Khái quát về công tác TĐC dự án thủy điện Tuyên Quang tại xã Phúc Thịnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 34 - 39)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:

1.4.2 Khái quát về công tác TĐC dự án thủy điện Tuyên Quang tại xã Phúc Thịnh

tra đúng đối tượng, tuyên truyền tới từng nhóm đối tượng người khuyết tật để họ biết đến các chính sách hỗ trợ và được nhận hỗ trợ theo đúng quy định.

Đối với người cao tuổi thì hiện nay đã tồn xã có 205/206 người cao tuổi được hưởng các chính sách trợ giúp, được hưởng trợ cấp hàng tháng trong xã. Trong đó có 116 người cao tuổi (từ 60 tuổi đến 79 tuổi) đang được hưởng trợ cấp BHXH (91 người), trợ cấp người cao tuổi (16 người) và trợ cấp BTXH (9 người); và có 89 người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên đang được hưởng trợ cấp BHXH (14 người), trợ cấp người cao tuổi (14 người) và trợ cấp BTXH (61 người)... (Theo báo cáo công

tác trợ giúp người cao tuổi tính đến tháng 7/2013 của UBND xã Phúc Thịnh).

Ngoài ra cán bộ phụ trách mảng đối tượng chính sách xã hội cũng ln tham gia các khóa tập huấn về hỗ trợ người cao tuổi của tỉnh, để có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm và cập nhật được nhiều thông tin hơn trong hoạt động hỗ trợ người cao tuổi

1.4.2 Khái quát về công tác TĐC dự án thủy điện Tuyên Quang tại xã Phúc Thịnh Phúc Thịnh

1.3.2.1.Vài nét về công tác di dân, TĐC dự án thủy điện Tuyên Quang:

Khi dự án đầu tư xây dựng cơng trình nhà máy thủy điện Tuyên Quang được tiến hành khởi công, xây dựng đã phải di dời và bố trí TĐC cho một bộ phận lớn nhân dân thuộc khu vực lịng hồ và mặt bằng cơng trình nhà máy thủy điện. Có thể chỉ ra một số nét khái quát chung về công tác di dân, TĐC dự án thủy điện Tuyên Quang thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh như sau:

Trước hết là về công tác di dân, theo số liệu thu được từ kết quả điều tra,

thống kê của ban di dân tỉnh Tun Quang thì tồn bộ vùng lịng hồ và mặt bằng cơng trình chính có 4.139 hộ, 20.138 khẩu phải di chuyển TĐC thuộc 88 thôn, bản, tổ dân phố chiếm 29,5% so với tổng số 298 thơn, bản của tồn huyện Na Hang. Trong đó có 04 xã phải di chuyển 100% số bản khỏi địa bàn xã; có 07 xã, 01 thị trấn

bị ảnh hưởng, có một phần dân số phải chuyển đi. Nhân dân trong vùng ngập và vùng bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 89,8% gồm: Tày 54,8%; Dao 29,2%; H’Mơng 5,8%, cịn lại dân tộc Kinh là 10,2%. Nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (chiếm 92%). Trong 11 xã vùng lịng hồ thủy Tun Quang có quyết định di chuyển vào năm 2003 thì số hộ giàu chiếm 1,2%; hộ khá chiếm 10,4%; hộ trung bình 80,3% và hộ nghèo chiếm 11,35% cao gấp 1,74 lần bình qn chung tồn tỉnh (6,54%) [20, tr.8]

Còn về cơng tác bố trí TĐC thì tính đến năm 2010 tỉnh Tun Quang đã tổ chức bố trí di chuyển và sắp xếp TĐC cho 4.113 hộ, 20.423 khẩu, được bố trí ở 125 điểm thuộc 42 tại 04 huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm n và n Sơn. Nhìn vào bảng thống kê dưới đây có thể thấy được số lượng các hộ gia đình, khẩu di chuyển theo từng năm như sau:

Bảng 1.2: Số lƣợng các hộ, khẩu TĐC dự án thủy điện Tuyên Quang STT Năm Số hộ di chuyển Số khẩu di chuyển

1 2003 806 3.661 2 2004 832 3.895 3 2005 1.445 7.588 4 2006 762 3.828 5 2007 147 827 6 2008 – 2010 121 624

(Số liệu tổng hợp từ báo cáo tổng kết công tác di dân, tái định cư Dự án thủy điện Tuyên Quang thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tháng 4/2010)

Nhìn vào bảng 1.2 ta thấy các hộ gia đình thuộc vùng lịng hồ thủy điện Tun Quang được tổ chức di chuyển và bố trí TĐC từ năm 2003 - 2010. Tuy nhiên số lượng các hộ gia đình được bố trí TĐC tập trung chủ yếu từ năm 2003 - 2005, nhiều nhất là năm 2005 với 1.445 hộ, còn lại các năm sau di chuyển với số lượng ít hơn.

Để nắm bắt về đời sống của người dân TĐC, UBND các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn đã tiến hành điều tra tại 3.688 hộ/ 3.923 hộ TĐC

Bảng 1.3: Đặc điểm đời sống các hộ gia đình TĐC dự án thủy điện Tuyên Quang

STT Tổng số / Mỗi huyện

Đặc điểm đời sống

Khá Trung bình Cận nghèo Nghèo

1 Tổng số 204 hộ (5.53%) 1.977 (53,61%) 930 hộ (25,22% ) 577 hộ (15,65%) 2 Na Hang 345 hộ 168 hộ 3 Chiêm Hóa 199 hộ 152 hộ 4 Hàm Yên 151 hộ 118 hộ 5 Yên Sơn 235 hộ 139 hộ

(Số liệu tổng hợp từ báo cáo tổng kết công tác di dân, tái định cư Dự án thủy điện Tuyên Quang thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tháng 4/2010)

Nhìn vào bảng 1.3 ta thấy đời sống của các hộ gia đình TĐC chủ yếu ở mức độ trung bình. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong cộng đồng nhân dân TĐC vẫn còn cao, phân bố đồng đều tại các huyện. Điều này cho thấy việc lồng ghép mục tiêu xóa đói, giảm nghèo với chính sách bồi thường của dự án chưa đạt hiệu quả cao. Đời sống nhân dân còn thiếu bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tỷ lệ hộ nghèo có thể tăng đột biến chỉ với các biến cố thông thường như khô hạn, dịch bệnh ảnh hưởng xấu đến sản xuất chỉ trong một hoặc hai vụ.

1.3.2.2.Vài nét về công tác TĐC tại xã Phúc Thịnh:

Dựa trên những số liệu thu được từ các Quyết định của UBND tỉnh Tuyên Quang về công tác TĐC tại xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa thì tính từ tháng 4/2005 đến tháng 11/2009 tại địa bàn xã Phúc Thịnh đã tiếp nhận tổng số 109 hộ gia đình, tương ứng với 539 khẩu từ xã Đà Vị, huyện Na Hang. Tuy nhiên đến tháng 11/2009 UBND tỉnh Tuyên Quang đã quyết định cho 14 hộ; 61 khẩu được tự di chuyển trên địa bàn huyện Na Hang. Như vậy tính đến thời điểm hiện tại số hộ gia đình TĐC trên địa bàn cịn lại là 95 hộ, TĐC tại 03 điểm riêng biệt thuộc thôn An Thịnh (01 điểm – 31 hộ) và thôn An Quỳnh (02 điểm – 64 hộ) của xã Phúc Thịnh,

Sau khi tiến hành bố trí TĐC cho các hộ gia đình, chính quyền địa phương cũng đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho các điểm và các hộ TĐC. Trước hết các hộ đều được giao đất ở và đất sản xuất. Cụ thể: đất ở bình quân từ 300 – 400 m2 / hộ; đất sản xuất, diện tích giao bình qn là trên 400 m2 / khẩu. Các hộ TĐC đều được thanh toán đầy đủ các khoản đền bù, hỗ trợ theo đúng quy định của Nhà nước. Mỗi hộ TÐC được đền bù bình quân 105 triệu đồng. [21]

Ngoài ra việc xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các điểm TĐC cũng đã được tiến hành. Trước hết là Xây dựng đường giao thông, các tuyến đường trong khu vực đến các điểm TĐC đều đã được đầu tư xây dựng mới và mở rộng nâng cấp với tổng chiều dài là 7.264 km theo tiêu chuẩn đường nông thôn loại A, các tuyến đường liên thôn, đường từ các điểm TĐC đi khu sản xuất cũng được đầu tư xây dựng mới và mở rộng nâng cấp với tổng chiều dài 3,61km, theo tiêu chuẩn đường giao thơng nơng thơn loại B. Ngồi ra các cơng trình thủy lợi cũng được tiến hành xây dựng như đập và kênh tưới nước; tu sửa, nâng cấp các cơng trình thủy lợi trong địa bàn có đất sản xuất của các hộ TĐC để đảm bảo nước tưới tiêu cho cây trồng. Xây dựng các hệ thống cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho khu như: Xây dựng và lắp đặt trạm biến áp; xây dựng mới một số km đường dây điện tại 03 điểm TĐC; lắp đặt hoàn chỉnh đường dây cấp điện tới đầu nhà cho các hộ TĐC gồm có hộp đựng cơng tơ, cơng tơ, dây băng, cầu giao, cầu chì...Hệ thống cấp nước sinh hoạt cũng được tiến hành xây dựng theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt khu TĐC thủy điện Tuyên Quang bao gồm giếng khoan, trạm bơm nước, bể lọc và hệ thống đường ống bơm nước lên bể lọc; đường ống nước từ bể lọc về khu dân cư, từ hệ thống cấp nước đến bể trữ nước của các hộ TĐC cấp nước cho 03 điểm TĐC trong xã và dân sở tại lân cận sử dụng ; mỗi hộ TĐC 01 bể chứa nước với dung tích 02m3 (có lắp đặt đồng hồ đo nước, van, vịi). Bên cạnh đó, các cơng

trình hạ tầng xã hội cũng được xây dựng, bao gồm: Hỗ trợ kinh phí xây dựng 02

nhà lớp học 2 tầng gồm 12 phòng học tại trường tiểu học và trường THCS trung tâm xã theo đúng tiêu chuẩn xây dựng khu TĐC thủy điện Tuyên Quang. Đồng thời trạm y tế của xã cũng được cải tạo, nâng cấp, xây thêm phòng khám, chữa bệnh và

phòng bệnh cho bệnh nhân, tuyển thêm các cán bộ y tế xã để phục vụ tốt cho cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân sau khi số hộ gia đình trong xã tăng lên. Xây dựng 02 nhà văn hóa thơn tại thơn An Thịnh và thôn An Quỳnh, 01 lớp học mầm non thôn bản tại điểm TĐC thôn An Quỳnh với quy mô và mua sắm trang thiết bị theo đúng tiêu chuẩn xây dựng khu TĐC thủy điện Tuyên Quang. Hỗ trợ san nền 01 sân thể thao phục vụ chung cho 02 điểm TĐC An Thịnh và An Quỳnh. Ngồi ra cũng có chính sách hỗ trợ về giáo dục cho các học sinh thuộc các hộ TĐC trong vịng 03 năm đầu mới chuyển xuống. Nhóm học sinh này được miễn tồn bộ các khoản đóng góp ở trường, được hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập đến trường. Đây là chính sách nhằm tạo điều kiện cho con em các hộ TĐC đến trường đầy đủ.

Chƣơng 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN SỐNG VÀ HỌC TẬP CỦA NHÓM HỌC SINH THUỘC CÁC HỘ GIA ĐÌNH TĐC TẠI XÃ PHÚC THỊNH.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)