Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của nhóm học sinh thuộc các hộ
2.4.1 Sự quan tâm của gia đình
Sự quan tâm của gia đình đặc biệt là của bố mẹ thực sự rất quan trọng đối với các em học sinh. Vì gia đình và nhà trường có vai trị song song trong việc giáo dục học sinh.
Trước hết xét về trình độ học vấn của nhóm PHHS TĐC hầu như đều rất thấp. Trong tổng số 95 hộ TĐC tại xã Phúc Thịnh thì trình độ học vấn của PHHS cao nhất là học hết lớp 6, chỉ duy nhất có một người học hết lớp 6, còn lại hầu như là học chưa hết cấp 1. Có 03 hộ khơng biết đọc, biết viết, chỉ biết viết đúng tên của
mình để khi cần kí tên thì viết tên mình vào đó. Hiện nay, chưa có gia đình TĐC nào có con em đỗ đại học, chỉ có 02 trường hợp đỗ trường trung cấp y Tuyên Quang. [số liệu từ PVS số 7, 9]. Do đó gia đình cũng khơng quan tâm đến trình độ học vấn của các em và cũng khơng có ý định cải thiện tình trạng này. Điều này thể hiện mức độ quan tâm của gia đình cịn rất nhiều hạn chế đối với nhóm học sinh này. Bảng so sánh dưới đây sẽ chỉ ra được điểm khác biệt về mức độ quan tâm tới con cái trong gia đình giữa PHHS TĐC và PHHS địa phương:
Bảng 2.5 Bảng so sánh mức độ quan tâm giữa PHHS địa phƣơng và PHHS TĐC
( So sánh 02 trường hợp phụ huynh của học sinh lớp 1)
Mức độ quan tâm của PHHS địa phƣơng
(Chị H, 31 tuổi, PHHS lớp 1)
Mức độ quan tâm của PHHS TĐC
(Chị H, 24 tuổi, PHHS lớp 1)
Chuẩn bị đồ ăn sáng cho con hoặc đưa con đi ăn sáng, đưa con đi học
Khi đến đón con hỏi cơ giáo về bài tập về nhà mà con phải làm và chuẩn bị trước bài hôm sau
Ngồi hướng dẫn, dạy con học bài. Có vấn đề gì chưa rõ gọi điện cho GVCN để hỏi.
Cho con tham gia các buổi học ôn, học ngoại khóa ngồi giờ đầy đủ
Tham gia họp phụ huynh đầy đủ và đóng góp đầy đủ các khoản trên lớp
Thường xuyên, chủ động hỏi GVCN về tình hình của con ở lớp, những mặt mạnh, yếu của con và đặc biệt là kết quả học tập của con trên lớp.
Không cho con ăn sáng, nếu ở nhà có đồ ăn con mới được ăn sáng, con tự đi bộ đi học cùng các bạn học sinh TĐC khác
Khơng đến đón con, con tự đi bộ về
Không dạy con học bài, con tự học hoặc khơng học bài ở nhà. Vì bố mẹ cũng không biết để dạy con
Thỉnh thoảng, lúc đi học, lúc nghỉ
Thường xuyên không tham gia họp phụ huynh, khơng đóng góp đầy đủ
Không chủ động hỏi GVCN về kết quả học tập của con. Thường lảng tránh giáo viên, giáo viên phải chủ động liên lạc để cho biết kết quả học tập.
Bảng 2.5 là kết quả so sánh và phân tích từ hai cuộc PVS đối với hai PHHS lớp 1 tại trưởng tiểu học Phúc Thịnh (một PHHS TĐC và một PHHS tại địa phương), từ kết quả thơng tin thu được có thể chỉ ra được sự khác biệt lớn giữa hai PHHS về mức độ quan tâm đến con em. Trong khi PHHS địa phương luôn chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho con đến trường, tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh của con, ln chủ động hỏi cơ giáo về tình hình học tập và kết quả học tập của con, đồng thời cũng luôn nhắc nhở và chỉ bảo con học bài và làm bài ở nhà. Trong khi đó PHHS TĐC thì hồn tồn ngược lại, mặc dù con cịn nhỏ nhưng chưa hề có sự quan tâm, chăm sóc cho con.
Mức độ quan tâm của gia đình cịn hạn chế cùng với trình độ học vấn của cha mẹ còn thấp cũng là một nguyên nhân đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động học tập của nhóm học sinh TĐC. Trước hết là ảnh hưởng đên ý thức và kết quả học tập của các em. Vì ngồi thời gian học trên lớp được các thầy cơ chỉ bảo, dạy dỗ thì phần lớn thời gian cịn lại các em phải tự học ở nhà dưới sự quản lý, dạy dỗ của bố mẹ. Tuy nhiên, hầu hết ở các gia đình TĐC thì bố mẹ đều chưa làm trịn vai trị giáo dục này. Điểm đặc biệt là hầu hết PHHS TĐC cũng khơng có khả năng dạy con học ở nhà. Một PHHS lớp 1 khi được hỏi về việc có thường xuyên dạy con học ở nhà khơng thì tác giả nhận được câu trả lời rằng: “Nó học lớp 1 thơi nhưng cơ
có biết cái gì đâu mà dạy nó, tốn cơ khơng biết làm. Có hơm có bài tốn nó hỏi cơ khơng biết, bảo chờ bố về dạy. Nhưng bố đi đánh bạc đến đêm còn chưa về. Con ở nhà chờ bố lâu, bài khơng làm được cứ ngồi khóc” (trích PVS số 12, nữ, 42 tuổi, ở
nhà, 4/12, đã kết hôn). Hơn nữa, trong các cuộc PVS với nhóm giáo viên, các thầy cô cũng chỉ ra được điều này: “Các thầy cô cũng phải thường xuyên nhắc nhở, đôn
đốc các em học bài, thường xuyên kiểm tra vở ghi và hướng dẫn học sinh ghi chép bài vì các em thường xun khơng ghi chép bài trong lớp, về nhà không học bài và làm bài tập về nhà, cha mẹ các em hầu như cũng không quan tâm đến việc ghi chép bài, học bài của các em mà phó mặc hồn tồn cho nhà trường, cho các thầy cô”
(trích PVS số 1, nữ, 50 tuổi, hiệu trưởng, đại học, đã kết hơn). Ngồi ra, hầu như các hộ gia đình TĐC ít khi đến họp phụ huynh cho con, họ cũng không quan tâm
đến kết quả học tập của con em mình ở lớp ra sao, họ chỉ đến khi nào được nhận tiền hỗ trợ hộ nghèo.“Trong đó có nhiều gia đình chỉ chờ thụ hưởng, khơng có khái
niệm tham gia đóng góp cho xã hội, những gia đình này khơng bao giờ đi họp phụ huynh nhưng khi nghe thấy thơng báo đến nhận tiền chính sách thì họ đến ngay và đến rất đủ” (trích PVS số 1, nữ, 50 tuổi, giáo viên, đại học, đã kết hôn). Cũng theo
thông tin thu được từ một GVCN lớp 8 thì có trường hợp một em học sinh TĐC nghỉ học quá nhiều, kết quả học tập ở lớp rất thấp, em phải thi lại một số mơn học. Vì vậy, GVCN đã gọi điện mời phụ huynh đến gặp. Tuy nhiên PHHS không hề đến và cô đã phải sử dụng lý do là đến trường nhận tiền hỗ trợ thì mới có thể gặp được PHHS đó. Vì chưa có PHHS nào chủ động hỏi thầy cô về kết quả học tập của con cái, thầy cô thường phải chủ động trong việc đó.
Ngồi ra, mức độ quan tâm của gia đình cũng ảnh hưởng nhiều đến tình trạng nghỉ học của nhóm học sinh TĐC. Cha mẹ chỉ cần biết là con mình có đến lớp, chứ không quan tâm đến việc ở lớp con học gì và làm gì. Ví dụ một trường hợp học sinh lớp 9, như đã nói ở trên trong năm học 2012 – 2013 em đã nghỉ 18 buổi/năm. Trong 18 buổi nghỉ đó có một thời gian em nghỉ khơng phép 7 buổi học liên tục. Nhà trường và thầy cô thực sự rất lo lắng, đã đến tận nhà em để tìm hiểu nguyên nhân. Nhưng thực sự cha mẹ khơng biết con mình nghỉ học. Họ vẫn nghĩ rằng con mình đi học đầy đủ, và cũng khơng hề biết là nếu khơng đến lớp con mình sẽ đi đâu. Và dĩ nhiên là cha mẹ cũng khơng quan tâm xem con mình đi đâu và làm gì. Sau đó, thầy cơ giáo và bạn bè trong lớp kết hợp cùng theo dõi, tìm hiểu. Cuối cùng phát hiện ra em học sinh này hàng ngày cũng vẫn mang cặp sách đi học, nhưng không vào lớp mà ra trốn ra khu đồi phía sau trường học ngủ hoặc có hơm em rủ luôn cả em trai nghỉ học và trốn ra đấy chơi. Cứ đến giờ các bạn khác đi học về thì em cũng về nhà bình thường. Một tuần sau khi bị thầy cơ bắt gặp, khuyên giải và thậm chí là mua quà “nịnh” em mới quay lại lớp học. Gia đình coi như đó là chuyện bình thường và khơng can thiệp đến. Cịn một số gia đình khi con cái bỏ học thì chỉ hỏi han cho qua rồi cũng không khuyên nhủ con quay lại trường học. “Lúc
gì, tiền thì bố tồn đi đánh bạc, lấy đâu tiền nộp học. Đấy nó bảo bỏ học, khơng thích đi học nữa thì cơ cũng chỉ biết bảo thế. Kệ nó thơi” (trích PVS số 12, nữ, 42
tuổi, ở nhà, 4/12, đã kết hơn). Như vậy có thể thấy là việc cha mẹ khơng quan tâm, giám sát con cái mình, khơng nhắc nhở các em về ý thức đi học cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghỉ học, bỏ học của nhóm học sinh này.
Nhìn chung, sự thiếu quan tâm của gia đình là một trong những ngun nhân chính ảnh hưởng đến tình trạng kết quả học tập trung bình, yếu của nhóm học sinh TĐC; đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghỉ học tự do, bỏ học của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC.