Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 29 - 32)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA

2.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ

nông hộ

2.1.6.1. Nhóm yếu tố tự nhiên

Đối với ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu có tác động trực tiếp và gián tiếp đến vật nuôi (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Ở nhiệt độ từ 23-33oC, lợn phát triển tốt nhất, ít mắc dịch bệnh và khả

năng tăng trọng cao. Khi lợn không bị mắc bệnh thì lợn sẽ lớn nhanh và phát triển bình thường, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Độ ẩm cao cũng ảnh hưởng tới khả năng thích nghi của lợn, làm tăng thân nhiệt trung tâm và cản trở sự phát triển của lợn (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Đất đai nói chung là nơi diễn ra hoạt động sản xuất chăn nuôi như xây dựng chuồng trại, trồng rau làm thức ăn cho lợn. Do đó, để phát triển chăn nuôi lợn thịt thì cần có một diện tích đủ lớn theo quy mô chăn nuôi. Vì vậy, đất đai là khâu then chốt cho sự mở rộng quy mô (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Nguồn nước cũng ảnh hưởng lớn tới mức tăng trưởng của lợn. Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu hàng ngày, nước còn dùng để thường xuyên tắm chải cho lợn, vệ sinh chuồng trại. Nguồn nước dùng cho lợn cũng phải là nước sạch, nước ngọt nhằm hạn chế sự nhiễm dịch bệnh cho lợn (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Qua phân tích ở trên ta thấy rằng, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi lợn thịt.Các yếu tố như khí hậu, đất đai, nguồn nước…có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển của lợn. Điều kiện tự nhiên tốt lợn sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao và ngược lại, điều kiện tự nhiện không thuận lợi nó sẽ cản trở sự phát triển của lợn thịt (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

2.1.6.2. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội

Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế. Đây là khâu then chốt của sản xuất hàng hóa, thị trường

chính là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Ngày nay, khi đời sống KT – Xh phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, đòi hỏi thị trường phải cung cấp sản phẩm thịt lợn có chất lượng cao. Đáp ứng nhu cầu đó, người chăn nuôi đã đầu tư lợn thịt hướng nạc nhằm tăng tỷ lệ thịt nạc trong thành phần thịt xẻ, nâng cao chất lượng thịt và an toàn. Tuy nhiên, phát triển thị trường thịt lợn còn gặp phải khó khăn do dịch bệnh và có nhiều sản phẩm thay thế cho thịt lợn như thịt gà, thịt bò… Vì vậy, thị trường tiêu thụ có tác động tích cực đến chăn nuôi lợn thịt. Thị trường tiêu thụ nhanh và ổn định sẽ là điều kiện tốt để người chăn nuôi mở rộng quy mô, yên tâm hơn khi chăn nuôi… Từ đó, giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Vốn sản xuất

Vốn là điều kiện tiên quyết để phát triển chăn nuôi lợn thịt. Vốn được sử dụng để xây dựng chuồng trại, mua con giống, đầu tư chăn nuôi, thuê lao động, mở rộng quy mô (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Tuy nhiên, mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi lợn thịt tương đối lớn song thời gian thu hồi vốn lại khá chậm do đặc điểm của chăn nuôi lợn thịt. Do đó, việc mở rộng quy mô chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp của các hộ gặp không ít những khó khăn (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Lao động

Lao động trong chăn nuôi lợn thịt phải là lao động có trình độ nhất định. Do đó, để phát triển chăn nuôi lợn thịt cần phải đào tạo được một đội ngũ lao động có trình độ, có hiểu biết sâu sắc về đối tượng phục vụ này. Ngoài ra, trong chăn nuôi lợn thịt có những công việc mang tính chất thủ công nên có thể tận dụng lao động bình thường nhàn rỗi. Lao động có ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu quả chăn nuôi (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Các chính sách KT – XH của Nhà nước

Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng. Nó có thể khuyến khích sự phát triển của một ngành sản xuất nào đó hoặc ngược lại, kìm hãm sự phát triển của ngành đó. Chăn nuôi lợn thịt tuy đã có nhiều chuyển biến song vẫn rất cần sự can thiệp của Nhà nước theo hướng thúc đẩy phát triển (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Ở nước ta, theo cấp quốc gia hoạt động chăn nuôi lợn thịt được giao cho Bộ NN&PTNT. Cục Nông nghiệp được thành lập năm 2003 theo sự cải tổ của Bộ, chịu trách nhiệm khởi thảo các chính sách về ngành chăn nuôi. Theo các địa phương (cấp tỉnh và thấp hơn), nhờ quá trình phân cấp quản lý, các tỉnh có thể ban hành chỉ thị và quyết định về hoạt động chăn nuôi lợn thịt được thực hiện trong phạm vi của tỉnh (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

2.1.6.3. Nhóm yếu tố thuộc về kỹ thuật và tổ chức sản xuất

Nhóm yếu tố kỹ thuật

Cũng như rất nhiều ngành chăn nuôi khác, trong chăn nuôi lợn thịt, con giống được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển. Do đó, nó đòi hỏi phải được chọn lọc sao cho phù hợp với mục đích sản xuất (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Thức ăn là nền tảng cho phát triển chăn nuôi. Tùy theo đặc tính sinh lý của mỗi vật nuôi mà yêu cầu về thức ăn thường khác nhau và cách chuyển hóa sản phẩm cũng khác nhau. Với lợn thịt, thức ăn là yếu tố cơ bản để tăng chất lượng thịt, tăng tỷ lệ nạc trong thịt xẻ. Do đó, nếu thức ăn không đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất về sau (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Bên cạnh giống và thức ăn, trình độ chăm sóc và nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của lợn, quyết định đến hiệu quả của chăn nuôi lợn. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng lợn thịt không giống nhau trong suốt thời kỳ, từ vận động cho lợn đến phối hợp các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của lợn (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Công tác thú y rất quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn lợn. Nếu được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho các hộ yên tâm đầu tư chăn nuôi lợn thịt (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Tổ chức sản xuất

Lựa chọn một hình thức tổ chức hợp lý sẽ tạo thế mạnh cho phát triển chăn nuôi. Trước kia, nước ta chỉ có hai hình thức sản xuất được tổ chức chủ yếu, đó là quốc doanh và tập thể. Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới nền kinh tế, kinh tế hộ nông dân đã được quan tâm phát triển hơn. Kinh tế hộ được khảng định như một đơn vị kinh tế tự chủ, có điều kiện phát huy thế mạnh của mình nhằm khai thác triệt để các tiền năng về đất đai, lao động, tiền vốn, tạo cho nông nghiệp nước ta có bước tiến vượt bậc (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 29 - 32)