Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
2.3 Thực trạng hoạt động học tập của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC
con cái. Có thể nhận thấy việc duy nhất mà các hộ cho rằng nên làm cho con cái chính là lo đủ bữa ăn cho con. Còn lại tất cả mọi việc liên quan đến giáo dục con cái đều giao phó cho nhà trường, cho thầy cơ, cịn PHHS thì khơng có trách nhiệm.
Những vấn đề trong giáo dục trẻ em, hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ TĐC còn tồn tại rất nhiều bất cập. Đây là nội dung nghiên cứu chính của luận văn nên sẽ được đề cập chi tiết, rõ nét hơn ở các mục sau.
2.3 Thực trạng hoạt động học tập của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC đình TĐC
2.3.1 Ý thức học tập và kết quả học tập:
Phân tích từ các nguồn thơng tin thu được thì vấn đề ý thức học tập và kết quả học tập của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC cịn tồn tại nhiều bất cập.
Trước hết nói về ý thức học tập trên lớp và ở nhà của nhóm học sinh TĐC cần lưu ý đến một số vấn đề đó là tình trạng một bộ phận các em học sinh TĐC, chủ yếu là học sinh tiểu học và THCS không chú ý nghe giảng, đi lại tự do trong lớp học và không học bài, làm bài tập ở nhà.
Thứ nhất là ý thức học tập ở trên lớp, khi được hỏi về vấn đề này một cô giáo
cho biết: “Rất nhiều em có thói quen tự do như nói tự do trong lớp, đi lại tự do trong giờ học và nghỉ học tự do; ý thức ghi chép bài, ý thực tự học chưa cao” (trích
PVS số 1, nữ, 50 tuổi, giáo viên, đại học, đã kết hơn). Ngồi ra, các PVS khác tiến hành với nhóm giáo viên trong trường, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm cũng chứng tỏ điều này. Hầu như các em cịn có thói quen tự do trong giờ học, và ý thức học tập thực sự không cao. Đây là vấn đề đáng lo ngại trong việc tiếp thu kiến thức trên lớp của các em. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC.
Thứ hai là ý thức học tập ở nhà, ngồi giờ học chính khóa trên lớp thì ý thức
học tập ở nhà của nhóm học sinh TĐC cũng chưa cao. Theo nhận định của gia đình và chính bản thân các em từ các cuộc PVS đã chỉ ra điều đó. Trong một lần PVS, khi được hỏi về thời gian học và chuẩn bị bài ở nhà, một em học sinh TĐC đã trả lời rằng: “Buổi tối ở nhà em ít học bài lắm. Chiều đi làm về mệt không muốn học bài.
Em toàn nằm xem phim hoặc chơi điện tử ở máy điện thoại của chị thôi. Cũng do là em lười học nữa chị ạ” (trích PVS số 18, nữ, 17 tuổi, học sinh, 11/12, chưa kết
hôn). Điều này thể hiện ở ý thức tự giác học và làm bài ở nhà của bản thân các em còn kém. Mặt khác, hầu hết các em học sinh TĐC đều sinh ra trong những gia đình có hồn cảnh khó khăn, thiếu thốn, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến ý thức học tập của các em. Vì các em khơng có điều kiện chuẩn bị cho mình sách, tài liệu tham khảo ở nhà, không được đi học thêm, cũng khơng có những cơng cụ hỗ trợ khác cho việc học ở nhà như từ điển, máy tính, máy vi tính… Hơn nữa, các em cũng khơng có thời gian để học bài ở nhà. Buổi sáng các em đi học, buổi chiều thường giúp gia đình những cơng việc ngồi đồng ruộng hoặc đi làm thuê cùng bố mẹ, buổi tối sau khi làm việc nhà xong thì hầu như các em đều mệt và khơng có tâm trạng để học,
các em chỉ muốn được nghỉ ngơi sau một buổi làm việc vất vả. Đồng thời, bố mẹ cũng không hề nhắc nhở, đôn đốc các em học bài ở nhà. Do đó mới diễn ra tình trạng học bài, làm bài và chuẩn bị bài ở nhà chưa tốt như vậy.
Kết quả học tập ở trường đang là vấn đề đáng lo ngại đối với nhóm học sinh thuộc các hộ TĐC này. Ở trên lớp một số em đã không tập trung chú ý nghe giảng, về nhà cũng chưa có ý thức học bài và làm bài. Từ việc không tiếp thu được bài, không đủ điều kiện để tự học ở nhà chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập kém hơn của các em so với các bạn khác trong lớp. Do đó, kết quả học tập ở trường chỉ ở mức trung bình hoặc kém cũng là một tình trạng rất cấp bách đối với nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC. Tình trạng này xảy ra ở cả ba cấp học. Một số PVS với các giáo viên trong trường đã chỉ ra điều này: “Về kết quả học tập thì trong khi các học sinh địa phương tỉ lệ đạt khá, giỏi thường ở mức 70% so với số học sinh trong lớp, còn học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư chỉ ở mức trung bình, yếu, thỉnh thoảng có kì may mắn mới có học sinh tiên tiến” (trích PVS số 5,
nữ, 45 tuổi, giáo viên tiểu học, đại học, đã kết hôn). Hay một giáo viên khác đã nhận định: “So với các em học sinh thuộc các gia đình sở tại thì học sinh thuộc các
hộ tái định cư có một số khác biệt như: Nhận thức chậm hơn, tiếp thu bài cô giảng kém hơn so với các em khác. Kết quả học tập kì vừa rồi các em đều đạt mức trung bình hết” (trích PVS số 4, nữ, 48 tuổi, giáo viên tiểu học, đại học, đã kết hôn). Đây
là những nhận xét của một số giáo viên chủ nhiệm về kết quả học tập của nhóm học sinh TĐC khi được tiến hành PVS. Ngồi việc nhận định về kết quả học tập trung bình của các em học sinh TĐC thì các giáo viên này cũng khẳng định rằng phần lớn các em đều nhận thức chậm, tiếp thu bài giảng kém hơn nhiều so với các học sinh khác ở địa phương. Sau khi xem xét các tài liệu thu được tại trường học và tiến hành thảo luận nhóm, PVS với nhóm giáo viên trong trường thì thu được kết quả rằng: Số học sinh TĐC đạt học sinh giỏi hầu như khơng có; học sinh khá chiếm khoảng 1/10 trên tổng số học sinh TĐC, cịn lại chủ yếu đạt ở mức trung bình và yếu. Thực tế là tình trạng kết quả học tập trung bình, yếu của nhóm học sinh TĐC tồn tại ở hầu hết các cấp học, và ở đồng đều trong các lớp.
nhận thấy rằng: Mặc dù so với thời gian đầu mới xuống kết quả học tập có tiến bộ hơn, tỷ lệ thi lại có ít hơn nhưng điểm số của các em vẫn rất thấp, chỉ đạt ở mức trung bình, yếu. Theo những số liệu thu được từ kết quả học tập của các em ở trường tại ba cấp học thì điểm tổng kết của nhóm học sinh này trong năm học 2012 - 2013 chỉ đạt mức trung bình từ 5,0 – dưới 6,5 và do điểm số của nhiều môn học dưới 4,0 cộng với ý thức học tập chưa cao nên hầu như các em đều chỉ đạt hạnh kiểm trung bình hoặc khá. Xin đưa ra phân tích một ví dụ cụ thể để thấy rõ hơn được vấn đề này. Khi xem xét sổ điểm tại lớp 9 của trường THCS Phúc Thịnh (trong lớp có 04 em học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC), có thể thấy được bảng điểm năm học 2012 – 2013 của nhóm 04 em học sinh này tại trường THCS Phúc Thịnh như sau:
Bảng 2.4: Bảng điểm một số học sinh TĐC tại lớp 9A trƣờng THCS Phúc Thịnh năm học 2012 - 2013 Môn học Em N.T.B Em H.T.B Em N.T.K Em N.V.V Kì 1 Kì 2 Kì 1 Kì 2 Kì 1 Kì 2 Kì 1 Kì 2 Tốn 3.7 3.5 3.1 4.4 5.0 5.0 3.4 4.5 Vật lý 4.6 5.8 4.8 5.2 5.2 4.8 5.0 5.3 Hóa học 3.4 3.9 3.8 4.5 4.5 4.8 4.6 5.1 Sinh học 5.1 4.8 5.0 4.3 6.1 6.4 5.7 5.4 Văn học 4.9 5.4 5.1 5.5 5.5 5.9 4.6 5.3 Lịch sử 5.1 4.8 4.5 4.4 5.5 6.1 5.8 5.5 Địa lý 5.7 3.9 4.3 5.0 6.0 6.6 4.7 5.3 Tiếng Anh 4.7 3.7 4.1 3.6 6.3 5.7 4.4 3.7 GDCD 6.1 5.7 5.9 5.6 6.9 7.5 6.6 6.1 Công nghệ 7.3 6.6 6.6 6.4 7.0 6.7 6.6 6.0 Thể dục 6.3 7.0 5.7 6.9 6.7 7.2 7.3 7.8 Mỹ thuật 6.4 5.0 6.4 5.0 8.3 6.6 6.3 6.4 Tổng kết 5.1 5.0 4.7 5.1 5.7 5.6 5.2 5.5
Học lực Yếu TB Yếu TB TB TB Yếu TB
Cả năm 5.0 - TB 5.0 5.6 5.4
Đạo đức Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
(Trích số liệu từ Sổ điểm học sinh lớp 9A, trường THCS Phúc Thịnh, năm học 2012 – 2013)
Nhìn bảng 2.4 có thể thấy điểm của 04 học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC này chỉ đạt ở mức trung bình, chỉ vừa đủ điểm để đạt học lực trung bình cho cả năm học. Trong khi đó có đến 3/4 em học sinh đều có học lực yếu vào học kì I, đây thực sự là những số điểm rất đáng lo ngại. Hầu hết các em đều học kém ở những mơn chính như tốn, vật lý, hóa học và tiếng anh, với số điểm phấy rất thấp như 3.1, 3.4, 3.5 đối với môn tốn; 3.4, 3.5 đối với mơn hóa học, và 3.6, 3.7 đối với môn tiếng anh... Đây là những môn học rất quan trọng đối với các em sau này, đặc biệt là khi học lên THPT thì đây là những mơn chính để các em thi tốt nghiệp cấp III. Điểm số của nhóm học sinh này chỉ đạt mức trung bình, khá đối với một số mơn phụ như: công nghệ, thể dục và mỹ thuật.
Kết quả học tập kém kết hợp với việc hay nghỉ học, ý thức học tập chưa tốt nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hạnh kiểm, đạo đức của nhóm học sinh TĐC. Hầu như các em chỉ đạt mức hạnh kiểm trung bình. Điểm số tổng kết cuối năm và hạnh kiểm vừa đủ điều kiện để xét duyệt lên lớp cho các em học sinh này. Có thể nói rằng, vấn đề ý thức học tập và kết quả học tập thấp, kém của nhóm học sinh TĐC đang là vấn đề đáng lo ngại, và cần được giải quyết nhanh nhất vào lúc này.
2.3.2 Tình trạng nghỉ học, bỏ học và chuyển trường của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC thuộc các hộ gia đình TĐC
2.3.2.1 Tình trạng nghỉ học:
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC thì tình trạng nghỉ học xảy ra ở mức độ thường xuyên và không hề xa lạ đối với các em học sinh này.
Đặc biệt là trong những năm đầu mới chuyển xuống địa điểm TĐC, theo chia sẻ của các giáo viên thì số lượng học sinh TĐC nghỉ học tự do rất nhiều. Môi trường học tập mới, thầy cô, bạn bè mới, phương pháp học tập mới tất cả đều rất lạ lẫm với các em, chính vì vậy các em đi học được một thời gian, số lượng học sinh TĐC nghỉ học ở nhà rất nhiều. Các thầy cô giáo tại địa phương và cán bộ thôn đã phải rất vất vả trong việc vận động các em quay trở lại trường học.“Ôi mấy năm
học, bỏ học tự do và liên tục. Các cô thường xuyên phải đến nhà để vận động, khuyên nhủ các em quay lại trường học” (trích PVS số 2, nữ, 33 tuổi, giáo viên, đại
học, đã kết hôn). Nhiều khi đến vận động các em cũng không chịu quay lại trường, các thầy cô phải đến nhà rất nhiều lần và phải mua quà để “nịnh” học sinh TĐC quay lại trường.
Mặc dù những năm gần đây, tình trạng bỏ học, nghỉ học hàng loạt không diễn ra nữa. Tuy nhiên vấn đề nghỉ học tự do ở một số em học sinh vẫn xảy ra tương đối nhiều. Đặc biệt là ở nhóm học sinh THCS và THPT, các em thường nghỉ học khơng xin phép nhà trường và khơng có lý do chính đáng. Thường là nhóm học sinh này rủ nhau trốn học đi chơi, hoặc do khơng thích, khơng muốn đi học nên nghỉ ở nhà. Phân tích các tài liệu thu được tại một số lớp học thuộc trường THCS Phúc Thịnh chúng ta có thể thấy rõ được tình trạng này. Ví dụ trong năm học 2012 – 2013 có những em học sinh TĐC nghỉ học 18 buổi/ năm, phần lớn số buổi nghỉ đều khơng có phép (14 buổi không phép). Cũng trong năm học này, theo số liệu tổng hợp được thì trung bình mỗi em học sinh TĐC nghỉ từ 5 - 6 buổi trở lên/ năm. Còn trong năm 2013 – 2014, tình trạng nghỉ học của nhóm học sinh này vẫn diễn ra như vậy, dựa vào sổ điểm danh của lớp 8B (có 04 học sinh TĐC) thì tính đến thời
điểm tháng 3/2014 có em đã nghỉ đến 16 buổi, chủ yếu là nghỉ tự do, khơng xin phép; cịn 02 em đã nghỉ 6 buổi. Số buổi nghỉ học tính trung bình cho nhóm học sinh TĐC ở trường THCS này vẫn là 5 buổi/ năm học. Còn đối với học sinh tiểu học chủ yếu là tình trạng nghỉ học tự do vào giờ học ôn buổi chiều ở trường. Một mặt do các em còn nhỏ, mặt khác do các em mới đi học nên rất sợ giáo viên do dó khơng dám nghỉ học tự do vào các giờ học chính khóa, trừ khi gia đình tự cho các em nghỉ đi chơi hoặc về quê.
Tình trạng nghỉ học của nhóm học sinh này chịu tác động rất nhiều từ phía gia đình các em học sinh. Đối với nhóm học sinh tiểu học, tình trạng nghỉ học phụ đạo vào các buổi chiều chủ yếu là do cha mẹ không quan tâm đến việc đưa con đến lớp. “Nói về tình trạng đi học thì các em cịn hay nghỉ học tự do, nghỉ học không xin phép cô giáo, chủ yếu là các giờ học thêm buổi chiều. Tình trạng này diễn ra ở
nhiều lớp chứ khơng riêng gì lớp cơ” (trích PVS số 5, nữ, 45 tuổi, giáo viên tiểu học, đại học, đã kết hôn). Lý do nghỉ học của các em thường khơng có, nếu các em có xin phép giáo viên nghỉ học thì lý do nghỉ cũng chưa thực sự chính đáng. Và cho dù giáo viên khơng đồng ý cho nghỉ thì gia đình vẫn cứ cho con nghỉ học, hoặc học sinh vẫn cứ tự nghỉ không đến trường. Các giáo viên cũng chỉ ra điều này trong các cuộc PVS: “Hơn nữa cha mẹ các em rất hay cho các em nghỉ học tự do ở nhà hoặc
về nghỉ học tự do để về quê cũ chơi, đi ăn cưới... Cô thấy lý do không hợp lý, không đáng để cho các em nghỉ học, mặc dù giáo viên không cho phép nghỉ nhưng các em vẫn nghỉ bình thường.” (trích PVS số 3, nữ, 42 tuổi, giáo viên THCS, đại học, đã kết hôn).
Đây thực sự là một tình trạng đáng lo ngại đối với các em học sinh. Vì nghỉ học nhiều quá không chỉ ảnh hưởng đến xếp loại đạo đức, xét điều kiện lên lớp (nghỉ quá 45 buổi/ năm là khơng được lên lớp) mà cịn đặc biệt ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Vì khơng đi học sẽ khơng tiếp thu được bài mới, không theo kịp các bạn trong lớp và dẫn tới kết quả học tập kém.
2.3.2.2 Tình trạng bỏ học
Tình trạng bỏ học đang là một vấn đề đáng lo ngại đối với nhóm học sinh TĐC. Vấn đề bỏ học chỉ xảy ra sau khi các em đã tốt nghiệp THCS. Như số liệu ở trên, hiện nay có tổng số 28 em học sinh đang trong độ tuổi học THPT. Tuy nhiên có 15 / 28 em đã bỏ học ở nhà (chiếm gần 54%), đây là một con số khá cao, thực sự đáng lo ngại. Đối với vấn đề bỏ học của học sinh THPT thường tồn tại một số tình huống như sau:
Thứ nhất là những trường hợp các em học sinh bỏ học hồn tồn. Hiện nay có
6/15 em học sinh đã bỏ học hồn tồn. Đối với nhóm này sau khi tốt nghiệp THCS các em xác định rằng học đến đây là đủ rồi, coi như bản thân đã hoàn thành việc học và