Xác định nhu cầu cần hỗ trợ chung của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 69)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.1 Xác định nhu cầu cần hỗ trợ chung của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC

TẠI XÃ PHÚC THỊNH

3.1 Xác định nhu cầu cần hỗ trợ chung của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC gia đình TĐC

Các nhu cầu có tầm quan trọng lớn và rất cần thiết. Chúng là những yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi người. Chính vì vậy con người ln thực hiện các hoạt động để thoả mãn nhu cầu của mình. Vì nếu nhu cầu được thoả mãn nó sẽ đem lại cảm giác thoải mái, an tồn và đảm bảo cho sự phát triển của cá nhân. Nếu nhu cầu không được thoả mãn sẽ gây ra những căng thẳng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Đó là trạng thái hụt hẫng, khiến cá nhân phải làm gì đó để giải quyết các bế tắc đó hoặc là trạng thái bị tước đoạt. Trạng thái hụt hẫng là khi nhu cầu khơng được đáp ứng làm nảy sinh tình trạng mất thăng bằng ngay trong bản thân cá nhân hay với quan hệ bên ngồi, khiến cá nhân phải làm gì đó để giải quyết những bế tắc đó: hoặc là đấu tranh hoặc là bỏ chạy. Ví dụ: tình trạng bỏ học

của nhóm học sinh TĐC do hồn cảnh gia đình khó khăn, khơng có tiền đóng học, mua sách vở… đây là minh chứng cho việc thiếu hụt nhu cầu vật chất dẫn đến tình

trạng này.

Đặc biệt đối với trẻ em thì việc đáp ứng các nhu cầu cho trẻ là đặc biệt quan trọng. Khi mới sinh ra đứa trẻ phần lớn nhờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài để đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Khi lớn lên nó sẽ học tập lấy cách thỏa mãn nhu cầu cho chính mình và dần dần cách thỏa mãn đó trở thành đặc điểm nhân cách của cá nhân. Chính vì vậy, cách thỏa mãn nhu cầu cho đứa trẻ khi còn nhỏ của người lớn có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của chúng sau này, đặc biệt là khẳng năng chống đối với những stress mà chúng gặp phải hàng ngày. Đối với nhóm trẻ thuộc các hộ gia đình TĐC, chúng ta nhận thấy chúng còn thiếu hụt rất nhiều nhu cầu. Nhóm trẻ này ln sống trong tình trạng khó khăn, thiếu thốn. Chúng khơng được gia đình đáp ứng các nhu cầu và cũng không biết cách để thỏa mãn nhu cầu. Điều

này ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách, sự phát triển và tương lai sau này của trẻ. Chính vì vậy việc xác định và đáp ứng những nhu cầu cho nhóm trẻ em thuộc các hộ gia đình TĐC là điều vơ cùng cần thiết

Việc đánh giá xác định nhu cầu là vơ cùng quan trọng. Có thể hiểu nhu cầu là

sự cách biệt giữa tình trạng thực và tình trạng mong muốn đạt được. Việc xác định nhu

cầu sẽ là tiến trình đánh giá và đo lường những cách biệt giữa “tình trạng thực” và “tình trạng mong muốn đạt được”, xem xét những khía cạnh nào cần được giải quyết và vấn đề nào cần được ưu tiên giải quyết trước. Qua những phân tích về thực trạng hoạt động học tập của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC ở mục 2.4 của chương II, để chỉ ra được mức độ thiếu hụt và xác định được nhu cầu nào là cần thiết được đáp ứng, thỏa mãn nhất đối với nhóm học sinh và gia đình TĐC, tác giả đã tóm tắt lại những nhóm vấn đề chính, trong đó bao gồm các nhánh vấn đề cụ thể và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của nhóm học sinh TĐC như sau:

Bảng 3.1: Nhóm vấn đề và các yếu tố ảnh hƣởng đối với nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC Nhóm vấn đề Vấn đề cụ thể Nhóm ngun nhân chính Tình trạng đi học ở trường Nghỉ học tự do

 Thói quen, lối sống tự do

 Gia đình khơng quan tâm, quản lý

 Tư tưởng, nhận thức của học sinh: không cần đi học, bị đuổi học cũng không sao

Bỏ học sau khi học hết THCS

 Tư tưởng, nhận thức của học sinh: chỉ cần học hết THCS là đủ

 Nhận thức của gia đình thấp: coi nhẹ tình trạng bỏ học

 Hồn cảnh gia đình khó khăn: khơng có tiền học tiếp

 Trào lưu bỏ học chung của học sinh thuộc các điểm TĐC

 Sự quan tâm của giáo viên ở trường THPT không được như giáo viên tiểu học, THCS

Chuyển trường lên trường cũ học

 Bố mẹ chuyển về quê cũ làm ăn, do ở nơi TĐC khơng có việc làm

 Học ở trường mới kết quả học tập kém hơn trường cũ

 Gia đình khó khăn, chuyển về trường cũ (thuộc vùng 135) được miễn các khoản đóng góp và được hỗ trợ tiền, gạo hàng tháng… Ý thức học tập và kết quả học tập Chưa có ý thức học tập ở nhà

 Sự khác biệt môi trường, phương pháp giảng dạy của thầy cô => sự khác biệt về chuẩn kiến thức, kĩ năng giữa học sinh TĐC và học sinh địa phương

 Nhận thức kém, tiếp thu bài chậm, vốn từ ít, diễn đạt kém

 Thiếu sự quan tâm của gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ thấp  Hồn cảnh gia đình khó khăn Kết quả học tập ở trường yếu, trung bình Các vấn đề khác tồn tại trong học đường Điều kiện học tập thiếu thốn  Hồn cảnh gia đình khó khăn

 Gia đình chưa quan tâm, coi nhẹ vấn đề hỗ trợ học tập cho con đến trường

Khó hịa

nhập

trường

 Mặc cảm về những thiếu thốn vật chất, nhà nghèo

 Do kết quả học tập yếu, kém

 Gia đình hạn chế, khơng khuyến khích, chủ động cho con tham gia các hoạt động ở trường.

(Tổng hợp thông tin thu được từ chương 2 của nghiên cứu)

Nhìn vào bảng 3.1 có thể chỉ ra bốn nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất đó là: Tư tưởng, nhận thức của nhóm học sinh cịn hạn chế; cịn nhiều bất cập trong nhận thức của PHHS; nhóm học sinh cịn thiếu sự quan tâm của gia đình; đặc biệt là hồn cảnh gia đình các em cịn khó khăn, thiếu thốn. Ngồi ra, phân tích từ các thơng tin thu được khi được hỏi về những nhu cầu cần được đáp ứng cho hoạt động học tập của nhóm học sinh và gia đình các em trong 04 thảo luận nhóm thì chúng tơi có thể chỉ ra được mức độ cần thiết và thứ tự của các nhu cầu. Do đó, dựa theo

thang nhu cầu của Maslow có thể chỉ ra được những nhu cầu còn thiếu hụt, mức độ thiếu hụt và sắp xếp thứ tự các nhu cầu thiết yếu của nhóm học sinh TĐC như sau:

Bậc thang nhu cầu của nhóm học sinh TĐC nhƣ sau:

Có thể nhận thấy đối với nhóm học sinh TĐC thì ba nhóm nhu cầu cần được đáp ứng nhất đó là: nhu cầu vật chất, nhu cầu được thừa nhận yêu thương và nhu cầu được tự khẳng định mình. Cụ thể:

3.1.1 Nhu cầu vật chất:

Đối với nhóm học sinh TĐC thì nhu cầu vật chất là đặc biệt quan trọng. Vì hầu hết các em đều sinh ra và lớn lên trong hồn cảnh gia đình rất khó khăn. Có rất nhiều em học sinh TĐC thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo. Chính vì vậy các em còn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Những thiếu thốn về vật chất kéo theo rất nhiều hệ quả không đáng mong đợi như: sống trong điều kiện vật chất thiếu thốn, nhà ở chật hẹp, tạm bợ, không được tiếp cận với các phương tiện truyền thơng đại chúng. Khơng được gia đình chăm lo việc ăn uống, thiếu chất dinh dưỡng, bữa ăn không đảm bảo, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của các em. Hơn nữa tại các điểm TĐC vẫn còn tồn tại vấn đề thiếu nước sạch và chưa biết cách xử lý rác thải, ảnh hưởng đến mơi trường sống của các em và gia đình...

Đặc biệt, việc thiếu thốn về nhu cầu vật chất nói một cách chính xác là gia đình khơng có khả năng tài chính, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của nhóm học sinh thuộc các hộ TĐC. Cụ thể là những thiếu thốn về các điều kiện học tập như: sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, xe đạp đi học... ngoài ra các em cũng

Nhu cầu vật chất

Nhu cầu đƣợc thừa nhận, yêu thƣơng Nhu cầu an toàn xã hội

Nhu cầu tự khẳng định mình Nhu cầu đƣợc tơn trọng

khơng có tiền để đóng các khoản quy định của trường lớp, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến q trình học tập của các em. Khơng chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà cịn dẫn tới tình trạng bỏ học, tình trạng học vấn thấp, sẽ ảnh hưởng đến khả năng tìm việc và tương lai sau này của các em. Có thể khẳng định đây là một nhu cầu cấp thiết nhất, cần được hỗ trợ đối với nhóm học sinh TĐC. Nhu cầu này cũng được xác định trong các cuộc phỏng vấn với các giáo viên trực tiếp dạy các em, đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra: “Khó khăn lớn nhất là thiếu thốn đồ dùng học tập,

sách vở, quần áo đến trường, thiếu sự quan tâm của gia đình. Nói chung các em cần được hỗ trợ đầy đủ về vật chất, mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập và quần áo đồng phục, sạch sẽ khi đến trường như các bạn khác trong lớp thì các em mới khỏi tự ti, mạnh dạn trong các hoạt động của trường lớp” (trích PVS số 5, nữ,

45 tuổi, giáo viên tiểu học, đại học, đã kết hơn). Có một giáo viên đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc hỗ trợ cho nhóm học sinh TĐC sau nhiều năm làm hiệu trưởng, chứng kiến quá trình quá trình học tập của các em học sinh TĐC, cô cho rằng: “Cô thấy những học sinh TĐC này cũng phải được hưởng chế độ, chính sách

hỗ trợ như học sinh ở vùng 135 để học sinh được đáp ứng các nhu cầu về vật chất (sách vở, đồ dùng học tập...), để các em thoải mái tinh thần, như vậy các em sẽ yên tâm học tập, nhanh chóng hịa đồng cùng các em học sinh khác” (trích PVS số 1,

nữ, 50 tuổi, giáo viên, đại học, đã kết hơn). Ngồi ra, ý kiến của một số bạn học sinh tại địa phương cũng là cơ sở để tác giả nắm bắt được chính xác nhu cầu của nhóm học sinh TĐC này, các em cho rằng: “Do điều kiện về kinh tế nhà các bạn cịn khó

khăn nên việc mua những tài liệu để tham khảo, tài liệu nâng cao phục vụ cho việc học còn hạn chế ạ” (trích PVS số 11, nữ, 15 tuổi, học sinh, 9/12, chưa kết hơn). Hay chính bản thân các em học sinh TĐC đã chia sẻ mong muốn của mình: “Em chỉ

muốn được hỗ trợ các khoản đóng góp ở lớp và hỗ trợ sách vở đi học thơi” (trích

PVS số 18, nữ, 17 tuổi, học sinh, 11/12, chưa kết hôn). Những ý kiến của nhiều nhóm đối tượng khi được hỏi về việc xác định các nhu cầu cần được hỗ trợ nhằm đáp ứng cho hoạt động học tập của nhóm học sinh TĐC đã chứng tỏ rằng nhu cầu hỗ trợ về vật chất là quan trọng nhất đối với các em.

Đây không chỉ là nhu cầu thiếu hụt đối với nhóm trẻ em, mà nói một cách chính xác hơn thì nhu cầu vật chất cũng là nhu cầu quan trọng nhất cần đáp ứng đối với các hộ gia đình TĐC hiện nay. Sự khó khăn, thiếu thốn của gia đình sẽ dẫn tới sự thiếu thốn của các em học sinh. Gia đình các em có đầy đủ điều kiện để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình thì mới có cơ hội đem lại cuộc sống đầy đủ cho các em. Nhìn chung, đây là nhu cầu mong muốn đáp ứng của cả học sinh và gia đình.

3.1.2 Nhu cầu được thừa nhận, yêu thương:

Theo một cách gọi khác đây chính là nhu cầu xã hội, các em cần được thuộc về một nhóm nào đó, được nhận sự u thương, chăm sóc của gia đình, họ hàng... Vì gia đình là cái nơi xã hội hóa đầu tiên của trẻ nhỏ và cũng là nơi ni dưỡng trẻ tự nhiên và tốt nhất. Nói vậy là bởi tình cảm u thương của gia đình có ý nghĩa sâu sắc với mỗi đứa trẻ. Trẻ sống cùng cha mẹ cần được đón nhận sự quan tâm chăm sóc, cử chỉ yêu thương âu yếm, tạo cảm giác yên tâm, tin tưởng. Điều này rất cần cho quá trình phát triển tự nhiên của chúng. Nếu thiếu đi điều này, đứa trẻ thường gặp trở ngại trong quá trình phát triển.

Tuy nhiên, với nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC thì gần như chúng không nhận được sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc từ bố mẹ và họ hàng. Xét trên các vấn đề tồn tại đối với nhóm học sinh TĐC có thể nhận thấy rất nhiều vấn đề xảy ra là do thiếu hụt sự quan tâm, chăm sóc, động viên của gia đình. Gia đình khơng quan tâm đến việc con nghỉ học tự do, con bỏ học, không quan tâm đến ý thức học tập cũng như kết quả học tập của con ở trường… Vì hầu hết các bậc PHHS này gần như là trốn tránh giáo viên, giao phó tồn bộ việc giáo dục con cái cho nhà trường và các thầy cô giáo. Các giáo viên đã chỉ ra được điều này thơng qua PVS: "Gia

đình khơng quan tâm đến việc học của con em, không cần biết là con em có cần thiết phải đi học, phải đến trường hay khơng, phó mặc hồn tồn con em mình cho nhà trường. Trong đó có nhiều gia đình chỉ chờ thụ hưởng, khơng có khái niệm tham gia đóng góp cho xã hội, những gia đình này khơng bao giờ đi họp phụ huynh nhưng khi nghe thấy thông báo đến nhận tiền chính sách thì họ đến ngay và đến rất đủ.” (trích PVS số 1, nữ, 50 tuổi, giáo viên, đại học, đã kết hơn). Qua đó, thể hiện

được sự thiếu quan tâm, chăm sóc, yêu thương của cha mẹ dành cho con cái. Do đó, rất cần những hỗ trợ để cải thiện tình trạng này, giúp các em có thêm niềm tin để học tập tốt hơn.

Nhận thấy những thiếu hụt về nhu cầu được yêu thương của nhóm trẻ, các thầy cơ giáo trong trường đã chủ động đến gặp, trò chuyện, động viên gia đình các em. Tuy nhiên, khi các giáo viên đến nhà vừa để động viên, nhắc nhở các em học bài, làm bài vừa kết hợp nói chuyện với gia đình, nhờ sự giúp đỡ, hợp tác của PHHS trong việc giáo dục các em thì nhận được câu trả lời rằng: “Chị chẳng đi học, chẳng biết chữ cũng ni được chúng nó lớn bằng này cơ mà quan trọng gì đâu em” (trích PVS số 3, nữ, 42 tuổi, giáo viên THCS, đại học, đã kết hôn). Điều

này thể hiện tư tưởng bảo thủ, thiếu quan tâm đến việc học tập của con cái. Có thể nói thiếu sự yêu thương, quan tâm của gia đình là thiệt thịi rất lớn đối với các em học sinh.

Đối với nhóm học sinh thì việc được đáp ứng các điều kiện vật chất và sự quan tâm của gia đình là quan trọng nhất trong giai đoạn này. Vì đây là lứa tuổi trẻ được nuôi dưỡng, được chu cấp, được bảo vệ và chăm sóc. Đây là quyền lợi mà nhóm trẻ em xứng đang được hưởng. Chính vì vậy việc thiếu hụt các nhu cầu vật chất và xã hội là nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt các nhu cầu khác còn lại của trẻ.

3.1.3 Nhu cầu được tự khẳng định mình:

Nhu cầu được tự khẳng định mình cịn gọi là nhu cầu được hồn thiện của nhóm trẻ, được phát triển trí tuệ và thể hiện khả năng tiềm ẩn của mình. Ở những thành phố, thị xã hay thị trấn, các gia đình thường đáp ứng nhu cầu này cho trẻ em bằng cách cho trẻ được học ở những trường tốt nhất, học với thầy cô giáo giỏi. Ngồi giờ học ở trường cịn cho con tham gia các lớp học thêm, học ngoại ngữ, giao lưu với các nền văn hóa khác. Hoặc có gia đình cho con học thêm các mơn năng khiếu phù hợp với sở trường và sở thích của con em mình như: múa, hát, đàn, học bơi lội hay học võ...Nói chung là những gia đình có điều kiện kinh tế và quan tâm đến nhu cầu phát triển của con em mình thường tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu này cho con.

Ngược lại các học sinh ở miền núi, vùng sâu vùng xa hay các em học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Trang 69)