Khái quát tình hình phát triển chăn nuôi lợ nở huyện Nam Đàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 55)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT TRÊN ĐỊA

4.1.1. Khái quát tình hình phát triển chăn nuôi lợ nở huyện Nam Đàn

4.1.1.1. Tình hình chăn nuôi của huyện Nam Đàn

Trong những năm qua, chăn nuôi trên địa bàn huyện Nam Đàn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tốc độ phát triển chưa mạnh, từ năm 2013 đến năm 2015 với tốc độ tăng bình quân hơn 10%, tỷ trọng ngành chăn nuôi còn thấp trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tổng đàn qua các năm có tăng nhưng chất lượng chưa được cải thiện.

Để chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững xã Nam Đàn đã và đang làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về chăn nuôi, về phòng chống dịch bệnh, đẩy mạnh cong tác quy hoạch nhân rộng các mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, cử cán bộ cử cán bộ chuyên môn đi các xã khác để học tập kiến thức kinh nghiệm trong chế biến, bảo quản; cách thức phân phối, lưu thông hàng hóa, mở rộng được thị trường mang tính ổn định.

Chăn nuôi lợn thịt là loại hình chăn nuôi không thể thiếu trong nền kinh tế xã hội. Ngoài nhiệm vụ cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, chăn nuôi lợn thịt phát triển kinh té cao kinh tế cao, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho ngưòi nông dân.

Đàn lợn có xu hướng tăng cao qua các năm với tốc độ bình quân 23,73%/năm. Đàn trâu phát triển chậm, số lượng đàn hàng năm tăng ở mức trung bình, năm 2013 có 1.258 con, đến năm 2015 chỉ tăng lên 1.489 con, bình quân tăng 8,81%/năm. Đàn bò cũng tăng lên với số lượng không đáng kể, năm 2013 đàn bò của toàn huyện có 3.118 con, năm 2015 tăng lên là 3.889 con, với tốc độ tăng bình quân là 11,71%/năm. Nhìn chung, chăn nuôi trâu bò của huyện còn nhỏ lẻ chủ yếu là để giải quyết một phần sức kéo cho sản xuất, chưa chú trọng đến việc tạo ra nguồn hàng hoá từ việc xuất bán các sản phẩm về trâu bò. Đàn gia cầm trong huyện tăng lên về số lượng từ 413.934 con năm 2013 lên 511.200 con năm 2015, nhưng chỉ đạt trung bình 11,35%/năm, quy mô nhỏ lẻ.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Nam Đàn Chỉ tiêu Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2014/2013 2015/2014 BQ 1. Tổng số lợn (không tính lợn sữa) Con 41.307 8,99 51.518 10,54 61.686 10,67 124,72 119,74 123,73 2. Đàn trâu Con 1.258 0,27 1.390 0,28 1.489 0,26 110,49 107,12 108,81 3. Đàn bò Con 3.118 0,68 3.553 0,73 3.889 0,67 113,95 109,46 111,71

4. Gia cầm, thủy cầm Con 413.934 90,06 432.100 88,44 511.200 88,40 104,39 118,31 111,35

Nguồn: UBND huyện Nam Đàn (2016)

Qua bảng 4.1 ta có thể thấy rằng tình hình chăn nuôi của huyện đã có những bước phát triển từ năm 2013 – 2015. Đàn gia cầm và đàn trâu bò của huyện tăng lên rõ rệt nhưng số lượng đàn bò và trâu của huyện không lớn và chủ yếu là chăn nuôi lấy sức kéo, chưa tập trung phát triển hàng hóa thương phẩm từ ngành chăn nuôi trâu bò, đàn gia cầm được chăn nuôi ở QMN. Tổng số đàn lợn của huyện cũng tăng lên rất nhanh với tốc độ tăng bình quân là 23,73%/năm. Điều đó cho thấy rằng ngành chăn nuôi lợn của huyện đã được chú trọng phát triển.

4.1.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Nam Đàn

Có thể nói Nam Đàn là một huyện đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây cả về phát triển công nghiệp - dịch vụ cũng như phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì chăn nuôi vẫn là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cả. Chăn nuôi được xem là một hướng đi đúng đắn của huyện trong phát triển kinh tế. Mặt khác, là huyện phát triển về du lịch thêm vào đó là hệ thống giao thông thuận lợi cho giao thương.Vì vậy, huyện có thị trường tiêu thụ rộng lớn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nói chung và cho ngành chăn nuôi nói lợn nói riêng.

Qua các năm, đàn lợn của huyện Nam Đàn có sự thay đổi về cả số lượng, sản lượng và giá trị xuất chuồng.

Qua bảng số liệu 4.2 ta có thể thấy rằng giá trị sản phẩm thịt lợn hơi xuất chuồng có sự tăng giảm giữa các năm. Năm 2013 là 157,5 tỷ đồng, năm 2014 giảm xuống là 155,2 tỷ đồng, đến năm 2015 giá trị sản lượng thịt hơi của huyện là 228,05 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân 24,51%/năm. Đàn lợn thịt của huyện cũng đã tăng nhưng với số lượng không lớn. Từ năm 2013 đến năm 2015 tăng lên 15.852 con, với tốc độ tăng bình quân là 20,67%/năm.

Tuy nhiên, giá trị sản xuất lợn thịt trong tổng số giá trị ngành chăn nuôi là chưa cao và tăng lên chưa nhiều so với tiềm năng có thể phát triển của huyện. Vì huyện có nhiều điều kiện cho sự phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt như kinh nghiệm chăn nuôi, điều kiện tự nhiên, hệ thống giao thông thuận lợi cho giao thương…

Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Nam Đàn Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2014/2013 2015/2014 BQ 1. Tổng số lợn (không tính lợn sữa) Con 41.307 8,99 51.518 10,54 61.686 10,67 124,72 119,74 123,73 - Lợn nái Con 6.478 15,68 8.410 16,32 11.005 17,84 129,82 130,86 130,34 - Lợn thịt Con 34.829 84,32 43.108 83,68 50.681 82,16 123,77 117,57 120,67 2. Sản lượng thịt lợn

hơi xuất chuồng Tấn 3.150 3.880 4.561 123,17 117,55 120,36

3. Giá trị sản lượng thịt

lợn hơi xuất chuồng Tỉ đồng 157,5 155,2 228,05 98,54 146,94 122,74

Nguyên nhân chính của vấn đề này có thể kể đến đó là do nhiều hộ nông dân còn tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu tận dụng thức ăn sẵn có trong gia đình nên tăng trọng chậm, thời gian xuất chuồng kéo dài; chi phí chăn nuôi cao, hiệu quả kinh tế còn thấp, giá cả thị trường bấp bênh và các chương trình nuôi lợn thâm canh được đầu tư bước đầu đạt hiệu quả nhưng khả năng nhân rộng còn chậm. Mặt khác, do xu hướng phát triển theo con đường CNH – HĐH đã làm cho diện tích đất đai nông nghiệp của huyện giảm dần do việc chuyển dần phương thức sử dụng đất từ nông nghiệp sang phục vụ phát triển ngành du lịch, dịch vụ và công nghiệp. Do đó, nhiều hộ chăn nuôi đã không thể mở rộng quy mô chăn nuôi, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 55)