Đặc điểm nghèo khó của các hộ gia đình TĐC có con trong độ tuổi đi học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 44 - 49)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.2 Khái quát về điều kiện sống của các hộ gia đình TĐC có con trong độ tuổ

2.2.2 Đặc điểm nghèo khó của các hộ gia đình TĐC có con trong độ tuổi đi học

Theo thơng tin thu được từ bảng 2.2 có 23 hộ TĐC có con đang trong độ tuổi đến trường thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Trước hết xin chỉ ra ngun nhân dẫn đến tình trạng đói, nghèo của các hộ TĐc này . Đây là việc rất quan trọng, vì biết được thực trạng và nguyên nhân dẫn tới nghèo đói mới có kể có kế hoạch trợ giúp, nhằm tăng số hộ thoát nghèo trong năm 2014, giảm được số hộ nghèo, cận nghèo

trong năm tới, đặc biệt là có kế hoạch trợ giúp hợp lý cho nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC nghèo, cận nghèo. Căn cứ vào kết quả rà soát ngun nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói do cán bộ UBND xã Phúc Thịnh kết hợp với cán bộ các thôn tổ chức thực hiện, tác giả đã tổng hợp lại bảng thống kê chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của các hộ TĐC trên địa bàn xã Phúc Thịnh như sau:

Bảng 2.3 Đặc điểm hộ nghèo TĐC năm 2014

(Thời điểm rà soát tháng 11/2013)

TT Hộ Số khẩu Năm sinh chủ hộ Nguyên nhân chính dẫn đến nghèo

Nam Nữ

1 Hộ số 1 4 1973 Không biết cách làm ăn, tổ chức cuộc sống

2 Hộ số 2 2 1948 Khơng có lao động

3 Hộ số 3 4 1977 Có lao động nhưng khơng có việc làm

4 Hộ số 4 4 1976 Thiếu vốn

5 Hộ số 5 6 1973 Có nhiều người ăn theo, thiếu lao động

6 Hộ số 6 3 1972 Thiếu vốn

7 Hộ số 7 4 1982 Thiếu vốn

8 Hộ số 8 5 1970 Có lao động nhưng khơng có việc làm 9 Hộ số 9 4 1967 Có lao động nhưng khơng có việc làm

10 Hộ số 10 4 1985 Thiếu vốn

11 Hộ số 11 4 1974 Thiếu vốn

12 Hộ số 12 3 1946 Có lao động nhưng khơng có việc làm

13 Hộ số 13 2 1981 Thiếu vốn

14 Hộ số 14 5 1982 Thiếu vốn

15 Hộ số 15 4 1933 Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng

16 Hộ số 16 3 1964 Thiếu vốn 17 Hộ số 17 4 1960 Thiếu vốn 18 Hộ số 18 5 1963 Thiếu vốn 19 Hộ số 19 3 1981 Thiếu vốn 20 Hộ số 20 6 1969 Thiếu vốn 21 Hộ số 21 4 1981 Tai nạn rủi ro

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy được hầu như các chủ hộ đều còn rất trẻ, chủ yếu sinh năm từ 1985 – 1970 (Từ 29 tuổi – 44 tuổi). Các thành viên trong hộ gia đình này đều đang trong độ tuổi lao động và có con đang trong độ tuổi đi học. Nhìn vào độ tuổi chung của các chủ hộ có thể khẳng định rằng các hộ gia đình đều có sức lao động, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói là do thiếu vốn, 12/21 hộ

(chiếm trên 57%) nghèo đói là do thiếu vốn làm ăn, đây có thể coi là ngun nhân

chính dẫn đến tình trạng nghèo đói này. Ngồi ra cịn có ngun nhân có lao động nhưng khơng có việc làm hay không biết cách làm ăn, cách tổ chức cuộc sống cũng rất đáng được lưu ý. Như vậy có thể nói vấn đề quan trọng cần được tháo gỡ đối với các hộ TĐC nhằm thốt nghèo đó là vốn – việc làm và trình độ nhận thức.

Cụ thể, thực trạng lao động - việc làm cũng là một vấn đề nan giải đối với hầu hết các hộ gia đình TĐC trong đó bao gồm những hộ có con trong độ tuổi đi học. Vì cơng việc chính của các hộ gia đình TĐC là làm nơng nghiệp, chủ yếu là trồng lúa hai vụ/ năm, ngồi ra khơng trồng hoa màu và cây trồng nào khác. Ngoài thời gian mùa vụ bận rộn, thì những ngày cịn lại trong năm phần lớn các hộ gia đình này đều đi làm thuê. Một người dân sinh sống tại địa phương cho biết: “ Như

dân địa phương mình cịn có đất rừng, đất vườn để trồng cây, trồng rau. Chứ hộ TĐC chỉ có mỗi ruộng, giờ cấy xong rồi khơng có việc gì làm thì đi làm th kiếm tiền chứ ở nhà thì lấy đâu ra tiền cháu” (trích PVS số 15, nữ, 55 tuổi, nội trợ, trung

cấp, đã kết hôn). Mặc dù hiện nay các hộ gia đình TĐC đã được phân thêm đất rừng ở khu lâm trường của xã Phúc Thịnh, đất rừng này cách các điểm TĐC từ 3km – 4km. Việc giao đất rừng đã được cán bộ địa chính xã Phúc Thịnh hồn thành trong năm 2013. Diện tích đất rừng được giao là 2.400 m2/ khẩu. Việc giao đất rừng này cũng nằm trong kế hoạch cải thiện tình trạng kinh tế khó khăn, tạo cơ hội việc làm cho các thành viên trong độ tuổi lao động của các hộ TĐC. Tuy nhiên, hiện nay đã nhận rừng, nhưng chủ yếu là rừng keo, cây keo còn nhỏ chưa thể khai thác được. Chính vì vậy hiện nay ngồi trồng lúa cơng việc chính của các hộ TĐC vẫn là đi làm thuê kiếm sống.

Đối với các hộ có con trong độ tuổi đi học, có rất nhiều hộ gia đình con em nghỉ học hoặc học xong THPT chưa có việc làm đều cùng bố mẹ đi làm thuê. Một em học sinh đã chia sẻ rằng: “Trước em với mẹ thường đi lấy củi đem ra chợ bán,

nhưng chẳng được bao nhiêu chị ạ. Rồi họ giới thiệu đi ép gỗ thuê, lấy tiền theo sản phẩm được nhiều tiền hơn, thế là cả nhà em đều đi làm thuê. Em đi làm cách đây xa lắm, gần 15km cơ. Nhà em làm ca đêm, làm ca đêm thì được trả cơng cao hơn, ban ngày về nhà ngủ, nhưng mà cũng chẳng ngủ được chị ạ, mệt lắm. Chưa học xong cấp 3 nên chẳng xin được ở đâu, đi làm thuê vất vả lắm chị ơi” (trích PVS số 10, nam, 18 tuổi, học sinh, 9/12, chưa kết hơn). Qua đây có thể thấy được những vất vả trong cuộc sống của các em. Những công việc làm đêm, lĩnh lương theo sản phẩm như đi ép gỗ thuê là quá sức lao động đối với các em. Đây là điển hình của vấn đề trẻ em phải lao động sớm tồn tại ở các hộ gia đình TĐC. Có thể nhận thấy rằng vấn đề lao động – việc làm của hầu hết các gia đình TĐC và đặc biệt là các em học sinh chưa học xong THPT, hoặc học xong THPT nhưng không đi học tiếp các trường chuyên nghiệp cũng là vấn đề rất đáng được quan tâm giải quyết.

2.2.3 Một số khó khăn về điều kiện sống của các hộ gia đình TĐC có con trong độ tuổi đi học

Trước hết là vấn đề nước sạch – vệ sinh mơi trường tại các hộ gia đình có trẻ em cũng rất đáng được quan tâm. Qua quan sát có thể thấy được tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt tại các điểm TĐC. Vì hầu hết các hộ TĐC đều khơng có giếng nước (nguồn nước sử dụng chính của người dân địa phương). Cả khu sử dụng chung hệ thống nước giếng khoan, được bơm và lọc qua một bể chứa nước chung của toàn khu, tuy nhiên lượng nước không đủ, mỗi tuần chỉ bơm 1-2 lần. Do đó, các hộ TĐC chỉ có đủ nước cho những sinh hoạt cơ bản như nước uống, nước để nấu ăn, tắm. Còn nước để giặt quần áo, một số hộ đơng người cịn tắm và rửa rau chủ yếu bằng nước mương, suối không đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Điều này ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, dễ dẫn tới việc mắc một số bệnh đối với trẻ em. Cũng dựa trên việc quan sát ở các điểm TĐC, xung quanh các hộ gia đình đều có rác vứt bừa bãi. Mặc dù chưa có xe chở rác, nhân viên vệ sinh mơi trường như ở thành phố, nhưng

trẻ em nhỏ tại các hộ gia đình TĐC cũng khơng có khơng gian để vui chơi, điều này ảnh hưởng đến môi trường sống lành mạnh, hợp vệ sinh, an toàn cho sức khỏe và ảnh hưởng đến mỹ quan chung của cộng đồng.

Đối với các hộ gia đình TĐC nói chung, và các hộ có con trong độ tuổi đi học nói riêng vấn đề chăm sóc sức khỏe - thực hiện kế hoạch hóa gia đình vẫn chưa được đảm bảo. Vấn đề chăm sóc sức khỏe chưa thực sự được quan tâm đối với các hộ dân TĐC. Họ khơng có khái niệm đi khám sức khỏe định kỳ. Ngay cả khi ốm đau, họ cũng không ra trạm y tế khám. Vì quan điểm của họ là đi khám, mua thuốc sẽ mất tiền, tiền đó để sử dụng cho mục đích khác thiết thực hơn, cịn ốm đau thì để sau một thời gian tự sẽ khỏi. Con em các hộ gia đình này phần lớn cũng khơng đi tiêm phịng đúng theo quy định mặc dù đã được cán bộ phụ trách dân số kế hoạch hóa gia đình của trạm y tế đến từng nhà tuyên truyền, vận động. Vì phần lớn người dân TĐC cho rằng những việc này là không cần thiết, trước đây họ không được tiêm phịng nhưng vẫn có thể sống khỏe đến bây giờ. Một số hộ gia đình TĐC chưa thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đặc biệt là những hộ gia đình hai vợ chồng cịn rất trẻ, họ vẫn sinh rất nhiều con và khơng có điều kiện chăm sóc con chu đáo. Ví dụ, tại điểm TĐC thơn An Thịnh có một gia đình hai vợ chồng sinh năm 1990 nhưng có 04 con nhỏ (với số tuổi các con lần lượt là 7 tuổi, 6 tuổi, 3 tuổi và 6 tháng tuổi). Tiến hành PVS với cán bộ hội phụ nữ thôn An Thịnh, cô cho biết: “Nhà vợ chồng X

– H cả hai vợ chồng mới có 24 tuổi mà sinh liền 4 đứa con. Sinh liền nhau khơng có người chăm sóc, con cái cũng khơng được trông nom cẩn thận. Hôm H sinh đứa con thứ tư, chồng khơng quan tâm, cịn khơng ra trạm xá để trơng vợ, trơng con. Cơ và cơ V – hội phó hội phụ nữ thơn phải thay nhau đưa cơm và đêm ở đấy trông cho H đến ngày về nhà đấy cháu”. (trích PVS số 8, nữ, 48 tuổi, nghỉ hưu, cao đẳng, đã

kết hôn). Qua đây có thể thấy được rằng , vì chưa thực hiện được chính sách kế hoạch hóa gia đình, nên các hộ TĐC sinh rất nhiều con. Hơn nữa, các em đều trong độ tuổi đến trường nhưng vì điều kiện, hồn cảnh gia đình khó khăn nên cha mẹ khơng thể bảo đảm được chu đáo hoạt động học tập của các em.

Bên cạnh đó, trong các điểm TĐC cũng phát sinh nhiều tệ nạn xã hội như: Trộm cắp vặt, hút thuốc lá, thường xuyên uống rượu bia, có hành vi gây hấn với

nhau, đặc biệt là ở những học sinh bỏ học ở nhà, chưa có việc làm... Cán bộ xã, công an xã đã tổ chức theo dõi và đã nhiều lần bắt quả tang một số người dân TĐC (nam) đánh cờ bạc, chủ yếu là các gia đình đang trong độ tuổi lao động, có con trong độ tuổi đi học. Việc thường xuyên tổ chức, tham gia đánh bạc không chỉ là ngun nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói, vì phần lớn tiền kiếm được đều sử dụng cho việc đánh bạc mà đây còn là nguyên nhân dẫn đến hành vi trộm cắp, ảnh hưởng đến việc học tập của con cái, bạo lực trong gia đình giữa vợ - chồng khi người chồng bị thua bạc. Thực sự đây là một vấn đề cần sớm được giải quyết triệt để tránh gây nên những hậu quả lớn sau này.

Nhìn chung, khi bàn về vấn đề điều kiện sống của các hộ TĐC có con trong độ tuổi đi học thì giáo dục trẻ em là vấn đề quan trọng nhất. Vì vai trị giáo dục con cái là vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình. Giáo dục trước hết là rèn luyện phẩm chất, nhân cách cho con cái. Vì gia đình là mơi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ em. Việc tiếp xúc với các thành viên trong gia đình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của mỗi trẻ em sau này. Thứ hai là vai trò bảo vệ và chăm sóc trẻ em, đảm bảo cho các em có đủ quyền lợi theo đúng cơng ước về quyền trẻ em. Và một vai trò quan trọng nữa là giáo dục tri thức cho trẻ. Tuy nhiên đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)