Áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 83 - 84)

Chăn nuôi là hoạt động luôn gắn liền với các đặc tính sinh học của vật nuôi, các điều kiện thời tiết, khí hậu phức tạp. Vì thế, vai trò của khâu kỹ thuật trong chăn nuôi luôn được đặt vị trí hàng đầu. Sự tác động của yếu tố kỹ thuật đến chăn nuôi lợn thịt đến từ nhiều hướng. Trước hết là từ ngành khoa học nghiên cứu về lợn, sau đó là sự phổ biến các kiến thức kỹ thuật đến người chăn nuôi do các đơn vị, các cơ quan chức năng tiến hành và do bản thân các hộ chăn nuôi tự học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi.

Trong khâu phổ biến kỹ thuật đến người nuôi luôn có những tác dộng thực tế đến hiệu quả ngành chăn nuôi lợn thịt nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung. Hiện nay, công tác này do rất nhiều cơ quan, đơn vị tiến hành. Đó là các cơ quan khuyến nông, các đơn vị kinh doanh giống, vật tư chăn nuôi, các đơn vị liên quan (các HTX, các công ty liên kết kinh doanh với người chăn nuôi,...).

Qua bảng 4.19, ta thấy được, đại đa số các hộ chăn nuôi lợn thịt QML và vừa được HTKT. Với hộ chăn nuôi QML là 100% và hộ chăn nuôi QMV là 90%.

Bảng 4.19. Tỉ lệ hỗ trợ kỹ thuật cho hộ chăn nuôi lợn thịt được điều tra

Nội dung

Hộ chăn nuôi QML Hộ chăn nuôi QMV Hộ chăn nuôi QMN

Được HTKT Không được HTKT Được HTKT Không được HTKT Được HTKT Không được HTKT Số lượng (hộ) 20 0 16 4 5 15 Tỷ lệ (%) 100,00 0,00 80,00 20,00 15,00 75,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Ngược lại, đối với hộ chăn nuôi QMN, tỉ lệ hộ được HTKT là 15%. Các hộ được HTKT được tham gia các buổi hội thảo, các đợt tập huấn, được phát các tài liệu liên quan đến về kĩ thuật chăn nuôi, thức ăn, phòng chữa bệnh,... Mặc dù đa số các hộ đều nhận thức được tầm quan trọng của khâu kỹ thuật, được hướng dẫn đã biết cách tổ chức sản xuất, lựa chọn con giống, thức ăn, chăm sóc đúng kỹ thuật,... Nhưng các hộ chăn nuôi lợn thịt theo QMN, theo hình thức TT, số lượng con nuôi ít, vẫn chưa coi trọng công tác này mà chỉ dựa trên kinh nghiệm của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 83 - 84)