đắc lực cho quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)