Phương thức và kỹ thuật chăn nuôi của nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 58 - 60)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT TRÊN ĐỊA

4.1.4. Phương thức và kỹ thuật chăn nuôi của nông hộ

Trong điều kiện như hiện nay khi nền kinh tế càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao thì nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng về chất lượng và số lượng. Để đáp ứng được nhu cầu này của xã hội, ngành chăn nuôi và chăn nuôi lợn thịt nói riêng cũng đã nỗ lực không ngừng để nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì việc ứng dụng vào thực tiễn càng thu được kết quả cao, ngành chăn nuôi cũng không phải ngoại lệ, từ phương thức chăn nuôi truyền thống, quy mô nhỏ lẻ, tự phát, nguồn thức ăn cho chăn nuôi dễ kiếm, các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt hiện nay đã có nhiều phương thức chăn nuôi khác nhau dẫn tới chăn nuôi lợn ngày càng phát triển, hiện nay có nhiều hình thức chăn nuôi mà các hộ chăn nuôi áp dụng như hình thức chăn nuôi bán công nghiệp, hình thức chăn nuôi công nghiệp, hình thức chăn nuôi theo hướng truyền thống.

Phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp: đây là chăn nuôi với quy mô đàn lớn, chăn nuôi theo đúng quy trình khoa học kỹ thuật chính vì thế mà phương thức này mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để phát triển phương thức này yêu cầu vốn lớn để tiến hành cho công việc, xây dựng chuồng trại để kiên cố cho hiện đại, nhập con giống tốt, thức ăn hoàn toàn công nghiệp, thuê bác sĩ thú y thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh.

- Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp: phương thức này hiện đang được áp dụng trong xã, phát triển nhanh cả về số lượng, chủng loại, quy mô, góp phần nâng cao năng suất chất lượng, tạo ra khối sản phẩm hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Phương thức chăn nuôi theo hướng truyền thống: đây là hình thức chăn nuôi tận dụng các phế phụ phẩm trong trồng trọt cũng như cám gạo,… trong hộ gia đình đồng thời tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông thôn để kiếm thêm thu nhập gia đình. Chăn nuôi theo phương thức này áp dụng cho hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, đem lại hiệu quả kinh tế không cao, thu nhập thấp. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn Chất lượng thịt và thời gian sinh trưởng phát triển của lợn phụ thuộc nhiều vào thức ăn chăn nuôi, cùng một con giống thức ăn chăn nuôi khác nhau thì sẽ cho sản phẩm khác nhau.

Qua quá trình điều tra tại huyện Nam Đàn, các hộ chăn nuôi lợn thịt theo ba phương thức: phương thức chăn nuôi công nghiệp, phương thức chăn nuôi bán công nghiệp, phương thức chăn nuôi truyền thống.

Bảng 4.5. Cơ cấu hộ điều tra theo phương thức chăn nuôi Phương Phương thức CN QML QMV QMN Tổng CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) TT 0 0,00 0 0,00 17 85,00 17 28,33 BCN 6 30,00 15 75,00 3 15,00 24 40,00 CN 14 70,00 5 25,00 0 0,00 19 31,67 Tổng 20 100,00 20 100,00 20 100,00 60 100,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.5, ta thấy có 70% hộ chăn nuôi theo QML, 25% hộ chăn nuôi theo QMV được điều tra chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, giống lợn hướng nạc có năng suất cao, sử dụng thức ăn công nghiệp, hỗn hợp dạng viên, chuồng trại đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cơ giới hóa các khâu trong quy trình chăn nuôi,.... Có 85% hộ chăn nuôi theo QMN chăn nuôi theo phương thức truyền thống, chuồng trại đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng thức ăn dư thừa trong sinh hoạt, năng suất thấp,...

Như vậy, phương thức chăn nuôi công nghiệp chưa được áp dụng rộng rãi trong các hộ chăn nuôi lợn thịt tại huyện Nam Đàn. Phương thức này chủ yếu được áp dụng với các hộ có QML.

Với những phương thức chăn nuôi khác nhau thì mức đầu tư vốn cũng khác nhau, các chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau.

Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu chung chăn nuôi lợn thịt của nông hộ theo phương thức chăn nuôi (tính bình quân 1 hộ)

Chỉ tiêu ĐVT Phương thức chăn nuôi BQ Chung

TT BCN CN

1.Số đầu lợn xuất chuồng BQ/lứa Con 7,24 29,83 76,17 37,74 2.Trọng lượng xuất chuồng BQ/con Kg 62,24 71,13 78,89 70,75 3.Trọng lượng giống BQ/con Kg 16,29 17,92 19,32 17,84 4.Thời gian nuôi/lứa Ngày 126,24 110,04 99,26 111,85 5.Số lứa nuôi/năm Lứa 2,53 3,00 3,32 2,95 6.Mức tăng trọng BQ/tháng Kg/con 12,29 17,38 20,53 16,73 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Do áp dụng trình độ kỹ thuật hiện đại, chế độ chăm sóc tốt nên chăn nuôi theo phương thức CN có các chỉ tiêu cao hơn các phương thức khác: mức tăng trọng cao là 20,53 kg/tháng, số lứa 3,32 lứa/năm, trọng lượng xuất chuồng trung bình 78,89 kg/con, số con xuất chuồng trung bình 76,17 con/lứa. Phương thức chăn nuôi TT chủ yếu được nuôi tại các hộ có thu trung bình và thấp, chế độ chăm sóc kém nên mức tăng trọng thấp, thời gian nuôi trên/lứa kéo dài, trọng lượng xuất chuồng thấp nhất, chỉ đạt 62,24 kg/con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 58 - 60)