Điều kiện học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 62 - 64)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của nhóm học sinh thuộc các hộ

2.4.2 Điều kiện học tập

Từ kết quả quan sát tại gia đình các em và thơng tin từ PVS với PHHS và bản thân các em có thể kể đến một số khó khăn, thiếu thốn trong học tập của nhóm học sinh TĐC như sau:

Trước hết các em khơng có đủ đồ dùng học tập: Hầu như các em học sinh TĐC còn thiếu rất nhiều đồ dùng học tập cần thiết cho việc học và làm bài. Quan sát tại gia đình các em cho thấy đồ dùng học tập của nhóm học sinh chỉ có mỗi bút viết, cịn lại đều khơng được chuẩn bị chu đáo như các em học sinh khác. Các em còn thiếu rất nhiều đồ dùng học tập khác như: thước kẻ, bút chì, tẩy, eke, bút màu… Các em chưa có đủ sách, vở học trên lớp và sách tham khảo. Nhiều em học sinh không chuẩn bị sách, vở khi đến lớp, khơng có sách giáo khoa học, khơng có vở để ghi bài. Nhà trường và các thầy cô giáo trong trường phải thường xuyên chuẩn bị sách vở cho các em.

Về phương tiện đi học khơng có, nhiều em khơng có xe đạp mà phải đi bộ đi học, dẫn đến tình trạng đi học muộn, nghỉ học…Trang phục đến lớp khơng có, khơng có đồng phục, mặc quần áo khơng sạch sẽ, không đúng quy định khi đến lớp. Đặc biệt vào mùa đơng các em khơng có đủ quần áo ấm để mặc đi học. Ngồi ra các em cũng chưa có góc học tập ở nhà. Sau khi tiến hành quan sát môi trường học tập ở nhà của nhóm học sinh TĐC, cụ thể là tiến hành quan sát 18 gia đình có con em trong độ tuổi đi học tại điểm TĐC thôn An Thịnh. Kết quả là 100% các em đều

khơng có góc học tập riêng. Một số em học sinh sử dụng luôn bàn uống nước của gia đình làm bàn học, một số sử dụng ghế làm bàn và ngồi dưới sàn để viết, có một số em thì ngồi học trên giường. Các em khơng có khơng gian riêng để học, điều đó ảnh hưởng đến khả năng tập chung và chất lượng học tập ở nhà của các em. “Cô nhận thấy việc chuẩn bị, sắp xếp góc học tập cho các em chưa phù hợp, chỗ học không đảm bảo ánh sáng, có em dùng bàn uống nước làm bàn học, có em lại dùng ghế để làm bàn... hầu như là cha mẹ các em khơng chuẩn bị góc học tập cho con”

(trích PVS số 4, nữ, 45 tuổi, giáo viên tiểu học, đại học, đã kết hôn). Đây cũng là mối lo lắng của rất nhiều thầy cô sau khi đến thăm nhà học sinh.

Ngồi ra, việc đóng góp các khoản theo quy định của trường lớp như: học phí, xã hội hóa giáo dục và quỹ lớp, xây dựng…là rất khó khăn đối với nhóm học sinh TĐC. Qua cuộc PVS với hiệu trưởng trường THCS Phúc Thịnh,chúng tơi đã có được thơng tin rằng một số năm nhà nước, nhà trường khơng thu được học phí của nhóm học sinh TĐC này, dẫn đến tình trạng thất thu. Cịn các khoản đóng góp, xây dựng ở trường thì gia đình cũng khơng đóng cho các em. Trường, lớp cũng khơng có cách nào thu được của PHHS và đành chấp nhận như vậy. Do hồn cảnh gia đình khó khăn, khơng có đủ tiền cho các em đóng góp các khoản thu ở lớp. Đặc biệt khi học lên THPT số tiền các em phải đóng cũng khá nhiều, bao gồm tiền học phí, xây dựng, quỹ lớp, khuyến học, xã hội hóa giáo dục, bảo hiểm y tế, tiền học ôn bắt buộc, tiền mua sách vở cũng nhiều hơn…Một em học sinh đã chia sẻ rằng: “Lên cấp

ba em phải đóng nhiều tiền lắm chị ạ. Tiền quỹ lớp, học phí, khuyến học, và nhiều nhất là tiền học ôn bắt buộc vào buổi chiều, em phải đóng hơn 2 triệu liền. Khơng có tiền đóng học nên em bỏ học. Sau đó thì thầy giáo chủ nhiệm cũng gọi điện về nhà em, thầy đến nhà bảo em đi học lại. Nên nghỉ được hai tháng thì em lại đi học tiếp. Nhưng vẫn phải nộp nhiều khoản tiền, nhà khơng có tiền em lại nghỉ tiếp”

(trích PVS số 18, nữ, 17 tuổi, học sinh, 11/12, chưa kết hôn). Do đó khi gia đình khơng có tiền cho học sinh đóng góp các khoảng thu ở trường nên dẫn đến tình trạng các em nghỉ học tạm thời, bỏ học.

Việc thiếu thốn các điều kiện để hỗ trợ cho học tập này ảnh hưởng rất lớn đến các em. Trước hết là ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em, ngồi ra cịn ảnh hưởng đến sự hòa nhập của các em ở trường. "Theo cơ thì vấn đề nghỉ học tự do

và thiếu thốn đồ dùng học tập, sách vở là cần đưa ra giải quyết ngay. Vì các em có đi học đều mới lĩnh hội được đầy đủ kiến thức của chương trình học; và việc các em chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập thì mới có đủ điều kiện hồn thiện hết các bài tập, bài làm, có sách thì các em mới có cái để học, để đọc ở nhà, ở lớp, mới lĩnh hội được kiến thức một cách dễ dàng hơn. Nếu khơng có sách để theo dõi chỉ ngồi nghe cơ giáo giảng thì rất khó hiều” (trích PVS số 5, nữ, 45 tuổi, giáo viên tiểu học,

đại học, đã kết hơn). Đây cũng chính là lo lắng của rất nhiều giáo viên khi chứng kiến hoàn cảnh sống, điều kiện học tập thiếu thốn của các em học sinh. Vì thầy cơ là người hiểu rõ nhất những hậu quả mà những khó khăn, thiếu thốn này ảnh hưởng đến hoạt động học tập của các em.

Nguyên nhân dẫn đến những thiếu thốn trong điều kiện học tập chính là do hồn cảnh gia đình các em q khó khăn, gia đình khơng đủ điều kiện để chuẩn bị, chăm lo đầy đủ cho các em. Do kinh tế gia đình q khó khăn nên họ sử dụng đồng tiền kiếm được để giải quyết vấn đề ăn uống trước, còn những vấn đề khác họ không thể giải quyết được cùng lúc. Một lý do khác là gia đình chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Họ coi nhẹ việc chuẩn bị tốt các đồ dụng học tập, sách vở, trang phục và phương tiện cũng như góc học tập... cho con ở nhà. Vì hầu hết họ sử dụng đồng tiền vào những mục đích khác mà họ cho là thiết thực hơn, ví dụ như mua sắm xe, điện thoại, hay ti vi... Có nhiều gia đình thì bố thường sử dụng tiền để đi đánh bạc, lô đề, tụ tập ăn uống với bạn bè, về quê cũ chơi... Họ chưa sử dụng đồng tiền kiếm được để hỗ trợ về học tập cho con cái.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)