Cân đối và lựa chọn nhu cầu:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 81 - 86)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.2 Xác định các nhu cầu ưu tiên cần được hỗ trợ

3.2.2 Cân đối và lựa chọn nhu cầu:

Sau khi đã xác định được các nhu cầu cần được hỗ trợ và sắp xếp được thứ tự ưu tiên các nhu cầu cần cân đối và lựa chọn được những nhu cầu nào cần được ưu tiên hàng đầu để đáp ứng.

Xét trên mục đích nghiên cứu là tập trung vào việc hỗ trợ giáo dục cho nhóm học sinh, đồng thời cân đối dựa trên các hệ thống nguồn lực trong cộng đồng có thể nhận thấy rằng: Các nhu cầu về phát triển kinh tế, tạo việc làm, ổn định sản xuất hay thay đổi cách thức sản xuất, ổn định cuộc sống mặc dù rất cần thiết, và cũng tác

động gián tiếp đến việc hỗ trợ học tập cho học sinh. Tuy nhiên, những nhu cầu này khi được đưa ra giải quyết sẽ cần nhiều hơn những nguồn lực có trong cộng đồng, cần nhiều thời gian và kinh phí hơn. Nói chung đây sẽ là một kế hoạch lâu dài cần phải được giải quyết của các hộ gia đình TĐC. Do đó với mục đích là hỗ trợ giáo dục, cải thiện được trình độ học vấn và giải quyết các vấn đề khác tồn tại trong học đường của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC một cách nhanh chóng dựa vào các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng, có thể lựa chọn các nhu cầu sau cần được đưa ra hỗ trợ đó là:

 Cải thiện, nâng cao nhận thức của PHHS về sự cần thiết của việc học, quan tâm hơn tới việc học tập của con cái

 Hỗ trợ các điều kiện vật chất cơ bản để các em được đến trường như: sách vở, đồ dùng học tập, trang phục

 Cải thiện kết quả học tập của các em, nâng cao trình độ học vấn, phấn đấu có học sinh TĐC đỗ đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề..

 Các em hạn chế phải làm những công việc vất vả, được tham gia các hoạt động học tập và vui chơi ở trường cùng với các bạn, hòa nhập ở mơi trường học đường tốt hơn.

Đây cũng chính là kết quả sau khi thảo luận nhóm với nhóm giáo viên và cán bộ xã, thôn về vấn đề cân đối và lựa chọn nhu cầu.

3.3 Đánh giá các hệ thống nguồn lực nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC

Sau khi xác định được nhu cầu cần hỗ trợ của nhóm học sinh và gia đình, đồng thời sắp xếp được những nhu cầu ưu tiên cần giải quyết thì một việc rất quan trọng đó là liệt kê và đánh giá những nguồn lực sẵn có và cần có trong cộng đồng cần thiết để hỗ trợ giải quyết những vấn đề tồn tại của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC. Bên cạnh đó, cũng cần dự kiến được những trở ngại trong cộng đồng để hạn chế được những khó khăn trong quá trình trợ giúp. Việc xác định được những nguồn lực và trở ngại trong cộng đồng càng sớm thì khi lập kế hoạch hỗ trợ ta sẽ chủ động tận dụng được những nguồn lực sẵn có trong cộng đồng và hạn chế

tối ta được những trở lại, hoặc khi có trở ngại xuất hiện trong q trình lập kế hoạch thì ta có thể có những hoạt động thích ứng để xử lý chúng.

Việc sử dụng hợp lý nhiều nguồn lực cộng đồng sẵn có là một kỹ năng quan trọng của bất cứ người làm phát triển cộng đồng nào. Việc sử dụng những nguồn lực này địi hỏi phải nhận thức được cái gì là có sẵn trong cộng đồng và nguồn lực nào cần huy động thêm từ bên ngoài. Trước khi lập kế hoạch sử dụng những nguồn lực đó cần biết rõ nguồn lực nào thường xuyên được sử dụng và biết được làm thế nào để tìm ra được nguồn lực mới, đồng thời cũng phải biết được các phương thức để tận dụng tối đa các nguồn lực đó. Nhiều nhóm đối tượng yếu thế trong cộng đồng được hưởng nhiều lợi ích từ các chính sách của nhà nước hay dịch vụ tại địa phương. Nhưng nhiều khi những cán bộ tại địa phương hay những người thường tiếp xúc với người dân lại không biết đến các dịch vụ, chính sách đó. Như vậy sẽ khơng giới thiệu được dịch vụ tới cho người dân đang cần sự hỗ trợ.

Về phương pháp, cách thức được sử dụng để xác định các hệ thống nguồn lực tại cộng đồng tác giả đã dựa trên phương pháp phát triển cộng đồng dựa vào tài sản và nguồn lực trong cộng đồng (phương pháp ABCD) khởi điểm từ các tài sản và sức mạnh hiện có của cộng đồng, đặc biệt sức mạnh vốn có trong các hội, nhóm cộng đồng và mạng lưới xã hội trong cộng đồng. ABCD được xem như là một trong những lựa chọn các phương pháp tiếp cận dựa vào nhu cầu để phát triển. Chìa khóa của ABCD là chỉ dựa vào sự kết nối cộng đồng (cá nhân, tổ chức, hội, …) tại chính địa phương chứ không phải được thúc đẩy bới những ảnh hưởng bên ngoài. Các phương pháp ABCD được tạo ra bởi John McKnight và Jody Kretzmann tại Viện Nghiên cứu chính sách tại Đại học Northwestern. Trong cuốn sách của họ đồng tác giả phát hành vào năm 1993, “Xây dựng cộng đồng từ trong ra ngoài”, họ phác thảo một cách tiếp cận thay thế cho phương pháp tiếp cận dựa trên nhu cầu sử dụng bởi các cộng đồng nghèo. Quá trình này trao quyền cho cộng đồng để “tập hợp sức mạnh của họ vào các kết hợp mới, cấu trúc mới của cơ hội, nguồn thu nhập mới, kiểm soát, và khả năng mới cho sản xuất.”

Áp dụng quy trình ABCD, ta có thể xác định được các nguồn lực và trở ngại trong cộng đồng thông qua một số nguồn như sau:

- Thứ nhất là qua quan sát, trò chuyện và tiến hành phỏng vấn sâu với các nhóm đối tượng, qua đó ta sẽ thấy được những nguồn lực, tài sản nào trong cộng đồng đã được sử dụng và chưa được sử dụng.

- Thứ hai là thành lập nhóm nịng cốt và đồng đẳng trong cộng đồng. Sau khi xác định được các nhóm nguồn lực chưa được sử dụng trong cộng đồng, mơ hình này sẽ giúp cho việc tiếp tục khai thác, khám phá hơn nữa những tài sản của cộng đồng để đưa vào sử dụng. Đây là một cơng việc quan trọng, từ đó sẽ thiết lập mạng lưới và kết nối với những cá nhân, nguồn lực trong cộng đồng. Trong yếu tố này, ABCD nhấn mạnh vai trò thiết yếu của các nhóm, hội chính thức và khơng chính thức, các mạng lưới làm việc và các gia đình cùng nhau hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng. Hay nói cách khác, tầm quan trong của mối quan hệ xã hội trong cộng đồng nhằm kết nối những các hoạt động địa phương để tạo cơ hội cho mọi người dân trong cộng đồng tự nguyện tham gia. Xây dựng mối quan hệ tài sản và nguồn lực của địa phương để giải quyết những vấn đề khó khăn và cùng nhau đem đến lợi ích chung cho cộng đồng.

- Thứ ba, phương pháp ABCD cung cấp các công cụ thực hành và phương pháp mà các thành viên trong cộng đồng có thể sử dụng để xác định và nối kết các tài sản trong cộng đồng. Nó bao gồm các cơng cụ như vẽ bản đồ tài sản sẵn có trong cộng đồng và phân tích nền kinh tế tại địa phương; mô tả các mối liên kết tiềm năng trong tài sản và nguồn lực của cộng đồng để đánh giá một cách lạc quan về cơ hội phát triển kinh tế tại địa phương. Ngoài ra nguồn tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hóa cũng được xem xét trong vấn đề phân tích kinh tế địa phương.

- Thứ tư là triệu tập một nhóm đại diện để xây dựng tầm nhìn và kế hoạch cho cộng đồng. Tạo một lực đòn bẩy cho các hoạt động của cộng đồng, với sự bắt đầu thực hiện các hoạt động kết nối tài sản của cộng đồng mà khơng có sự giúp đỡ bên ngoài. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng nhóm giáo viên và nhóm cán

bộ để giúp cho việc đánh giá các hệ thống nguồn lực đồng thời xây dựng các hoạt động sử dụng chính các nguồn lực đó.

- Thứ năm là huy động tài sản cho phát triển cộng đồng: Khuyến khích sự tham gia của những cá nhân, tổ chức, nhóm....Khi các tài sản và nguồn lực trong cộng đồng được khai thác, sử dụng hết thì có thể tìm đến những nguồn lực khác từ bên ngoài.

Áp dụng phương pháp khai thác nguồn lực này, đồng thời vận dụng lý thuyết hệ thống, phân tích các hệ thống nguồn lực thực tế tại địa phương, tác giả đã chỉ ra được các nhóm nguồn lực chính sau:

 Nguồn lực vật chất:

Đây là những nguồn lực sẵn có trong cộng đồng. Ví dụ như: nước, đất đai, cây cối, đường sá…

 Khả năng tài chính của chính quyền, của các tổ chức và người dân tham gia dự án

 Các thiết chế/ tổ chức xã hội như trường học, trung tâm y tế, nhà trường, các hội, tổ chức xã hội tại cộng đồng…

 Nguồn nhân lực: Những lãnh đạo chính thức ở cộng đồng, nhân viên y tế, giáo viên, những người có kinh nghiệm trong cộng đồng, ví dụ như đội ngũ công nhân viên chức về hưu, phụ nữ, thanh niên…[9, tr.136]

Có nhiều cách thức để xác định và mô tả các nguồn lực trong cộng đồng. Trong nghiên cứu này, khi xác định các hệ thống nguồn lực nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC, cần lưu ý đến những hệ thống nguồn lực có liên hệ trực tiếp đối với nhóm đối tượng là học sinh và các hộ gia đình TĐC. Đây là những nguồn lực sẽ hộ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hỗ trợ giáo dục cho nhóm học sinh TĐC. Dựa trên cách chia các nhóm nguồn lực đã trình bày ở trên, xét trên điều kiện, nguồn lực thực tế tại địa phương, tác giả chỉ ra ba nhóm hệ thống nguồn lực chính trong cộng đồng được đánh giá là có tác động mạnh mẽ nhất đối với nhóm học sinh và các hộ gia đình TĐC:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 81 - 86)