Sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 77 - 81)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.2 Xác định các nhu cầu ưu tiên cần được hỗ trợ

3.2.1 Sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu:

Sau khi xác định được các nhu cầu cần hỗ trợ đối với nhóm học sinh và gia đình thì việc quan trọng là sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu để việc cân đối, lựa chọn nhu cầu, vấn đề được giải quyết dễ dàng hơn. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu này được tiến hành trong buổi thảo luận nhóm với 04 nhóm là: nhóm giáo viên, nhóm học sinh, nhóm PHHS và nhóm cán bộ. Sở dĩ việc xác định và sắp xếp nhu cầu không phải chỉ là việc làm của những người có nhu cầu (đó là nhóm học sinh và gia đình học sinh) mà cần có sự giúp đỡ của hai nhóm cịn lại là nhóm giáo viên và cán bộ. Bởi lẽ đôi khi những “người có nhu cầu” lại khơng phải là “người

xác định nhu cầu”. Vì trong một số trường hợp những người cần được đáp ứng nhu

cầu lại khơng thể xác định chính xác mình gặp khó khăn ở đâu và thiếu thốn những gì. Ví dụ như những bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo, họ khơng thể xác định chính xác bệnh tình của mình bằng các bác sĩ. Trong trường hợp này cũng vậy, những vấn đề khó khăn của học sinh người hiểu rõ nhất chính là các giáo viên. Do đó cần có sự tham gia xác định và sắp xếp nhu cầu từ các nhóm khác, nhằm đạt được kết quả khách quan hơn.

Áp dụng phương pháp xác định thứ tự ưu tiên các nhu cầu như đã nêu trong phần công cụ, kỹ thuật sử dụng trong thảo luận nhóm. Đối với mỗi thảo luận nhóm với nhóm cán bộ, giáo viên, học sinh và PHHS tác giả đều sử dụng phương pháp này để chỉ ra được thứ tự ưu tiên các nhu cầu. Sau khi các định được các nhu cầu cần được hỗ trợ của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC, các nhóm đã tiến hành cho điểm phụ thuộc vào mức độ mong muốn nhu cầu nào cần được thỏa mãn nhất đến nhu cầu cần được thỏa mãn sau cùng. Mỗi một thành viên tham gia thảo luận nhóm đều có lựa chọn của riêng mình, chính vì vậy đã chỉ ra được các kết quả khác nhau trong bảng sắp xếp thứ tự ưu tiên cho nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC.

Xin được đưa ra một ví dụ về việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu được tiến hành trong thảo luận nhóm với học sinh để hiểu rõ hơn về phương pháp sắp xếp này. Theo thơng tin thu được từ cuộc thảo luận nhóm kết hợp với một số thơng tin thu được trong quá trình PVS nhóm học sinh, có thể xác định được 05 nhu cầu chính mà nhóm học sinh thấy cần thiết được đáp ứng như sau:

Bảng 3.2: Các nhu cầu do nhóm học sinh xác định

Nhu cầu Kí hiệu

 Được miễn, giảm các khoản đóng góp ở trường A

 Khơng phải đi làm việc vất vả, gia đình bớt khó khăn B

 Được hỗ trợ đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập và đồng phục đi học C

 Được bạn bè yêu mến, được vui chơi như bạn bè D

 Kết quả học tập tốt hơn E

(Thông tin thu được từ thảo luận nhóm số 02 với nhóm học sinh)

Sau khi xác định được các nhu cầu chính và đặt kí hiệu cho các nhu cầu (lần lượt là A, B, C, D, E), viết các nhu cầu lên giấy Ao đã chuẩn bị sẵn trên bảng. Sau đó điền các nhu cầu theo kí hiệu đã quy định vào sáu mảnh giấy nhỏ đã chuẩn bị sẵn và phát cho 06 em học sinh. Các em sẽ lựa chọn nhu cầu mình mong muốn được đáp ứng nhất theo thứ tự từ 1 đến 5. Nếu các em muốn nhu cầu nào được đáp ứng nhất sẽ điền dấu X vào ô số 1, nhu cầu nào mong muốn tiếp theo sẽ điền dấu X vào ô số 2, và tương tự như vậy đến nhu cầu cuối cùng. Số điểm tương ứng với các ô số 1,2,3,4,5 như sau: - Ô số 1 = 5 điểm - Ô số 2 = 4 điểm - Ô số 3 = 3 điểm - Ô số 4 = 2 điểm - Ô số 5 = 1 điểm

Sau khi các em học sinh lựa chọn, tổng kết lại số điểm có thể thấy được kết quả sau khi 06 học sinh lựa chọn như sau:

Bảng 3.3: Thứ tự các nhu cầu ƣu tiên do nhóm học sinh xác định Nhu cầu Mức độ mong muốn đƣợc đáp ứng Tổng

điểm 1 2 3 4 5 A XXXX X X 27 B XXX XX X 20 C X XX XX X 21 D X XXXXX 7 E X X XXX X 15

Nhìn vào bảng 3.3 ta cũng xác định được thứ tự ưu tiên các nhu cầu của nhóm học sinh, lần lượt là A, C, B, E, D. Làm tương tự như vậy đối với nhóm cịn lại ta cũng có thể xác định được thứ tự ưu tiên của các nhu cầu.

Với phương pháp tiến hành đã nêu ở trên, tác giả đã tổng hợp và đưa ra được bảng sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu của các nhóm như sau:

Bảng 3.4: Tổng hợp sắp xếp thứ tự ƣu tiên các nhu cầu do 04 nhóm xác định

(Học sinh, PHHS, giáo viên, cán bộ)

Nhu cầu ƣu tiên theo xác định của nhóm học sinh

Nhu cầu ƣu tiên theo xác định của nhóm PHHS

 Được miễn, giảm các khoản đóng góp ở trường

 Được hỗ trợ đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập và đồng phục đi học

 Không phải đi làm việc vất vả, gia đình bớt khó khăn

 Kết quả học tập tốt hơn

 Được bạn bè yêu quý, được vui chơi như bạn bè

 Hỗ trợ tiền và có thêm đất sản xuất để phát triển kinh tế gia đình trước.

 Có việc làm ổn định

 Con đến trường khơng phải đóng góp, được hưởng tiền trợ cấp

 Được hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, đồng phục học sinh…

Nhu cầu ƣu tiên theo xác định của nhóm Giáo viên

Nhu cầu ƣu tiên theo xác định của nhóm cán bộ xã, thơn

 Cải thiện, nâng cao nhận thức của PHHS về sự cần thiết của việc học, quan tâm hơn tới việc học tập của con

 Được hỗ trợ các khoản đóng góp, sách vở, đồ dùng học tập, trang phục

 Cải thiện được kết quả học tập của các em, có thể học lên cao hơn.

 Thay đổi, nâng cao nhận thức của học sinh TĐC về ý thức học tập, về sự cần thiết của việc đến trường học tập

 Nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về sự cần thiết của việc học và quan tâm tới việc học của con cái hơn

 Thay đổi cách thức tổ chức cuộc sống gia đình, cách tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, gia đình thốt nghèo

 Hỗ trợ các khoản đóng góp, sách vở, đồ dùng học tập, trang phục

 Cải thiện trình độ học vấn của nhóm học sinh TĐC

Nhìn vào bảng 3.4 cho thấy sự khác nhau trong việc xác định và sắp xếp nhu cầu cho nhóm học sinh và các gia đình TĐC nên việc cân đối lựa chọn nhu cầu cần được xem xét kĩ hơn.

Đối với nhóm học sinh, hầu như các em đều đưa ra và lựa chọn những nhu cầu gần gũi với các em nhất. Những nhu cầu đó đem lại lợi ích cụ thể, rõ ràng cho bản thân các em. Cịn đối với nhóm PHHS, qua việc lựa chọn nhu cầu có thể thấy rằng các bậc cha mẹ học sinh quan tâm hơn đến vấn đề phát triển kinh tế, sau đó mới đến việc hỗ trợ học tập cho con. Qua những nhu cầu nhóm này lựa chọn có thể nhận thấy những PHHS này vẫn còn mang nặng tư tưởng là gia đình chỉ biết nhận sự hỗ trợ, chưa thấy được ý thức tự giác và mong muốn tự cải thiện cuộc sống, chưa thấy được sự cần thiết của việc đầu tư phát triển cho thế hệ trẻ. Cịn đối với nhóm giáo viên và cán bộ (xã, thôn) đều nhận ra được nhu cầu cần thiết nhất cần giải quyết lúc này chính là thay đổi nhận thức của nhóm PHHS. Thay đổi nhận thức chỉ chờ thụ hưởng, và nhận hỗ trợ của nhà nước và địa phương cho họ. Thay đổi quan niệm rằng khơng cần học cao vẫn có thể tồn tại và sống được. Cần cho họ thấy được tầm quan trọng của việc học đối với trẻ em và họ cần quan tâm hơn đến việc học tập của con cái. Sau khi thay đổi được tư tưởng, nhận thức của gia đình và nhóm học sinh thì cần được đáp ứng các nhu cầu khác để hỗ trợ giáo dục cho các em như: hỗ trợ đầy đủ điều kiện học tập cho các em, cải thiện kết quả học tập, giúp các em không phải làm việc vất vả, được tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi cùng các bạn trong lớp, tự tin và hịa nhập tốt hơn với mơi trường học đường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)