Các thiết chế, tổ chức chính trị xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 89 - 92)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.3.2 Các thiết chế, tổ chức chính trị xã hội:

3.3.2.1 Nguồn lực:

Các thiết chế/ tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội trong cộng đồng là nguồn lực không thể thiếu trong hoạt động hỗ trợ. Dưới đây là một số nguồn lực thuộc hệ thống này có thể tham gia vào quá trình hỗ trợ:

Nguồn lực Thuận lợi (Đóng góp)

UBND xã

Phúc Thịnh

 Kết nối các hộ gia đình nghèo, cận nghèo nói chung và các hộ gia đình TĐC đến với các chính sách hỗ trợ của nhà nước và địa phương

 Kêu gọi mọi người dân địa phương tham gia vào kế hoạch ủng hộ

 Đóng góp nhiều ý kiến chỉ đạo, góp ý trong việc thảo luận, cân đối nhu cầu, đánh giá nguồn lực và kế hoạch trợ giúp

 Hỗ trợ kinh phí, địa điểm (nhà văn hóa) để sinh hoạt, tập huấn, thảo luận…

 Tham gia vào một số hoạt động trợ giúp cụ thể trong kế hoạch hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC

Phịng giáo dục huyện Chiêm Hóa

 Cung cấp thông tin, kết nối học sinh và PHHS với các chính sách, văn bản, quy định của nhà nước và địa phương về giáo dục và các chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh (đặc biệt là học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo)

 Cung cấp thông tin, cho ý kiến chỉ đạo, góp ý với phía nhà trường, giáo viên, PHHS và học sinh

 Có thể tham gia vào một số hoạt động cụ thể trong kế hoạch hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC.

Nhà trường (Chính sách hỗ trợ của trường, vai trò giáo dục, thư viện trường…)

 Nhà trường là nguồn lực chính đóng vai trị quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh, cải thiện trình độ học vấn nói chung và cụ thể hơn là đóng vai trị hỗ trợ chính trong việc cải thiện kết quả học tập của nhóm học sinh TĐC, đồng thời nâng cao nhận thức cho các em

 Nhà trường đã có nhiều hoạt động, chương trình hỗ trợ cho nhóm học sinh TĐC như: ủng hộ sách, vở, quần áo cũ

“Hàng năm cứ vào đầu năm học là tặng các em vở viết, ưu tiên được mượn sách giáo khoa học tập, tặng quà vào dịp tết nguyên đán, miễn các khoản phải đóng góp cho những học sinh có hồn cảnh khó khăn, phân cơng các giáo viên thường xuyên quan tâm, giúp đỡ” (trích PVS số 1, nữ, 50 tuổi, giáo viên, đại học, đã kết hôn).

 Phát động phong trào “vòng tay bạn bè”, mỗi học sinh ủng hộ từ 3000 – 5000 đồng trở lên để giúp đỡ các bạn học sinh TĐC

 Tổ chức các lớp học ôn cho các học sinh kém trong đó có học sinh TĐC

 Thư viện trường cũng là một nguồn lực quan trọng. Vì các em học sinh thuộc hộ nghèo có thể mượn sách giáo khoa tại thư viện trường, phục vụ cho việc học, vì rất nhiều em khơng có tiền mua sách đi học.

Hội khuyến học tại địa phương

(trường, xã,

 Tại địa phương hiện đang có 14 chi hội khuyến học (gồm 03 trường và 11 thôn trên địa bàn xã) với 1255 hội viên, hội khuyến học đang hoạt động rất tốt, thường xuyên

 Kêu gọi mọi người cùng tham gia

 Hỗ trợ khen thưởng, học bổng cho học sinh nghèo học khá, giỏi, đỗ đại học, cao đẳng

 Hội viên hội khuyến học có thể cung cấp thơng tin, đưa ra góp ý hữu ích và có thể tham gia vào một số hoạt động của kế hoạch hỗ trợ.

3.3.2.2 Trở ngại:

Có thể kể đến một số trở ngại đối với nhóm nguồn lực này như sau:

 Đối với UBND xã Phúc Thịnh cịn hạn chế về các chính sách hỗ trợ và thời

gian. Vì ngồi việc hỗ trợ cho đối tượng là học sinh và các hộ gia đình TĐC thì cịn phải trợ giúp cho rất nhiều đối tượng yếu thế khác trong địa phương như: các đối tượng chính sách xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, các hộ thuộc diện chính sách… Ngồi ra do tính chất cơng việc họ cũng khơng thể dành q nhiều thời gian cho hoạt động trợ giúp.

 Về phía nhà trường, mặc dù đã có một số hoạt động giúp đỡ cho học sinh

TĐC nhưng khơng duy trì được lâu. Do khơng thể huy động được mãi sự trợ giúp về vật chất của các học sinh địa phương dành cho các học sinh thuộc hộ TĐC. Sự hỗ trợ về vật chất này còn nhiều hạn chế: chỉ hỗ trợ được một số lượng nhỏ học sinh TĐC.

 Hội khuyến học nguồn kinh phí cịn ít, hoạt động chính của hội chủ yếu tập

trung đến việc khen thưởng các học sinh khá, giỏi, đỗ đại học. Chưa có hoạt động hỗ trợ nào khác đối với học sinh nghèo, hồn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 89 - 92)