Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của nhóm học sinh thuộc các hộ
2.4.3 Đặc điểm nhận thức, lối sống của nhóm học sinh
Vấn đề nhận thức, lối sống, tâm lý của nhóm học sinh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động học tập của các em.
Trước hết nói về vấn đề nhận thức của nhóm học sinh TĐC. Có thể nhận định rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập trung bình, yếu của các
em. Sau khi tiến hành PVS với nhóm giáo viên thì có nhiều ý kiến cho rằng ngun nhân chính dẫn đến quả học tập kém của nhóm học sinh TĐC là do các em có nhận thức còn kém, tiếp thu bài giảng ở trên lớp cũng chậm hơn so với các học sinh khác.
“Nhìn chung học vấn, lực học của các em còn yếu. Đa số các em đều chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định của bộ giáo dục, nhận thức của nhóm học sinh này cịn rất chậm.” (trích PVS số 1, nữ, 50 tuổi, giáo viên, đại học, đã kết hôn).
Vấn đề nhận thức yếu, chậm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập đáng lo ngại của các em.
Đồng thời vấn đề tư tưởng và nhận thức của học sinh TĐC cũng ảnh hưởng đến tình trạng nghỉ học tự do của nhóm học sinh này. Các em khơng biết sợ, khơng lo lắng khi nghỉ học nhiều sẽ bị phạt, bị đuổi học. Vì tư tưởng của các em là nhà trường có đuổi học, bỏ học thì các em sẽ nghỉ ln ở nhà khơng đi học nữa. Các em không cần học, không cần đến trường và cũng không cần học hết THCS. Mặc dù thời gian gần đây nhiều em đã nhận thức được rằng cần phải tốt nghiệp THCS. Vì để thực hiện chương trình phổ cập các cấp bậc mầm non, tiểu học, THCS cho học sinh, các thầy cô giáo đã luôn cố gắng vận động các em đi học, cố gắng tốt nghiệp THCS. Dù có nghỉ nhiều, kết quả học tập có quá kém các em cũng được nhà trường và thầy cô ưu ái cho đủ điểm để xét lên lớp. Do vậy, đã có nhiều học sinh TĐC tốt nghiệp được THCS. Đây cũng có thể là tấm gương cho các em học sinh TĐC ở khóa sau. Chính vì vậy, gần đây các em đã biết sợ bị đuổi học, đã biết sợ bị thất học. Tư tưởng của các em đã có phần thay đổi nhưng chưa thực sự có thể khắc phục được tình trạng nghỉ học tự do này.
Đồng thời vấn đề nhận thức cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của nhóm học sinh TĐC. Các em có suy nghĩ chỉ cần học hết THCS là được rồi. Vì ở quê cũ của các em số học sinh học hết THCS là rất hiếm. “Tốt nghiệp được cấp 2 là các em
này đã cho là mình giỏi lắm rồi. Coi như là học đến đây là xong rồi. Cầm được tấm bằng cấp 2 trong tay là cac em rất vui, rất mừng, cười khơng ngớt” (trích PVS số 1,
đó là sau khi bỏ học một thời gian thì bây giờ quay lại học sẽ già nhất lớp, xấu hổ, sợ mọi người chê cười. Trong nhóm học sinh TĐC, có một em học sinh nam, sau khi học lớp 10 được một thời gian em bỏ học. Nếu tiếp tục học thì giờ em đã là học sinh lớp 12. Khi được hỏi là tại sao em lại không quay lại học tiếp, em đã buồn rầu trả lời rằng: “ Chị ơi, có lúc em nghĩ cũng thấy hối hận vì mình đã bỏ học, nhiều khi cũng muốn đi học lại lắm, nhưng giờ đi học với người trẻ hơn mình, mình già nhất lớp cũng ngại với xấu hổ chị ạ” (trích PVS số 10, nam, 18 tuổi, học sinh). Chính những tư tưởng này đã
ảnh hưởng đến việc bỏ học ở nhóm học sinh TĐC.
Ngồi ra tình trạng nghỉ học, bỏ học cũng là do lối sống và thói quen cũ của các em. “ Học sinh TĐC nghỉ học tự do theo cô một phần là các em ấy quen với lối
sống tự do, hoang dã, thích gì làm nấy như ở quê cũ” (trích PVS số 1, nữ, 50 tuổi,
giáo viên, đại học, đã kết hôn). Thực sự là khi học ở trường cũ trên Na Hang đã xảy ra tình trạng các em nghỉ học tự do, thích đi học thì đến lớp, cịn khơng thích học thì nghỉ ở nhà, miễn là không nghỉ quá số buổi quy định. Thực trạng này diễn ra ở nhiều lớp, nhiều em học sinh. Do đó các thầy cơ cũng chỉ nhắc nhở và khơng thể làm gì để xóa bỏ tình trạng nghỉ học tự do này. Bời vì chính bản thân các em khơng lo gì đến hậu quả của việc nghỉ học nhiều mà chỉ cần thích là nghỉ học. Đồng thời bỏ học cũng trở thành trào lưu tại các điểm TĐC. Một phần các em bỏ học cũng do bạn bè trong khu TĐC, anh chị em trong nhà đã bỏ học trước. Ví dụ: Một gia đình
TĐC có 5 chị em nhưng chưa có một ai tốt nghiệp cấp 3, chỉ học hết THCS là bỏ học ở nhà lập gia đình hoặc đi làm th kiếm tiền. Chính vì vậy các em lại học theo anh chị và không học lên tiếp THPT nữa. Đây cũng là điều đáng lo ngại đối với các em học sinh lớp khóa sau, khi mà nhiều anh chị học trước mình đều bỏ học như vậy [PVS số 8].
Nhìn chung ở lứa tuổi học sinh như các em, có thể nói đây là giai đoạn các em học hỏi, hồn thiện đạo đức, nhận thức, lối sống... Chính vì vậy những sai lệch trong tư tưởng, nhận thức và lối sống ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động học tập của các em.