Sự hịa nhập với mơi trường học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 67 - 69)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của nhóm học sinh thuộc các hộ

2.4.4 Sự hịa nhập với mơi trường học tập

Vấn đề hịa nhập với mơi trường học tập là rất quan trọng, vì đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng nhiều đến hoạt động học tập của nhóm học sinh. Trước hết là việc thay đổi môi trường học tập, trường mới, thầy cô mới và phương pháp học tập mới, điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Vì mỗi địa phương, mỗi trường học và hệ thống giáo viên khác nhau thì sẽ có phương pháp dạy học khác nhau phù hợp với mặt bằng nhận thức, kiến thức chung của học sinh. So sánh giữa hai xã Đà Vị và xã Phúc Thịnh thì có thể nhận thấy rõ sự khác biệt. Theo thống kê thu được thì số lượng học sinh khá, giỏi, số lượng học sinh đỗ đại học, cao đẳng, trung cấp ở Phúc Thịnh là nhiều hơn so với xã Đà Vị. Chính vì vậy sẽ có sự khác biệt trong cách dạy, truyền đạt của nhà trường và giáo viên ở hai nơi.

Những năm đầu mới xuống vấn đề hịa nhập ở trường học là vơ cùng khó khăn. Phần lớn các em khơng hịa nhập được với thầy cơ, bạn bè trong lớp. “Lúc mới đầu thì nhóm các bạn học sinh TĐC chỉ chơi với nhau, khơng nói chuyện với ai ngồi các bạn cùng nhóm” (trích PVS số 11, nữ, 15 tuổi, học sinh, 9/12, chưa kết

hôn). Đây là nhận xét của một em học sinh tại địa phương khi theo học cùng một số em học sinh TĐC. Ngồi ra dựa trên thơng tin thu được từ một số giáo viên chủ nhiệm thì hầu hết các em đều không tham gia bất cứ hoạt động nào khác ở trường ngồi giờ học chính khóa trong lớp.

Tuy nhiên sau một thời gian, dưới sự quan tâm của thầy cô, các bạn trong lớp chủ động nói chuyện, giúp đỡ các bạn học sinh TĐC trong lớp thì vấn đề hịa nhập ở trường, lớp đã có những thay đổi đáng kể. Các em đã chủ động nói chuyện với các bạn trong lớp và bắt đầu tham gia vào các hoạt động ngoài giờ học. Tuy nhiên, hiện nay đối với vấn đề hòa nhập của các em vẫn cịn tồn tại một tình trạng chung cần được giải quyết, đó là: Các em cịn tự ti, rụt rè và ít nói ở lớp. Kết quả thơng tin thu được từ thảo luận nhóm cũng chỉ ra được tình trạng này. Sau khi đặt câu hỏi về thực trạng hòa nhập ở học đường cho 04 giáo viên tham gia thảo luận nhóm thì cả 04 câu trả lời đều là ở trường các em còn rụt rè, e ngại, tự ti và ít nói. Các em ít

tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa, hoặc có tham gia nhưng tham gia với mức độ ít, tham gia chỉ để có mặt chứ khơng có ý kiến phát biểu hoặc có hoạt động cụ thể gì trong mỗi lần tham gia, các em không dám thể hiện bản thân mình trước đám đơng [Thảo luận nhóm số 1].

Có một số lý do dẫn đến vấn đề khó hịa nhập ở trường của các em. Trước hết là do những thiếu thốn về điều kiện vật chất như sách vở, đồ dùng học tập, đặc biệt là quần áo, khơng có tiền đóng học... Các em cảm thấy mình khơng được bằng bạn bè, nhà nghèo hơn các bạn nên cảm thấy xấu hổ, tự ti. Đồng thời kết quả học tập kém, mặc cảm về việc học kém cũng làm các em rụt rè, ít nói hơn. Cịn một ngun nhân nữa từ phía gia đình đó là chưa chủ động cho các em tham gia các hoạt động khác ở trường, thời gian sau giờ học chính khóa đều bắt các em làm việc nhà, đi làm thuê...nên các em khơng có thời gian tham gia, giao lưu, thể hiện bản thân... Hơn nữa, vấn đề rào cản ngôn ngữ, do các em đều sinh ra trong các gia đình DTTS vì vậy ảnh lớn rất lớn đến sự hòa nhập ở trường và việc tiếp thu kiến thức đặc biệt là bậc tiểu học. “ So với các em học sinh tại địa phương thì nhóm học sinh tái định cư

nhận thức chậm hơn rất nhiều, vốn từ của các em cịn ít, do các em đều sinh ra trong các gia đình dân tộc thiểu số, ở nhà giao tiếp với bố mẹ bằng tiếng dân tộc, hơn nữa do thời gian học mầm non các em đi học ít, khơng có tiền đóng góp nên thường xun nghỉ học. Chính vì vậy lên bậc tiểu học các em học rất chậm” (trích

PVS số 5, nữ, 42 tuổi, giáo viên tiểu học, đại học, đã kết hôn). Đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc hịa nhập với mơi trường học tập của các em.

Có thể nói hịa nhập tốt với mơi trường học đường sẽ đem đến cho các em niềm vui, hứng thú khi đến trường, điều này cũng sẽ mang lại tinh thần, kết quả học tập cho các em. Ngược lại những khó khăn trong việc hịa nhập sẽ yếu tố ảnh hưởng không tốt đến hoạt động học tập ở trường của các em học sinh.

Chƣơng 3: XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ HỆ THỐNG NGUỒN LỰC NHẰM HỖ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 67 - 69)