Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
3.3.3 Nguồn nhân lực:
3.3.3.1 Nguồn lực:
Nguồn lực Thuận lợi (Đóng góp)
Chủ tịch xã
Đại diện cho tiếng nói của người dân địa phương, được mọi người tơn trọng, có thể kêu gọi mọi người cùng tham gia
Là người tham gia trực tiếp vào hoạt động đón nhận và phân đất ở, đất sản xuất cho các hộ TĐC lúc mới di chuyển xuống. Chứng kiến và tiếp xúc, theo dõi sát sao đối với các hộ dân TĐC nên sẽ có rất nhiều kinh nghiệm hữu ích có thể chia sẻ khi làm việc với nhóm đối tượng này
Cung cấp nhiều thơng tin, chia sẻ nhiều ý kiến, góp ý hữu ích
Có thể hỗ trợ trong một số hoạt động cụ thể trong kế hoạch Cán bộ phụ
trách chính sách – văn hóa – xã hội xã
Là người nắm rõ các hoạt động, chính sách văn hóa – giáo dục tại địa phương. Nẵm rõ hoạt động của hội khuyến học
Trung gian kết nối giữa lãnh đạo địa phương, nhà trường và người dân
Cung cấp thơng tin, góp ý hữu ích
Hỗ trợ một số hoạt động cụ thể trong kế hoạch
Trưởng thôn
Là người gần gũi, tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất đối với các hộ gia đình TĐC nên có rất nhiều thơng tin có thể cung cấp: hồn cảnh gia đình, các vấn đề tồn tại tại điểm TĐC, trình độ học vấn của PHHS, học sinh…nên có thể cung cấp rất nhiều thơng tin hữu ích và cần thiết
Đóng vai trị kết nối nguồn lực, kết nối người dân với chính quyền địa phương
Kêu gọi mọi người dân trong thôn cùng tham gia
Đã có kinh nghiệm trong một số hoạt động trợ giúp cho các hộ gia đình TĐC và nhóm học sinh như: hịa giải mâu thuẫn trong
các hộ gia đình TĐC, cùng giáo viên đến nhà vận động học sinh TĐC bỏ học quay lại trường học…
Là nguồn lực tham gia chính trong một số hoạt động trợ giúp trong kế hoạch
Cán bộ hội phụ nữ thôn
Là người gần gũi, nắm rõ thơng tin về các hộ gia đình TĐC, đặc biệt là về nhóm phụ nữ trong gia đình
Cung cấp nhiều thơng tin, nhiều ý kiến góp ý
Đóng vai trị kết nối nguồn lực. Vận động, kêu gọi mọi người cùng tham gia, đặc biệt là phụ nữ (vì khi làm việc với gia đình học sinh chủ yếu làm việc với mẹ các học sinh), do đó sự giúp đỡ của cán bộ hội phụ nữ thôn là nguồn lực đặc biệt quan trọng
Có thể tham gia vào một số hoạt động cụ thể trong kế hoạch hỗ trợ
Giáo viên
Có vị trí quan trọng nhất trong vai trò giáo dục của nhà trường, đây là những người trực tiếp thực hiện vai trò này. Giúp đỡ học sinh trong việc cải thiện, nâng cao ý thức học tập, kết quả học tập và hòa nhập ở trường
Là bộ phận có uy tín, tiếng nói đối với học sinh, được học sinh coi trọng. Do đó có vai trị quan trọng trong vận động, kêu gọi các học sinh trong trường tham gia
Cung cấp nhiều thơng tin hữu ích nhất, nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc, quan trọng.
Các thầy cô đã từng tham gia vào nhiều hoạt động trợ giúp cho nhóm học sinh TĐC như: hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, trang phục cho các em; trực tiếp đến nhà vận động các em đến trường; một số thầy cơ cịn nhận học sinh TĐC làm cha mẹ đỡ đầu để giúp đỡ các em. Các thầy cơ đã có kinh nghiệm tham gia vào các hoạt động trợ giúp do đó sẽ có rất nhiều đóng góp cho các hoạt động trong kế hoạch trợ giúp
Các học sinh địa phương
Đã từng tham gia vào một số hoạt động trợ giúp cho các bạn học sinh TĐC như: khuyên góp sách vở, đồ dùng học tập; tham gia chương trình vịng tay bè bạn
Là người luôn gần gũi, tiếp xúc thường xuyên với các học sinh TĐC nên có thể giúp đỡ trong việc cải thiện kết quả học tập và giúp bạn hòa nhập hơn với các hoạt động của trường, lớp
Cung cấp được nhiều thơng tin hữu ích về nhóm học sinh TĐC và tham gia vào một số hoạt động trợ giúp cụ thể
Các gia đình trong xã có truyền thống hiếu học, có trình độ học vấn cao
Tại địa phương có nhiều hộ gia đình có trình độ học vấn cao (tốt nghiệp đại học), làm việc trong các cơ quan nhà nước. Nhiều gia đình có con em đỗ đại học, cao đẳng, là mục tiêu để các hộ gia đình TĐC học tập, phấn đấu
Có thể đưa ra nhiều chia sẻ, kinh nghiệm có ích trong việc giáo dục con cái
Hỗ trợ kinh phí
Có thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động trợ giúp như góp ý, chia sẻ kinh nghiệm…
Con em các gia đình bản địa có trình độ học vấn tốt, đang theo học tại các trường chuyên nghiệp
Số học sinh đỗ cao đẳng, đại học tại địa phương khá đơng. Ví dụ có gia đình tại địa phương có 5 người con đều đỗ đại học. Có thể tận dụng nguồn lực hỗ trợ này vào dịp hè khi các em về địa phương nghỉ hè
Đây là nguồn lực hỗ trợ có tri thức, có thể tham gia với tư cách là các tình nguyện viên
Có thể tham gia vào một số hoạt động trực tiếp trong kế hoạch trợ giúp như: cải thiện kết quả học tập, chia sẻ kinh nghiệm học tập, động viên các em học sinh cố gắng học tập để thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… là tấm gương để các em học tập, phấn đấu noi theo
Các gia đình TĐC cho con em đi học đầy đủ
Trong địa phương có một số ít các hộ gia đình TĐC cho con đi học đầy đủ, cũng có thể coi đây là nguồn động lực cho các hộ TĐC khác cố gắng khi nhìn thấy những gia đình cùng hồn cảnh như mình có thể làm được.
Cung cấp một số thông tin cần thiết
Sự cần thiết phải liên kết các nguồn lực trong cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho nhóm học sinh TĐC:
Sau khi đã chỉ ra được các nguồn lực và trở ngại tại địa phương trong việc hỗ trợ giáo dục cho nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC, xin nêu ra một số lý do về việc cần thiết phải liên kết các nguồn lực trong cộng đồng để trợ giúp cho hoạt động học tập của nhóm học sinh TĐC này như sau:
Thứ nhất, các hộ TĐC ở các dự án thủy điện đều là TĐC bắt buộc theo các dự án của nhà nước, chính vì vậy các chính sách hỗ trợ cho các hộ TĐC này cũng được quy định và thực hiện theo đúng cơ chế, chính sách của nhà nước. Do đó, nhìn chung các hộ mới chỉ được hưởng những chính sách đền bù, hỗ trợ về sinh kế, cịn thực tế là chưa có các chính sách ưu đãi riêng dành cho giáo dục của con em thuộc các hộ TĐC này. Chính vì vậy tác giả đã khai thác chính các nguồn lực thực tế tại địa phương và tìm cách liên kết các nguồn lực này tạo thành sức mạnh, tài sản có thể hỗ trợ được cho các em.
Hơn nữa, việc TĐC tại nơi ở mới, các em học sinh sẽ được sống và học tập ở một môi trường mới, với các thiết chế, tổ chức chính trị xã hội mới. Vì vậy khai thác được tiềm năng và liên kết được các nguồn lực mới này là rất thuận lợi cho việc hỗ trợ hoạt động học tập của các em.
Đồng thời, thông qua các phương pháp thu thập thông tin, tác giả cũng nhận thấy rằng trước đây tại địa phương đã có một số hoạt động trợ giúp cho nhóm học sinh thuộc các hộ TĐC như: Chương trình " Vịng tay bè bạn", các em ủng hộ tiền ăn sáng để hỗ trợ các bạn học sinh TĐC vào đầu năm học; một số em mang sách vở cũ ủng hộ các bạn; hay hoạt động gọi điện, đến từng nhà các em vận động các em quay trở lại trường học đối với những học sinh nghỉ học tự do, bỏ học... Tuy nhiên
những hoạt động này mới chỉ đem lại một phần kết quả đáng khích lệ, chưa giúp đỡ được đại đa số nhóm học sinh TĐC vì đây là những hoạt động riêng lẻ, chỉ riêng nhà trường (nhóm giáo viên) tổ chức, chưa có sự hỗ trợ của các nhóm nguồn lực khác tại địa phương. Chính vì vậy nếu liên kết được thêm các nguồn lực khác thì hoạt động này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Hơn nữa, trong các vai trò của một nhân viên cơng tác xã hội thì kết nối nguồn lực cho thân chủ là một vai trị rất quan trọng. Do đó, trong phát triển cộng đồng, nhân viên công tác xã hội cũng cần phải biết khai thác chính các nguồn lực trong cộng đồng, từ đó tìm cách liên kết, kết nối các nguồn lực này lại với nhau nhằm hỗ trợ cho nhóm thân chủ của mình.
Đây chính là một vài lý do tác giả nhận thấy cần phải liên kết các nguồn lực trong cộng đồng để hỗ trợ cho hoạt động học tập của nhóm học sinh TĐC.