Một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 90 - 100)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.3.Một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔ

4.3.3.Một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn

bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

4.3.3.1. Giải pháp về công tác quy hoạch đất đai

Quy hoạch đất đai là giải pháp có tính lâu dài cho ngành chăn nuôi nói chung và chủ hộ chăn nuôi lợn nói riêng. Dựa trên mục tiêu đề ra là quy hoạch các khu vực chăn nuôi tập trung tách biệt với khu dân cư nhằm đảm bảo hai mục đích, thứ nhất là hạn chế ô nhiễm môi trường, thứ hai là góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Bởi vì những khu quy hoạch này, các hộ có điều kiện về không gian đất đai để chăn nuôi với quy mô lớn, thiết kế chuồng trại theo hướng hiện đại và lâu dài. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện, các xã, thị trấn cần triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi công nghiệp, tập trung,các chủ hộ chăn nuôi, các trang trại. Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa... tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các hộ dân có dự án đầu tư khả thi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả, nhất là những vùng sâu, vùng xa sang phát triển khu vực chăn nuôi tập trung.Trước mắt ưu tiên tập trung quy hoạch khu vực chăn nuôi lợn tập trung xa khu dân cư, chuyển đổi một phần diện tích đất trũng kém hiệu quả sang phát triển khu vực chăn nuôi lợn tập trung. Mở rộng quy mô chăn nuôi lợn phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng hộ và trong cả khu vực chăn nuôi tập trung.

Mỗi xã, Thị Trấn quy hoạch từ 5- 10 ha, tập trung vào các xã có chăn nuôi phát triển như xã: Nam Tân, Nam Thanh, Hùng Tiến,...Phấn đấu đến năm 2017 mỗi xã, Thị trấn có ít nhất từ 2 cơ sở chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Mỗi xã

cần quy hoạch cụ thể khu vực chăn nuôi tập trung cách xa khu dân cư. Khuyến khích và hỗ trợ các hộ nông dân trong quá trình lập dự án, vay vốn, đấu thầu, xây dựng các khu chăn nuôi tập trung. Tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật, thú y và xử lý chất thải khi các khu chăn nuôi tập trung đã được hình thành.

Đưa những giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào chăn nuôi ở khu vực chăn nuôi lợn tập trung. Trên cơ sở đó, cung cấp một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học chăn nuôi vào sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ sinh học nhằm tạo ra những bước đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng cơ sở giết mổ, chến biến thịt lợn, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... để phục vụ và thúc đẩy chăn nuôi lợn tập trung phát triển. Huyện hiện đang có dự án xây dựng 1 lò giết mổ tập trung, một ở Thị trấn. Cần sớm hoàn thành và đưa 2 cơ sở giết mổ này vào hoạt động để giải quyết vấn đề đầu ra, đồng thời quản lý tốt hơn vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tăng cường hệ thống quản lý Nhà nước và hệ thống kiểm tra, thanh tra, khảo, kiểm nghiệm và kiểm định về giống và thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm chăn nuôi và thuốc thú y. Xây dựng chính sách hợp lý, công bằng nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển khu vực chăn nuôi tập trung.

4.3.3.2. Giải pháp về vốn

Vốn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của các chủ hộ chăn nuôi, nó là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hiện nay nhu cầu về vốn cho các chủ hộ chăn nuôi để đầu tư và sản xuất là một vấn đề rất bức xúc và cần được giải quyết. Trong những năm qua vốn đầu tư vào sản xuất các chủ hộ chăn nuôi được bổ sung đáng kể nhưng nhu cầu về vốn để sản xuất của các chủ hộ chăn nuôi lợn còn rất lớn. Do đó, để giải quyết vốn cho các chủ hộ vay đầu tư vào sản xuất kinh doanh phải có các biện pháp huy động, cho vay và sử dụng vốn có hiệu quả.

Thực tế, hiện nay việc cho vay vốn của các ngân hàng không còn khó khăn, các thủ tục vay đơn giản hơn rất nhiều nhưng số tiền ngân hàng cho vay còn rất ít và thời gian vay ngắn. Cộng thêm khó khăn là các hộ có tài sản thế chấp rất nhỏ so với nhu cầu vay của ngân hàng. Nên hầu hết các hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp với quy mô lớn đều phải mua chịu giống cũng như thức ăn với lãi suất tương đối cao. Vì vậy, để tạo điều

kiện tốt cho các hộ mở rộng quy mô chăn nuôi, chúng tôi có để nghị một số giải pháp sau:

- UBND huyện cần tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt quyết định số 423/2000/QĐ-NHNN ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế chủ hộ. Đổi mới về hình thức vay tín dụng như tăng hình thức cho vay trung hạn và dài hạn. Phát triển đa dạng các hình thức tín dụng nhằm năng cao tỷ lệ số chủ hộ được vay, nâng cao mức vốn được vay đối với một chủ hộ, cần đơn giản các thủ tục vay vốn, chủ hộ chăn nuôi có thể thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư để vay vốn từ các tổ chức tín dụng.

- Các tổ chức tín dụng cần tìm hiểu cho đúng đối tượng cần vay vốn, nghĩa là đối tượng cho vay vốn của Ngân hàng phải là những hộ thực sự cần vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn đúng mục đích chứ không phải vay vốn để tiêu dùng, cần có biện pháp ưu đãi đối với những nông hộ nghèo.

- Việc dùng tài sản thế chấp cũng như các vật dụng thế chấp của Ngân hàng hiện nay đã hạn chế rất nhiều nhu cầu vốn của hộ, do đó trong những năm tới, các tổ chức tín dụng nên có biện pháp thay đổi cho phù hợp. Hiện nay Nhà nước ta đã có quy định các tổ chức kinh tế có thể thế chấp bằng tính khả thi của dự án, cho nên, Ngân hàng huyện nên áp dụng hình thức này để khuyến khích sản xuất, đồng thời cũng nên mở rộng hình thức tín dụng dài và trung hạn vì đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với các dự án sản xuất kinh doanh dài. ngân hàng nên có quy định các hình thức cho vay vốn phù hợp đối với từng loại nông hộ. Chẳng hạn:

+ Đối với những nông hộ nghèo, do tài sản thế chấp hạn chế vì vậy hình thức tín dụng ở đây là tương trợ, giảm lãi suất, cộng với việc tư vấn sản xuất kinh doanh.

+ Đối với những hộ trung bình: Thì nới rộng hình thức cho vay vốn trung hạn để hộ có điều kiện mạnh dạn mở rộng sản xuất nông nghiệp cũng như ngành nghề - dịch vụ để tăng thu nhập cho người dân.

- Nghiên cứu các biện pháp huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nông thôn để tăng cường vốn vay cho nông hộ cần vốn. Quy mô của Ngân hàng nông nghiệp nông thôn cần mở rộng hơn, vì đây là loại hình Ngân hàng rất ưu ái của Nhà nước ta đối với nông nghiệp nông thôn. Đồng thời cũng cần có các chính sách mềm dẻo để Ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng nông thôn hoạt động theo cơ chế thị trường, có như vậy mới tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và nguồn vốn sẽ được giải ngân nhiều hơn.

- Biện pháp cuối cùng là thường xuyên tư vấn sản xuất cho tất cả các nông hộ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Có thể tư vấn cho các hộ gặp khó khăn về vốn chăn nuôi theo phương thức gối nhiều lứa nhằm xoay vòng vốn nhanh. Tăng cường khuyến nông cơ sở cũng như tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật.

4.3.3.3. Giải pháp về giống

Hiện nay, ở huyện Nam Đàn, thị trường cung cấp giống rất phong phú với các giống lợn khác nhau như lợn thịt hướng nạc, lợn lai kinh tế, có nguồn gốc xuất xứ khác nhau từ các trang trại chăn nuôi trong vùng, do các thương dân bán buôn trong và ngoài huyện, giống từ công ty giống Trung Ương, từ trung tâm giống của huyện. Như vậy, việc lựa chọn xác định giống lợn nuôi rất khó khăn với người chăn nuôi. Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi đề ra một số giải pháp nhằm cung cấp giống có chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng, theo sơ đồ 4.2.

Sơ đồ 4.2. Nguồn cung cấp giống

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2016)

Đối với các trung tâm giống, viện nghiên cứu: cần đưa ra các giống có chất lượng tốt, có cơ sở khoa học, tạo điều kiện cho việc hỗ trợ mua bán của các tổ chức cá nhân. Phải đảm bảo luôn có đủ giống cung cấp cho thị trường huyện, có cách chính lược quảng cáo giới thiệu về giống lợn để người nông dân dễ dàng

Trung tâm giống cơ sở

Trung tâm giống địa phương

Hộ nuôi lợn nái Hộ nuôi lợn thịt

Công ty giống, trung tâm giống Trung Ương

nắm bắt thông tin, hỗ trợ người dân trong khâu vận chuyển, hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật chăm sóc và tiêm phòng đối với từng loại giống.

Đối với cấp huyện, xã cần tạo điều kiện tốt cho các hộ lựa chọn giống tốt có hiệu quả kinh tế cao. Thông qua các buổi hội thảo để hướng dẫn cho người chăn nuôi về các loại giống, cách chọn giống tốt, liên hệ và giới thiệu các trung tâm, công ty hay những hộ cung cấp giống y tín, có chất lượng tốt.

Đối với hộ nông dân: phải nhạy bén, năng động, học hỏi, thông tin cho nhau, mua giống tốt rõ nguồn gốc trên thị trường, tạo điều kiện khuyến khích chăn nuôi phát triển.

Trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng thì giống được coi là “tiền đề” vì nó có tác dụng làm tăng năng suất và hiệu quả cho các chủ hộ. Tiếp tục sử dụng con giống có năng suất, chất lượng tốt hiện có ở trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ hộ nhập khẩu nguồn gien, giống có năng suất, chất lượng cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng các cơ sở sản xuất giống đảm bảo cung ứng đầy đủ giống tốt cho sản xuất.

Các xã có chăn nuôi lợn thịt phát triển cần khuyến khích đầu tư xây dựng các trại lợn ông bà nhằm đáp ứng nhu cầu giống tại chỗ.

- Tiếp tục thực hiện chương trình nạc hoá đàn lợn. Triển khai các chương trình giống lợn theo Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục chương trình giống cây trồng, vật nuôi đến năm 2010.

Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi nhập giống tốt, đặc biệt là tinh lợn có năng suất cao của các hãng nổi tiếng trên thế giới.

Tăng cường quản lý lợn đực giống phối giống trực tiếp theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/1/2005.

Quyết định Số 10/2008/QĐ - TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 Về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.

1. Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2. Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như lợn, gia cầm, bò; đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phương.

4. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp.

4.3.3.4. Giải pháp về thức ăn

Sản xuất và cung ứng thức ăn đáp ứng từng giống và phương thức sản xuất đặc thù, vì chất lượng thịt phụ thuộc nhiều vào thức ăn chăn nuôi (cùng một loại con giống, nhưng chất lượng thức ăn khác nhau sẽ cho sản phẩm khác nhau).

Thực tế các hộ chăn nuôi lợn thịt chủ yếu sử dụng giống lợn lai. Do đó cần khuyến cáo bà con nông dân nên chăn nuôi theo phương thức ăn thẳng, sử dụng thức ăn hỗn hợp khô gồm: cám gạo, cám ngô, cám công nghiệp. vì phương thức chăn nuôi này cho lợn tăng trọng nhanh lại tiết kiệm được thời gian nấu, tiết kiệm được chất đốt, rau xanh và đỡ vất vả cho người chăn nuôi đặ biệt giúp cho các hộ nông dân có khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi

Các chủ hộ, trang trại chăn nuôi lợn thịt cần hợp đồng chặt chẽ với các nhà cung cấp ổn định về số lượng, chất lượng thức ăn và giá cả hợp lý. Các cơ sở sản xuất thức ăn cần phải cải tiến phương thức cung cấp, giảm các chi phí trung gian không cần thiết, giảm chi phí bao bì, tìm mọi biện pháp cải tiến kỹ thuật và chính sách để giảm giá thức ăn chăn nuôi. Các cơ quan quản lý chuyên ngành tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi trên thị trường.

Mở lớp tập huấn sử dụng thức ăn cho các hộ chăn nuôi, hướng dẫn người nông dân tận dụng nguồn thức ăn có sẵn, dễ kiếm, cách pha trộn hợp lý đảm bảo chất lượng để đảm bảo giá thành sản phẩm

Ngoài việc cung cấp cho người chăn nuôi cách pha trộn thức ăn trên bao bì của các công ty cám cần phải cung công thức lượng thức ăn cần thiết hàng ngày cho lợn theo độ tuổi và theo từng giai đoạn giống lợn.

Việc cho các hộ chăn nuôi mua cám trả chậm, sau khi xuất chuồng sẽ thanh toán đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản suất, chăn nuôi đặc biệt là với nhóm hộ có vốn đầu tư ít và nhóm hộ nghèo.

Quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích trồng lúa để tăng cường diện tích trồng ngô, khoai và các loại cây trồng ngắn ngày làm thức ăn chăn nuôi lợn thị. Hiện nay diện tích đất trồng màu chưa được sử dụng trong vụ đông là rất nhiều do sự phát triển của các nghề phụ và cộng thêm là năng suất cây trông không ổn định nên người nông dân không hăng hái sản suất trồng trọt. Huyện cần có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ người nông dân về giống và kỹ thuật trồng một số loại cây trồng cho năng suất và sản lượng cao như ngô, đậu tương. để làm thức ăn chăn nuôi cho lợn chả các hộ chăn nuôi. Biện pháp sẽ giúp cho người chăn nuôi hạ thấp được giá thành sản phẩm, tạo điều kiện phát triển kinh tế chăn nuôi.

4.3.3.5. Giải pháp về thú y và phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm

Đối với Chính quyền huyện, xã

Đầu tư xây dựng và nâng cấp nguồn lực của hệ thống thú y. Đào tạo nâng cao năng lực chuẩn đoán, điều trị bệnh ở lợn cho đội ngũ thý y viên, đặc biệt mạng lưới thú y cơ sở, triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh thú y. Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh theo Quyết định số 62/2000/QĐ-BNN ngày 11 tháng 7 năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tăng cường kiểm soát, giám sát và kiểm dịch thú y. Phát triển mạng lưới thú y viên tại cơ sở. Khuyến khích các hoạt động bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm các trang trại chăn nuôi. Nâng cao chất lượng công tác thanh kiểm tra chất lượng thuốc, vắc xin lưu thông trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 90 - 100)