Các hình thức tổ chức trong chăn nuôi lợn thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 26 - 27)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA

2.1.3. Các hình thức tổ chức trong chăn nuôi lợn thịt

Ở nước ta, chăn nuôi lợn thịt là ngành sản xuất hàng hóa đang phát triển mạnh với các phương thức và quy mô chăn nuôi khác nhau. Cụ thể, được phân theo phương thức và quy mô chăn nuôi như sau:

Phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi truyền thống (TT) là phương thức chăn nuôi được lưu truyền từ xa xưa, ngày nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến, nhất là ở các vùng kinh tế khó khăn, ít có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật. Với yêu cầu chuồng trại đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng thức ăn dư thừa trong sinh hoạt…Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là thời gian chăn nuôi kéo dài, năng suất chất lượng sản phẩm thấp, không đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng (Nguyễn Văn Kha, 2009).

Phương thức chăn nuôi công nghiệp (CN) là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ sở thâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng các giống lợn cho năng suất, chất lượng tốt như giống lợn hướng nạc. Đặc điểm của phương thức này là yêu cầu vốn đầu tư lớn, chuồng trại phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cơ giới hóa các khâu trong quy trình chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp được chế biến theo quy trình công nghiệp, năng suất sản phẩm cao, thời gian của một chu kỳ chăn nuôi ngắn phù hợp với QML. Đây là phương thức chăn nuôi được áp dụng phổ biến đối với các nước có nền công nghiệp phát triển, nhưng ở Việt Nam chưa được áp dụng rộng rãi (Nguyễn Văn Kha, 2009).

Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp (BCN) là phương thức chăn nuôi kết hợp giữa kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống với áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến. Sử dụng nguồn thức ăn có sẵn như cám, gạo, ngô, khoai, sắn…kết hợp với thức ăn đậm đặc pha trộn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho lợn. Giống lợn được sử dụng chủ yếu là lợn thịt hướng nạc, phương thức này phù hợp với hình thức chăn nuôi trong các trang trại ở Việt Nam (Nguyễn Văn Kha, 2009).

Quy mô chăn nuôi

Khác với trước đây, mỗi hộ nông dân thường chỉ nuôi 1 – 2 con lợn với mục đích chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm của ngành trồng trọt và thức ăn thừa trong sinh hoạt gia đình. Hiện nay, khi nền kinh tế đã có những thay đổi cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, chăn nuôi theo hướng hàng hóa đã phát triển, QML hơn, tăng cả về số lượng và chất lượng trong chăn nuôi lợn. Tùy theo điều kiện của các nông hộ (vốn, đất đai, lao động…), điều kiện tự nhiên mà cơ cấu chăn nuôi khác nhau. Tuy nhiên, phương hướng chung trong phát triển chăn nuôi lợn thịt là chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng giảm dần tỷ trọng phương thức chăn nuôi truyền thống với QMN lẻ, tăng dần trong phương thức chăn nuôi với quy mô phù hợp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao (Nguyễn Văn Kha, 2009).

Chăn nuôi theo quy mô gia trại: phương thức chăn nuôi này phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam…) và phát triển mạnh trong những năm gần đây, chiếm khoảng 10 – 15% đầu con, quy mô chăn nuôi phổ biến là từ 10 – 30 nái, hoặc từ 10 – 50 lợn thịt có mặt thường xuyên, ngoài các phụ phẩm nông nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng cho lợn, con giống chủ yếu là con lai có từ 50 – 70% máu lợn ngoại trở lên, công tác thú y và chuồng trại chăn nuôi đã được coi trọng hơn chăn nuôi truyền thống, năng suất chăn nuôi đã có tiến bộ. Khối lượng xuất chuồng bình quân 70-75 kg/con (Nguyễn Văn Kha, 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 26 - 27)