Nguồn lực vật chất và khả năng tài chính của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 86 - 89)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.3.1 Nguồn lực vật chất và khả năng tài chính của địa phương

3.3.1.1 Nguồn lực:

Nguồn lực Thuận lợi (đóng góp)

Chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo (theo nghị định 49 của Chính Phủ) [29]

Hiện nay các học sinh TĐC thuộc hộ nghèo, cận nghèo trong xã đang được hỗ trợ như sau:

 Học sinh thuộc hộ nghèo được miễn học phí, được hỗ trợ mỗi tháng 70.000 đồng chi phí cho học tập

 Học sinh thuộc hộ cận nghèo được giảm ½ tiền học phí

 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học để trẻ em nói chung và trẻ em con hộ nghèo, cận nghèo và hộ dân tộc thiêu số nghèo nói riêng có điều kiện học tập thuận lợi

Quyết định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư thủy điện Tuyên Quang (Quyết định số 1766/ QĐ – TTg ngày 10/10/2011 của Thủ tướng Chính Phủ) [30]

Đây là chính sách hỗ trợ chung cho các hộ TĐC thuộc dự án

thủy điện Tuyên Quang:

 Đầu tư khai hoang, kiến thiết đồng ruộng: hỗ trợ công khai phá là 360.000 đồng/360m2

; hỗ trợ đầu tư xây dựng kiến thiết đồng ruộng không quá 55.000.000 đồng/ha

 Đầu tư hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho hộ TĐC: Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động tại chỗ: Thời gian đào tạo 01 tháng, mức hỗ trợ là 450.000 đồng/người; Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động để làm việc tại khu công nghiệp: Thời gian đào tạo 03 tháng, mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người/tháng; Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động để xuất khẩu: Thời gian đào tạo 03 tháng, mức hỗ trợ là 550.000 đồng/người/tháng; Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề cho lao động có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên, mức hỗ trợ là 275.000 đồng/người/tháng; Hỗ trợ tiền ăn: 15.000 đồng/ngày thực học/người; Hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề cách xa nơi cư trú từ 15 km trở lên

 Hỗ trợ một lần kinh phí khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư, kinh phí mua phân bón, giống…Mức hỗ trợ khơng q 5.000.000 đồng / hộ.

 Hỗ trợ lãi xuất vốn vay cho các hộ tái định cư có nhu cầu vay vốn từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh để trồng rừng, phát triển chăn nuôi, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Mức hỗ trợ là 50% lãi suất tiền vay theo hợp đồng tín dụng

Tạo điều kiện để các hộ gia đình TĐC phát triển kinh tế, sản xuất, ổn định đời sống…

Quỹ hỗ trợ cho người nghèo

(Tại địa phương và các quỹ hỗ trợ người nghèo khác ngoài tỉnh)

 Hiện tại địa phương đang xây dựng, duy trì, quản lý tốt quỹ người nghèo; tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất,

tập huấn kỹ thuật sản xuất; huy động cán bộ, đảng viên, nhân dân và cộng đồng dòng họ giúp các hộ nghèo làm nhà, sửa nhà; đảm bảo các hộ nghèo có nhà ở ổn định an tâm sản xuất, ổn định đời sống.

 Các hộ gia đình TĐC thuộc hộ nghèo cũng nhận được sự hỗ trợ của quỹ này. Một hộ TĐC thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách đã được Quỹ Thiện Tâm kết hợp với quỹ “Vì người nghèo” của địa phương hỗ trợ làm nhà...

Nhà văn hóa xã, thơn

 Xã có 01 nhà văn hóa, mỗi thơn đều có nhà văn hóa riêng, rất gần với nơi ở của các hộ gia đình TĐC

 Nhà văn hóa được xây dựng mới theo đúng tiêu chuẩn: nhà văn hóa xã rộng, có sân khấu rộng, bảng, bàn ghế, phơng, có hệ thống âm thanh, ánh sáng… Nhà văn hóa thơn rộng, có bảng, bàn ghế… thuận tiện cho các buổi sinh hoạt.

 Cung cấp địa điểm miễn phí để thảo luận, họp bàn, tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền, giáo dục cho người dân TĐC và nhóm học sinh

Đất đai

 Tại địa phương có diện tích đất đai rộng, cịn nhiều diện tích đất chưa được khai phá, khai hoang. Tạo điều kiện cung cấp thêm nguồn lực đất đai cho các hộ TĐC có thể trồng trọt, sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình

 Ngoài đất ở và đất sản xuất đã nhận từ khi mới xuống TĐC thì hiện nay các hộ gia đình TĐC đã được phân thêm đất rừng (2.400 m2 / khẩu), tạo việc làm, tăng thêm nguồn lực để phát triển kinh tế, giúp thoát nghèo

Đường sá

 Hệ thống đường sá được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu

 Trục đường chính từ hai thôn An Thịnh và An Quỳnh đến các trung tâm hành chính của địa phương (UBND, trường học, trạm y tế…) được dải nhựa, có đường bê tơng đến từng điểm TĐC, tạo điều kiện thuận tiện cho học sinh thuộc các hộ TĐC đến trường. Vì hầu hết học sinh thuộc các hộ TĐC học tiểu học và THCS khơng có phương tiện đi học, đều phải đi bộ đến trường.

3.3.1.2 Trở ngại:

Bên cạnh những thuận lợi của nguồn lực vật chất, nguồn kinh phí sẵn có trong cộng đồng địa phương, vẫn còn tồn tại một số trở ngại cần lưu ý như sau:

Thứ nhất là trở ngại trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước, địa

phương đối với các hộ gia đình TĐC và các em học sinh, đó là:

 Chỉ một số học sinh thuộc các hộ TĐC được hưởng chính sách hỗ trợ giáo dục dành cho con em hộ nghèo, hộ cận nghèo. Cịn lại phần lớn học sinh TĐC có hồn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn nhưng gia định khi xét không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo cũng không được hưởng hỗ trợ.

 Phần lớn các hộ gia đình TĐC chưa tận dụng được các chính sách hỗ trợ, vẫn cịn thụ động, chưa chịu khó lao động, sản xuất, chỉ muốn nhận hỗ trợ trực tiếp.

Thứ hai là tại địa phương vẫn còn một số nguồn lực vật chất còn hạn chế đối

với các hộ dân địa phương nói chung và các điểm TĐC nói riêng. Ví dụ như nguồn nước sạch sử dụng trong sinh hoạt còn thiếu thốn. Vì nước sạch và vệ sinh môi trường cũng là một trong những vấn đề tồn tại trong địa bàn các hộ gia đình TĐC sinh sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 86 - 89)