Ảnh hưởng của dịch bệnh đến chăn nuôi lợn thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 77 - 80)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA

4.2.3. Ảnh hưởng của dịch bệnh đến chăn nuôi lợn thịt

Công tác thú y phòng trừ dịch bệnh là một trong những yếu tố quan trọng đối với ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng. Công tác này được chú ý hơn trong chăn nuôi hộ. Với QML, đàn lợn tập trung đông, đa dạng về lứa tuổi trong cùng một thời điểm, làm mật độ chăn nuôi cao nên khả năng bùng phát dịch bệnh là không nhỏ. Với QMN, người dân lại thường không chú ý tới việc phòng bệnh theo quy trình. Do đó, quy trình chăm sóc và quản lý đàn lợn cần tuân thủ chặt chẽ để phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.

Công tác thú y ở huyện Nam Đàn được quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật thú y có trình độ và am hiểu thực tế. Người chăn nuôi lợn thịt được cung cấp các thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, được tư vấn cách sử dụng thuốc có hiệu quả, chủ động trong phòng chống dịch bệnh. Trong những năm qua, trạm thú y huyện đã hoạt động rất hiệu quả để thực hiện chức năng phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại các hộ nông dân, công tác phòng chống dịch bệnh của trạm thú y huyện được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 4.17. Lịch trình tiêm phòng dịch bệnh cho lợn tại huyện Nam Đàn

Loại vacxin Tuổi (ngày)

1.Tiêm sắt lần 1 2-3

2.Tiêm sắt lần 2 12-13

3.Dịch tả lợn lần 1 (Nếu lợn mẹ chưa tiêm) 20

4.Phó thương hàn lần 1 20 5.Phó thương hàn lần 2 28-34 6.Phù đầu lợn con 28-35 7.Dịch tả lợn lần 2 45 8.Tụ huyết trùng 60 9.Đóng dấu lợn 70

Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp nói chung thì các nhà máy thức ăn gia súc trên địa bàn huyện và tỉnh Nghệ An đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, khuyến khích các hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp với QML bằng cách cung cấp giống và thức ăn chăn nuôi tới tận tay người nông dân, tất cả các yếu tố đó đã tạo điều kiện cho chăn nuôi lợn của huyện phát triển.

Hiện nay, cùng với xu thế CNH – HĐH của đất nước, kinh tế huyện Nam Đàn đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Trên địa bàn huyện đã có hàng loạt các công ty được xây dựng mới và hoàn thành đi vào sản xuất, do đó môi trường bị ô nhiễm rất lớn, cùng với khí hậu thất thường. Đặc biệt là trong những tháng giao mùa như tháng 2, tháng 3 là nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm đối với chăn nuôi lợn thịt như dịch lở mồm long móng, dịch tiêu chảy, dịch lợn tai xanh.Trong đó, dịch bệnh tai xanh đã và đang gây ra những thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Lợn tai xanh là một trong những bệnh rất nguy hiểm, có tỷ lệ chết cao và lây lan nhanh, trong khi đó việc phát hiện bệnh là không đơn giản. Vì thế, hộ nên chủ động trong chăn nuôi và phòng tránh dịch bệnh.

Tuy nhiên, một vấn đề nổi lên hiện nay là ý thức của người chăn nuôi cũng như tư thương về việc ngăn chặn dịch bệnh còn hạn chế vì lý do lợi nhuận. Người chăn nuôi thì cố gắng giảm bớt chi phí, còn tư thương vì siêu lợi nhuận đã nhập những giống lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm dịch về an toàn dịch bệnh, bán lại cho người chăn nuôi để kiếm lợi. Chính vì thế, dịch bệnh các bùng phát mạnh mẽ và ngày càng lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi.

Qua bảng ta có thể thấy, quy mô chăn nuôi khác nhau thì tỷ lệ lợn mắc bệnh khác nhau. Nguyên nhân là do cách thức chăn nuôi quy mô chăn nuôi, mức đầu tư về phòng bệnh, về chuồng trại cũng như trình độ và kinh nghiệm chăn nuôi khác nhau dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và rủi ro khác nhau. Đối với lợn thịt bệnh thường gặp đối với cả 3 quy mô là dịch tả và tụ huyết trùng. Qua điều tra khảo sát tại 3 xã thì đã có 57 con lợn chết vì dịch bệnh. Đàn lợn chủ yếu mắc bệnh dịch tả, tụ huyết trùng và một số bệnh khác.

Bảng 4.18. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt Chỉ tiêu Chỉ tiêu Nhóm hộ chăn nuôi Tổng QML QMV QMN SL (Con) CC (%) SL (Con) CC (%) SL (Con) CC (%) 1.Tổng số đầu lợn 1.599 100,00 655 100,00 269 100,00 2.523 2. Số con được tiêm

phòng một đợt 1480 92,56 579 88,40 182 67,66 2.241 3. Số bệnh lợn thường mắc Dịch tả 124 7,75 92 14,05 67 24,91 283 Tụ huyết trùng 11 0,69 21 3,21 35 13,01 67 Đóng dấu 5 0,31 13 1,98 22 8,18 40 Lở mồm long móng 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 Bệnh khác 15 0,94 16 2,44 9 3.35 40 4. Tổng số con chết do bệnh 35 2,19 14 2,14 8 2,97 57 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Nguyên nhân dẫn đến việc đàn lợn vẫn mắc các bệnh trên không thể không kể đến công tác vệ sinh phòng bệnh của người chăn nuôi chưa tốt. Bên cạnh đó, công tác tiêm phòng của huyện hiện nay chưa hiệu quả.Một phần do kinh phí tiêm phòng không chủ động được, cộng với sự thay đổi của khí hậu thời tiết khiến lợn chết, dịch bệnh lây lan. Hiện nay theo QĐ 63/2005 QĐ-BNN về tiêm phòng bắt buộc cho gia súc, gia cầm quy định nói rất rõ về đối tượng tiêm phòng, phạm vi tiêm phòng và chế độ tiêm phòng giúp hộ chăn nuôi yên tâm, giảm được nhiều rủi ro cho chăn nuôi. Tuy nhiên, theo quyết định này, việc tiêm phòng diễn ra 1 năm 2 lần, không phải theo lứa. Thực tế hiện nay, mỗi gia đình có thể nuôi được 3 lứa 1 năm, một năm tiêm hai lứa là quá ít, thực tế chỉ tiêm được 2 lứa mà thôi. Chưa kể những gia đình nuôi đan xen nuôi 4 lứa một năm.

Một nguyên nhân nữa là đội ngũ cán bộ làm công tác Thú y ở nước ta nói chung và huyện Nam Đàn nói riêng không chỉ ít về lực lượng mà trình độ được

người dân phản ánh là còn hạn chế, làm cho dịch bệnh lây lan. Không thể không nói đến công tác vệ sinh phòng bệnh của người chăn nuôi còn kém. Bên cạnh đó công tác tiêm phòng của xã hiện nay còn nhiều yếu kém, một phần do kinh phí tiêm phòng không chủ động được cộng với sự thay đổi của khí hậu thời tiết làm cho lợn chết, dịch bệnh lây lan.

Do đó, biện pháp quan trọng đầu tiên là chính người chăn nuôi phải phòng, chống và nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn trong chăn nuôi để chủ động có phương pháp đối phó như tiêm phòng, cách ly, vệ sinh chuồng trại và phải tiêu hủy ngay những con đã mắc bệnh, các hộ chăn nuôi thường có xu hướng giảm quy mô khi có dịch bệnh xảy ra song vẫn còn có một số lượng hộ chăn nuôi giữ nguyên quy mô chăn nuôi ngay cả khi có dịch bệnh vì họ kỳ vọng giá cả sẽ tăng cao sau khi kết thúc dịch bệnh ở địa phương và các vùng lân cận. Bệnh dịch là nguyên nhân quan trọng làm cho chăn nuôi không có lãi, lợn chết hoặc lợn mắc một bệnh nào đó thì tính phàm ăn, sự tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng sinh sản, cho sữa của lợn đều bị ảnh hưởng. Do đó, để duy trì một đàn lợn khoẻ mạnh là quản lý dịch bệnh tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 77 - 80)