Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 64)

(Tính bình quân cho 1kg lợn hơi)

Chỉ tiêu Nhóm hộ chăn nuôi QML QMV QMN SL (kg) CC (%) SL (kg) CC (%) SL (kg) CC (%) Tổng khối lượng thức ăn 3,92 100,00 4,84 100,00 5,15 100,00 1.Thức ăn tinh 0,52 13,27 1,40 28,93 2,70 52,43 Cám gạo 0,00 0,00 0,30 6,20 0,60 11,65 Ngô 0,52 13,27 1,10 22,73 2,10 40,78 2.Thức ăn hỗn hợp 3,25 82,91 2,55 52,69 0,74 14,37 3.Thức ăn đậm đặc 0,00 0,00 0,23 4,75 0,21 4,08 4. Rau và chất xơ 0,15 3,83 0,66 13,64 1,50 29,13 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Các hộ QMN có cách chăn nuôi theo phương pháp truyền thống, sử dụng chủ yếu các loại thức ăn sẵn có, tận dụng các thức ăn thừa trong gia đình. Nhóm hộ này sử dụng các loại thức ăn giá rẻ nên con lợn có mức tăng trưởng chậm. Các hộ này thường kết hợp nhiều loại thức ăn để thay cho thức ăn hỗn hợp. Trong đó chủ yếu là các loại thức ăn tinh chiếm 52,43%, các loại rau và chất xơ chiếm 29,13%. Một số hộ có sử dụng cả thức ăn hỗn hợp dạng viên nên tỷ lệ loại thức ăn này chiếm 14,37%.

Ta thấy rằng ở các hộ chăn nuôi với QML thường có kỹ thuật tốt, sử dụng chủ yếu là thức ăn hỗn hợp để có được mức tăng trọng nhanh nhất cho vật nuôt, giảm thời gian chăn nuôi trên 1 lứa. Trong khi đó ở các hộ QMN đặc biệt là các

hộ chăn nuôi từ 1 đến 5 con lợn lại sử dụng chủ yếu các loại thức ăn tinh như cám gạo, ngô nghiền, các lại rau có thể tự kiếm được và cả thức ăn thừa trong gia đình để tiết kiệm chi phí. Trong những năm gần đây dân trí được nâng cao, người nông dân có nhiều điều kiện hơn để tiếp cận với các kỹ thuật mới. Vì vậy ở QMN cũng đã có nhiều hộ chuyển sang dùng thức ăn hỗn hợp để giảm hao phí công lao động, tăng hiệu quả trong chăn nuôi lợn.

4.1.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi lợn thịt trong các nông hộ

Theo Đỗ Văn Viện (2006), tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất và bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng. Trong điều kiện hiện nay, sản phẩm muốn tiêu thụ được không những phải có năng suất, sản lượng cao mà còn phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường về chất lượng, mẫu mã và độ an toàn đối với người tiêu dùng.

Tại địa phương, các nông hộ chăn nuôi thường bán lợn thịt theo 3 hình thức là bán cho bên thu mua trung gian; Bán cho tư nhân giết mổ và tự giết mổ đem ra chợ bán.

Bảng 4.10. Các hình thức tiêu thụ lợn thịt của các nông hộ điều tra Hình thức tiêu thụ lợn thịt QML QMV QMN Tổng SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Số hộ điều tra 20 100,00 20 100,00 20 100,00 60 100,0 1 Bán cho bên thu mua trung gian 20 100,00 5 25,00 3 15,00 28 46,67 2 Bán cho tư nhân giết mổ 0 0,00 15 75,00 15 75,00 30 50,00 3 Tự giết mổ đem ra chợ bán 0 0,00 0 0,00 2 10,00 2 3,33 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra(2016)

Hiện nay, tất cả các hộ chăn nuôi theo QML bán lợn thịt cho bên thu mua trung gian, thông qua bên này tới các địa điểm giết mổ. Hộ chăn nuôi theo QMV bán trực tiếp cho tư nhân giết mổ chiếm 75%, còn lại 25% là bán cho bên thu mua trung gian. Còn các hộ chăn nuôi với QMN bán cho bên thu mua trung gian ít đạt 15%, còn lại chủ yếu là bán cho tư nhân giết mổ chiếm 75%, có 10% số hộ chăn nuôi QMN tự giết mổ mang ra chợ bán. Trên địa bàn huyện, thị trường tiêu thụ thịt lợn chủ yếu là tư nhân giết mổ. Với hình thức này, người chăn nuôi dễ bán lợn

tuy nhiên giá không cao. Qua đây cho ta thấy rằng với quy mô chăn nuôi khác nhau thì việc tiêu thu lợn có sự khác nhau.

Thị trường tiêu thụ thịt lợn của huyện là tương đối lớn và đa dạng, ngoài phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện, thì thịt lợn trong huyện còn cung cấp cho các thị trường khác ngoài huyện. Thịt lợn của huyện được tiêu thụ tại các khu công nghiệp, các chợ lớn nhỏ trong huyện và ngoài huyện. Một thực tế là chưa hề có một tổ chức, đoàn thể nào đứng ra thu gom lợn thịt cho các nông hộ, ngoại trừ một số hộ chăn nuôi theo QML đã ký kết hợp đồng với các cơ sở giết mổ. Muốn phát triển chăn nuôi lợn thịt nhanh và bền vững thì các cơ quan chức năng cũng như người dân trong huyện cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến khâu tiêu thụ thịt lợn, đảm bảo thị trường ổn định để người dân yên tâm phát triển sản xuất.

4.1.7. Đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển chăn nuôi lợn thịt trong các hộ điều tra hộ điều tra

4.1.7.1. Tình hình chi phí đầu tư của các hộ chăn nuôi lợn thịt

Theo quy mô chăn nuôi

Để đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn thịt nói riêng chúng ta cần quan tâm đến chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn thịt của huyện được phản ánh ở bảng số liệu 4.11.

Qua bảng 4.11, ta thấy rằng mức độ chi phí cho các loại hộ là khác nhau là có sự khác biệt. Trong đó, tổng chi phí cho 100kg lợn thịt hơi xuất chuồng của hộ chăn nuôi theo QML là lớn nhất, cụ thể là 3.672,65 nghìn đồng, tiếp đó là hộ chăn nuôi theo QMV với tổng chi phí là 3.648,70 nghìn đồng và thấp nhất là hộ chăn nuôi với QMN với tổng chi phí là 3.659,50 nghìn đồng. Chăn nuôi theo QML tiết kiệm được thời gian nuôi nhưng lại có chi phí lớn nhất.

Trong chăn nuôi lợn thịt đầu tư thức ăn là chủ yếu, trong cả 3 nhóm quy mô thì chi phí cho thức ăn đều chiếm trên 50% trong tổng chi phí. Hộ chăn nuôi theo QMN chi phí cho thức ăn là 1.716,30 nghìn đồng, hộ chăn nuôi theo QMV chi phí cho thức ăn là 1.966,70 nghìn đồng, tương ứng chiếm 53,90% tổng chi phí. Và hộ chăn nuôi theo QML có chi phí thức ăn là 2.021,90 nghìn đồng tính trên 100 kg thịt lợn hơi, tương ứng chiếm 55,05% tổng chi phí.

Bảng 4.11. Chi phí của các hộ chăn nuôi lợn thịt theo quy mô chăn nuôi (tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi)

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô chăn nuôi BQ

chung

Lớn Vừa Nhỏ

I.Chi phí trung gian 1000đ 3.406,30 3.365,10 3.190,65 3.293,53 1.Giống 1000đ 1.303,40 1.317,85 1.421,70 1.344,65 2.Thức ăn 2.021,90 1.966,70 1.716,30 1.901,63 - Gạo 1000đ 230,35 474,5 507,75 404,20 - Cám ngô 1000đ 479,00 503,05 669,80 550,62 - Thức ăn đậm đặc, hỗn hợp 1000đ 1.258,20 897,00 388,90 848,03 - Thức ăn xanh 1000đ 54,35 92,15 149,85 98,78 3.Thú y 1000đ 75,10 75,05 58,35 69,50 4.Chi phí công cụ dụng cụ 1000đ 5,9 5,5 3,3 4,9 II.Khấu hao TSCĐ 1000đ 16,35 18,6 28,50 21,15 III.Chi phí lao động 1000đ Lao động gia đình Giá trị Công 1000đ 5,00 250,00 5,30 265,00 4,80 240,00 5,03 251,67 Tổng chi phí 1000đ 3.672,65 3.648,70 3.459,15 3.593,50 Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Sở dĩ có sự khác nhau về chi phí như vậy là do những hộ chăn nuôi theo QML cho lợn ăn cám công nghiệp, lợn lớn nhanh, khả năng tăng trọng cao, do đó đã rút ngắn được thời gian nuôi trên lứa so với các cách nuôi cùng một giống lợn. Với các nhóm hộ chăn nuôi theo QMV và nhỏ thường nuôi để tận dụng thức ăn thừa của gia đình và sản phẩm phụ của ngành trồng trọt như ngô, khoai, sắn… không tính chi tiết đến hiệu quả kinh tế nên thời gian nuôi kéo dài hơn, mức tăng trọng trên tháng vì thế cũng thấp hơn. Tuy nhiên, hình thức nuôi theo QMV và nhỏ phổ biến hơn, có lợi ích đặc biệt là nó đã tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có của địa phương và lao động nhàn rỗi.

Ngoài chi phí về thức ăn thì chi phí về giống cũng là một trong những khoản chi phí cao trong tổng chi phí của chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ. Hộ chăn nuôi theo QML họ rất quan trọng đến việc chọn con giống nên giống thường là các giống lợn tốt. Ngoài ra, họ còn nuôi lợn nái để gây giống, đỡ chi phí giống sau này. Chi phí về giống tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi của hộ chăn nuôi theo QML là 1.303,40 nghìn đồng, QMV là 1.317,85 nghìn đồng và của hộ chăn nuôi theo QMN là 1.421,70 nghìn đồng.

Chi phí cho công tác thú y và tiêm phòng dịch bệnh tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Cần thiết nhất là đối với hộ chăn nuôi theo QML, chỉ một sai sót trong khâu phòng trừ dịch bệnh, hoặc chủ quan với dịch bệnh sẽ để lại hậu quả rất nặng nề cho chăn nuôi của hộ. Chi phí cho công tác thú y của hộ chăn nuôi theo QMN cho 100kg thịt lợn hơi xuất chuồng là 58,35 ngàn đồng, tiếp theo là hộ chăn nuôi theo QMV với chi phí cho thú y là 75,05 ngàn đồng, và cuối cùng là hộ chăn nuôi theo QML với 75,10 ngàn đồng. Sở dĩ QML và vừa có chi phí thú y cao hơn vì họ chú ý đến công tác thú y, kết hợp với áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín, vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt. Trong khi đó, các hộ chăn nuôi QMN chưa chú ý đến công tác thú y, chưa tự nguyện, chủ động. Việc tiêm phòng dịch bệnh chủ yếu là do phòng Thú y của huyện triển khai các đợt bắt buộc.

Đồng thời chúng ta cũng phải tính đến lao động gia đình trong chăn nuôi lợn thịt, chi phí cho 100kg lợn thịt hơi xuất chuồng thì công lao động của hộ chăn nuôi theo QMN là 4,8 công, hộ chăn nuôi theo QML là 5 công, và lớn nhất là hộ chăn nuôi theo QMV là 5,3 công.

Ngoài những chi phí kể ở trên còn có các chi phí về công cụ dụng cụ, chi phí về khấu hao tài sản cố định, điện, nước, khí đốt…

Theo phương thức chăn nuôi

Chi phí về giống: Chi phí giống BQ cho 100kg lợn hơi xuất chuồng theo phương thức CN là thấp nhất với 1.309,66 ngàn đồng, tiếp đến là các hộ chăn nuôi theo phương thức BCN với chi phí về giống là 1.342,31 ngàn đồng và lớn nhất là các hộ chăn nuôi theo phương thức TT với chi phí về giống là 1.421,43 ngàn đồng. Điều này là do các hộ chăn nuôi theo phương thức CN thường tự sản xuất giống nên giảm được chi phí giống.

Bảng 4.12. Chi phí của hộ chăn nuôi lợn thịt theo phương thức khác nhau (Tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi)

Chỉ tiêu ĐVT Phương thức chăn nuôi BQ chung

CN BCN TT

I.Chi phí trung gian 1000đ 3.416,93 3.337,26 3.158,27 3.293,53 1.Giống 1000đ 1.309,66 1.342,31 1.421,43 1.362,22 2.Thức ăn 1000đ 2.026,32 1.918,97 1.675,20 1.859,16 - Gạo 1000đ 215,6 460,16 575,73 444,50 - Cám ngô 1000đ 372,11 602,68 673,8 574,85 - Thức ăn đậm đặc và hỗn hợp 1000đ 1385,79 744,33 275,82 728,27 - Thức ăn xanh 1000đ 52,82 111,80 149,85 111,54 3.Thú y 1000đ 75,25 71,06 58,34 67,62 4.Chi phí công cụ dụng cụ 1000đ 5,7 4,92 3,3 4,54 II.Khấu hao TSCĐ 1000đ 15,5 21,85 28,3 22,64 III.Chi phí lao động 1000đ Lao động gia đình Giá trị Công 1000đ 4,7 235,00 5 250,00 5,25 262,50 5,02 250,91 Tổng chi phí 1000đ 3.667,43 3.609,11 3.449,07 3.567,09 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Chi phí về thức ăn cho các nhóm hộ chăn nuôi khác nhau là khác nhau, trong đó chi phí về thức ăn cho 100kg thịt lợn xuất chuồng của nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức TT là thấp nhất với chi phí về thức ăn là 1.675,20 ngàn đồng, chiếm 48,57% tổng chi phí, tiếp đến là hộ chăn nuôi theo phương thức BCN với chi phí về thức ăn là 1.918,97 ngàn đồng, chiếm 53,17% tổng chi phí,lớn nhất là hộ chăn nuôi theo phương thức CN với chi phí 2.026,32 ngàn đồng, chiếm 55,25% tổng chi phí. Các hộ chăn nuôi lợn thịt theo phương thức TT tận dụng được nguồn thức ăn thừa, nông sản sẵn có làm giảm bớt chi phí so với các phương thức khác

Nhìn chung, tổng chi phí cho 100kg thịt lợn hơi chung cho các nhóm hộ nông dân tương đối cao. Hộ chăn nuôi theo phương thức CN và BCN có chi phí cao hơn hẳn so với phương thức TT. Điều này cũng dễ hiểu vì hộ chăn nuôi theo phương thức CN, BCN họ có giống tốt hơn, chi phí về thức ăn đậm đặc và hỗn hợp lớn hơn. Còn đối với hộ chăn nuôi theo phương thức TT thì thời gian nuôi nhiều nhưng lại tận dụng được các nguồn sẵn có, dư thừa của hộ, không tính vào chi phí.

Theo giống lợn khác nhau

huyện Nam Đàn thì có tới 45 hộ chăn nuôi lợn thịt hướng nạc chiếm 75,00% số hộ điều tra, còn lại là 15 hộ chăn nuôi lợn thịt lai kinh tế. Điều đó cho thấy rằng lợn thịt hướng nạc đang được người chăn nuôi ưa chuộng và chăn nuôi phổ biến, với ưu điểm về khả năng tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao, chi phí cho chăn nuôi lợn thịt hướng nạc thấp hơn so với chăn nuôi lợn lai kinh tế, giống lợn đã có từ lâu và hiện nay không còn phù hợp do khả năng tăng trọng thấp, tỷ lệ thịt nạc không cao.

Tổng chi phí cho chăn nuôi lợn thịt hướng nạc tính bình quân cho 100kg lợn thịt hơi là 3.540,17 ngàn đồng. Trong khi đó, tổng chi phí cho chăn nuôi lợn lai kinh tế tính bình quân cho 100 kg lợn thịt hơi là 3.649,84 ngàn đồng, cao hơn 109,67 ngàn đồng so với nuôi lợn thịt hướng nạc.

Qua điều tra cho thấy, hiện nay các hộ đã chuyển dần sang nuôi lợn thịt hướng nạc theo chương trình nạc hóa đàn lợn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các hộ chăn nuôi.

Bảng 4.13. Tình hình đầu tư chi phí của hộ theo các giống lợn khác nhau (Tính bình quân cho 100kg lợn thịt hơi)

Chỉ tiêu ĐVT Theo giống lợn BQ chung Lợn hướng nạc Lợn lai kinh tế

I.Chi phí trung gian 1000đ 3.264,79 3.381,90 3.293,53

1.Giống 1000đ 1.330,40 1460,05 1.362,22 2.Thức ăn 1000đ 1.856,60 1.867,02 1.859,16 - Gạo 1000đ 371,56 668,74 444,50 - Cám ngô 1000đ 498,93 808,22 574,85 - Thức ăn đậm đặc 1000đ 915,99 151,19 728,27 - Thức ăn xanh 1000đ 70,12 238,86 111,54 3.Thú y 1000đ 72,29 53,26 67,62 4.Chi phí công cụ dụng cụ 1000đ 5,5 1,57 4,54 II.Khấu hao TSCĐ 1000đ 20,88 28,07 22,64 III.Chi phí lao động 1000đ Lao động gia đình Giá trị Công 1000đ 5,09 254,50 4,80 239,87 5,02 250,91 Tổng chi phí 1000đ 3.540,17 3.649,84 3.567,09 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

4.1.7.2. Kết quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra

Xét theo quy mô chăn nuôi

Qua bảng số liệu 4.14, ta thấy rằng trung bình chung giá trị sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn thịt tính bình quân 100kg lợn thịt hơi theo quy mô là 4.902,65 ngàn đồng, trong đó hộ chăn nuôi theo QML đạt giá trị sản xuất cao nhất là 5.128,92 ngàn đồng, sau đó là đến hộ chăn nuôi theo QMV là 4.998,45 ngàn đồng và thấp nhất là hộ chăn nuôi theo QMN với giá trị sản xuất là 4.735,50 ngàn đồng.

Bảng 4.14. Kết quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo quy mô chăn nuôi (Tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi)

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô chăn nuôi BQ

chung

Lớn Vừa Nhỏ

1.Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 5.128,92 4.998,45 4.735,50 4.902,65 -Giá trị sản phẩm chính 1000đ 4.833,61 4.708,30 4.443,00 4.610,49 -Giá trị sản phẩm phụ 1000đ 295,31 290,15 292,5 292,16 2.Tổng chi phí (TC) 1000đ 3.658,70 3.644,98 3.468,13 3.567,09 3.Chi phí trung gian (IC) 1000đ 3.392,68 3.361,38 3.199,60 3.293,53 4.Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 1.736,24 1.637,07 1.535,90 1.609,11 5.Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 1.720,22 1.618,47 1.507,37 1.586,47 6. Giá trị ngày công LĐ Công

1000đ 5,00 250,00 5,30 265,00 4,80 240,00 5,02 250,91 7.Lợi nhuận (Pr) 1000đ 1.470,22 1.353,47 1.267,37 1.335,56 Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Cùng với giá trị sản xuất thì thu nhập hỗn hợp tính bính quân cho 100 kg

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 64)