Sự thâm nhập và quan hệ Việt – Pháp trước 1858

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 29 - 36)

1.1. Vài nét tổng quan về sự thâm nhập của Pháp vào Việt Nam

1.1.2. Sự thâm nhập và quan hệ Việt – Pháp trước 1858

Sự thâm nhập bằng con đƣờng thƣơng mại hàng hải: quá trình Pháp thâm nhập vào Việt Nam luôn có sự song hành giữa thương nhân và giáo sĩ truyền giáo. Từ các tàu buôn của CIO, thương nhân và giáo sĩ từng bước đến và tiến hành các hoạt động buôn bán, truyền giáo trên địa bàn Đại Việt.

Vào nửa cuối thế kỉ XVII, CIO chủ yếu hoạt động trên địa phận Đàng Ngoài. Năm 1669, một thương thuyền của Pháp khởi hành từ Xiêm (Thái Lan) đến Đàng Ngoài, chính thức đặt quan hê thông thương với chính quyền Lê – Trịnh. Chúa Trịnh cũng đồng ý cho thiết lập trụ sở ở Phố Hiến. Sau khi chuyến tàu của F. Pallu năm 1674 không đến nơi do bão biển, người Pháp ở Đàng Ngoài phải chờ đến năm 1680 tàu buôn Tonquin từ CIO ở Pondichéry được phái đến. Thực chất với chiếc tàu trọng tải 250 tấn thì hoạt động buôn bán không nhiều nhưng cũng được coi là thành công. F. Pallu nghe tin đó, trên đường quay trở lại Đàng Ngoài11

ông thúc giục Baron đưa thêm thuyền đến vùng này. Baron đã cấp cho F. Pallu một chiếc thuyền nhỏ là Saint Joseph. Nhưng kết quả tàu Saint Joseph đạt được không đạt được như mong muốn của F. Pallu. Từ sau năm 1682, Pháp không còn cử tàu buôn nào đến Đàng Ngoài.

11 Năm 1674, sau khi chiếc thuyền của ông gặp bão bị cuốn vào Philippin. Ông bi bắt và giải về Madrid nhung được xử trắng án. Ông về Pháp thuyết phục triều đình Pháp ủng hộ hoạt động thương mại ở Viễn Đông. 3 – 1681, ông lên đường quay lại Đàng ngoài mang theo bức thư của vua Louis XIV.

Sau khi Baron, J. B. Colbert và F. Pallu lần lượt qua đời (1683 – 1684), hoạt động của thương điếm Pháp ở Đàng Ngoài thực chất chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Thương nhân Pháp bắt đầu có sự chuyến hướng vào Đàng Trong.

Khi EIC và VOC từng bước rút khỏi Đàng Ngoài thì CIO vẫn duy trì thương điếm ở Phố Hiến, dù chỉ là trên danh nghĩa. Cùng với đó, CIO tìm đến các thương cảng lớn ở Đàng Trong và thiết lập quan hệ giao thương với chúa Nguyễn. Nửa đầu thế kỉ XVIII, Đàng trong có sự phát triển mạnh mẽ. Chúa Nguyễn có những chính sách thương mại mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Sau gần một thế kỉ kiến tạo và mở rộng lãnh thổ, “Đàng Trong với tư cách là một quốc gia ra đời và phát triển trên sự phát triển của nền thương mại và kinh tế trong nhưng thập niên quyết định này”. [76, tr. 175]. Đàng Trong trong con mắt thương nhân nước ngoài trở thành một vương quốc thịnh vượng, một trung tâm thương mại lớn ở Đông Nam Á.

Khi chuyển hướng giao thương vào Đàng Trong, Pháp vừa phải cạnh tranh với Anh vừa tìm kiếm các địa điểm có ảnh hưởng trong giao thương. Công ti CIO cũng đã nhận định nên chiếm đóng Côn Đảo vì vị trí quan trọng của nó trên con đường thương mại hàng hải. Tuy nhiên, năm 1702, người Anh đã nhanh chân hơn khi đặt quyền ảnh hưởng lên hòn đảo này. Đến năm 1774, De Rothe đại diện cho CIO ở Pondichéry12

đã điều Jacques O'Friell đến Đàng trong xem tình hình buôn bán nơi đây. Ông được chúa Thế Tông – Võ vương Nguyễn Phúc Khoát cấp giấy phép buôn bán và cho xây dựng các cơ sở đặt hàng hóa. Nhận thấy tình hình thương mại có triển vọng phát triển ở đây, De Rothe đề đạt ý kiến lên toàn quyền Pondichéry – J.F. Dupleix để tổ chức buôn bán với Đàng Trong. Nhưng sau đó kế hoạch này bị hoãn do cuộc chiến tranh Anh – Pháp (1740 – 1748). Tuy nhiên, Dupleix không từ bỏ và vẫn tìm cách để vào xứ Đàng Trong. Cùng lúc đó, triều đình Pháp cũng tiến hành chuẩn bị

12 Công ti đông ấn của Pháp ở đông nam Ấn Độ. Đây được xem là cơ sở thương mại đặc biệt quan trọng cảu

cho một kế hoạch thương mại đến Đàng Trong. Người được triều đình phái đi lần này là Pierre Poivre.13

Pierre Poivre được cử đi thực hiện hai nhiệm vụ là: - Xúc tiến buôn bán với Đàng Trong và lập một chi điếm ở đó. – Tìm cây hương liệu cho đảo Ile de France và làm cho Hà Lan mất độc quyền buôn bán các hương liệu tinh như quế, hồ tiêu, gừng, đinh hương và nhục đậu khấu. Ông đến Đàng Trong vào tháng 8 – 1749, hai tháng sau ông rời đi với tâm trạng tuyệt vọng về tình hình buôn bán đen tối ở đây. Mặc dù vậy, ông vẫn được chúa Nguyễn đón tiếp nồng hậu và được cấp giấy phép buôn bán với Đàng Trong14. Dù kết quả không như ý, nhưng chuyến đi của ông được xem là nổ lực cao nhất của triều đình Pháp trong quan hệ giao thương với Đại Việt. Bởi đây là chuyến đi chính thức của đại diện triều đình Pháp đến Đại Việt, trước đó phần nhiều chỉ là những nhóm người hoặc cá nhân đơn lẻ đến tìm cách giao thương.

Kế hoạch buôn bán với Đại Việt vẫn được giới cầm quyền ở Ponchéry chú ý. Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên các kế hoạch trên thực tế đều không thành công. Khoảng giữa thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế - chính trị biến đổi làm cho uy thế của Pháp trên thế giới giảm sút đáng kể. Bên cạnh đó, sự gắn bó quá chặt chẽ giữa MEP với CIO đã làm cho các hoạt động giao thương của công ti này không còn hiệu quả. Bởi lẽ, hoạt động của CIO vừa phải che mắt người dân bản địa cũng như người Châu Âu lúc đó dưới các hoạt động thương mại, vừa tiến hành thực thi nhiệm vụ truyền giáo, cải giáo và mở rộng giáo phận của MEP ở Đại Việt nên hiệu quả thương mại giảm xuống thấp nhất.

Sự yếu kém của CIO cũng còn do một phần là chính quyền Đại Việt có sự thay đổi trong chính sách thương mại với người Châu Âu nói chung và

13

Người này từng học trong hội truyền giáo nước ngoài Paris, nhưng với bản tính ham phiêu lưu nên ông rời MEP năm 1747. Ông cũng được xem là nhà thực vật học , có nhiều nghiên cứu thú vị về thực vật và khá am hiểu về vùng Đông Ấn.

14 Năm 1752 ông có trở lại Đàng Trong một lần nữa để nối lại quan hệ buôn bán nhưng vào đúng thời kì các chúa Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo, trục xuất giáo sĩ nên gặp nhiều khó khăn.

Pháp nói riêng. Nguyên do là chính quyền đã bắt đầu nhận thấy những toan tính phía sau hành động buôn bán của thương nhân, cùng với những ứng xử thiếu khôn ngoan của một số giáo sĩ thời kì này. Những lo lắng về chủ quyền dân tộc15 và sự xâm lấn ngày một sâu rộng của Công giáo, đã phá vỡ những nghi lễ truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng dân tộc, chính quyền Đại Việt thực thi những biện pháp mạnh đối với thương nhân và giáo sĩ phương Tây trong đó có người Pháp. Khi nhận thấy sự “nguy hiểm” của các giáo sĩ truyền giáo, giới cầm quyền ở hai Đàng đều tiến hành các chính sách cấm đạo và trục xuất các giáo sĩ. Hơn thế, bản thân sự quản lí lỗi thời của bộ máy chính quyền phong kiến đang dần mục ruỗng từ bên trong các quan lại khiến cho các thương nhân không còn mặn mà với buôn bán ở vùng đất này.

Với những thay đổi trên, đó có thể là những khó khăn chủ quan hay khách quan thì nửa cuối thế kỉ XVIII thương nhân Pháp cũng dần rút khỏi Đại Việt. Sau hơn một thế kỉ giao thương ở vùng đất này, người Pháp cũng đã thành công ở một khía cạnh nào đó khi từng bước đưa Công giáo và thương mại thâm nhập vào Đại Việt. Sự thành công đó một phần do hoạt động của thương nhân thông qua CIO, một phần là sự tích cực của MEP trong hoạt động truyền giáo.

Sự thâm nhập bằng con đƣờng truyền giáo: Trước khi các giáo sĩ của MEP đến Đại Việt thực hiện công tác truyền giáo, giáo hội đã có nhiều năm hoạt động và phát triển dưới sự dẫn dắt của Dòng Tên (Dòng Chúa Jesuits), dòng Đa Minh (Domenican), dòng Franxisco. Đầu tiên khi các giáo sĩ theo các thuyền buôn Châu Âu đên Đại Việt thực hiện truyền giáo không đạt được nhiều kết quả, phần vì Đại Việt vốn là nước có nền văn hóa riêng, phần vì công tác truyền giáo chưa có hệ thống, chủ yếu được thực hiện do những vọng ước các nhân các giáo sĩ. Đầu thế kỉ XVII, Dòng Tên tổ chức hệ thống truyền giáo, đặt nền móng đầu tiên cho Giáo hội Công giáo Việt Nam.

15

Công tác truyền giáo của Dòng Tên vào thời kì A. de Rhodes đã đạt đến sự hưng thịnh. Hơn nửa thế kỉ truyền giáo ở Đại Việt các giáo sĩ Dòng Tên giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại giữa Đại Việt với các nước Phương Tây trong đó có Pháp. Họ cũng là cầu nối trong giao lưu văn hóa Đông Tây ở Đại Việt thời kì này. Tiêu biểu là sự đóng góp to lớn của A. de Rhodes cùng một số giáo sĩ khác16 khi đã la tinh hóa tiếng Việt, cho ra đời chữ quốc ngữ. Sự hưng thịnh dưới thời kì A. de Rhodes được duy trì cho đến khi MEP vào. Nếu nói Dòng Tên đã xây dựng một nền tảng vững vàng, thuận lợi thì MEP cùng các Dòng khác đã hoàn thiện Giáo hội Công giáo Việt Nam và đi đến sự cường thịnh.

MEP ra đời trên sáng kiến và kiến nghị của A.de Rhodes lên Tóa thánh. MEP là hội đầu tiên đào tạo thừa sai cho mục đích truyền giáo. Hội hoạt động trong khu vực Đông Á bao gồm cả Đông Dương và Việt Nam. Đối với Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung, các thừa sai trong MEP hoạt động gắn liền với giao thương buôn bán của CIO và sau đó là sự liên kết giữa giáo sĩ, thừa sai với sự bành trướng của thực dân Pháp.

MEP vào Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVII, khi đó Đại Việt và Pháp chưa có nhiều quan hệ. Sau khi Pháp được thiết lập trụ sở buôn bán ở Thăng Long và Phố Hiến nhưng hoạt động không nhiều. Danh nghĩa là thương điếm buôn bán nhưng thực chất đây là trụ sở của các giáo sĩ vì họ hoạt động dưới mác là thương nhân. MEP thâm nhập Đại Việt vào thời kì mà chính quyền hai Đàng bắt đầu thực thi các chính sách cấm đạo. Hoạt động truyền giáo không còn thuận lợi như thời kì A.de Rhodes. Tuy nhiên, MEP vẫn tiến hành các chiến lược lâu dài cho việc xác lập và mở rộng tầm ảnh hưởng của MEP ở đây. MEP chú trọng đến việc đào tạo các linh mục bản xứ, nó được xem là biện

16 Chữ quốc ngữ không hoàn toàn do A. de Rhodes sáng chế mà đó là công trình của nhiều thừa sai: ngoài de Rhodes còn có Francisco de Pina (xây dụng bộ chính tả thanh, dấu tiếng Việt), Gaspar de Amaran – giáo sĩ người Ý và Antonio de Barbosa – giáo sĩ Bồ Đào Nha (là hai tác giả của cuốn từ diển Việt – Bồ đầu tiên). A. de Rhodes là người hoàn thiện các công trình trên và cho ra đời chữ quốc ngư sơ khai.

pháp thiết thực nhất để duy trì và gia tăng vai trò của MEP trong giai đoạn lịch sử tiếp sau.

Trong hơn hai thập kỉ đầu tiên từ khi MEP vào Đại Việt (1665),dù có đào tạo linh mục bản xứ nhưng thực chất công cuộc truyền giáo ở Đàng Trong vẫn chủ yếu do các thừa sai thuộc MEP thực hiện, đóng góp của linh mục người Việt vẫn chưa nhiều. Từ cuối thế kỉ XVII đến nửa đầu XVIII, MEP lâm vào khủng hoảng do thiếu nhân sự cũng như tài chính… Công giáo lúc này có sự mâu thuẫn và tranh chấp giữa MEP, Dòng Tên và dòng Franxisco. Trong 4 thập kỉ đầu XVIII, ảnh hưởng của MEP ở Đại Việt không nhiều, chủ yếu là hoạt động của Dòng Tên và Dòng Franxisco.

Có thể xem đây là thời kì hoạt động kém hiệu quả nhất của các giáo sĩ Pháp. Bên cạnh việc yếu kém của CIO và sự khủng hoảng của MEP thì chính sách hai mặt của chính quyền Đại Việt cũng tác động không nhỏ đến dự định thâm nhập của người Pháp. Từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu XIX, tình hình kinh tế chính trị của cả Việt Nam và Pháp đã thay đổi. Những vấn đề liên quan đến quan hệ Việt - Pháp không còn đơn thuần chỉ là thương mại và truyền giáo, nó đã trở thành vấn đề dân tộc và chủ quyển, khi Pháp tiến hành xác lập chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới. Công giáo thời kì này cũng gắn liều với những dự định thực dân. Sự xuất hiện giám mục thuộc MEP - Pigneau de Béhaine17 với những tính toán phía sau đã đưa quan hệ Việt – Pháp sang một giai đoạn lịch sử mới.

Những thập niên cuối thế kỉ XVIII nước Pháp lâm vào giai đoạn hết sức khó khăn. Trước cuộc cách mạng Pháp (1789), uy tín của hoàng gia Pháp suy giảm, cùng một loạt mâu thuẫn của các giới tăng lữ, quý tộc và sự nổi lên của một số tầng lớp xã hội khác. Bối cảnh đó khiến Pháp không thể quan tâm tới các vùng đất xa xôi như Viễn Đông nói chung và Đại Việt nói riêng. Pháp chỉ có thể giao phó lại cho các cơ sở hải ngoại của Pháp ở vùng đất đó. Tình

17

hình đó đã tác động đến những toan tính của MEP ở vùng đất này. Những toan tính của một số người Pháp ở nước ngoài (chủ yếu là các giáo sĩ, thừa sai) dựng nên đã kéo triều đình Pháp vào.

Cùng với đó, Đại Việt thời kì này phong trào nông dân nổi dậy mạnh mẽ. Chính thể cầm quyền ở cả hai Đàng suy yếu, xã hội rơi vào loạn lạc, binh đao khói lửa. Để chấm dứt tình trạng phân chia, cát cứ, loạn lac của đất nước, Nguyễn Huệ đã dẫn quân thống nhất đất nước, lập ra chính quyền Tây Sơn. Nhưng việc đó đồng nghĩa với sự chấm dứt vai trò của các Chúa Trịnh, Nguyễn. Hậu duệ của Chúa Nguyễn lúc này là Nguyễn Phúc Ánh tìm mọi cách để giành lại quyền lực. Trong cuộc chiến đó, sự thất bại của nhà Tây Sơn ngoài những yếu tố khách quan18 thì cuộc gặp gỡ, hợp tác của Nguyễn Ánh với Pigneau de Béhaine đã đã giúp ông sức mạnh quân sự giành thắng lợi.

Dưới thời cầm quyền nhà Tây Sơn, MEP không bị cản trở nhiều trong việc truyền giáo. Vua “Quang trung tỏ ra khoan hồng với công giáo hơn Nguyễn Ánh… Dưới chế độ cai trị của ông ta, việc truyền giáo cũng đạt một số kết quả nhất định”, [54, tr. 267]. Sau khi dành thắng lợi, Nguyễn Ánh lập ra triều đại nhà Nguyễn. Nhưng cũng từ việc chịu ơn của vị giám mục Pháp, Nguyễn Ánh (lúc này đã là vua Gia Long) phải có thái độ mềm dẻo đối với Công giáo và người Pháp. Thái độ nhẹ nhàng của ông cùng với những toan tính của giám mục Pigneau de Béhaine đã tạo ra thời kì thâm nhập sâu rộng của Công giáo vào Việt Nam. Công giáo ngày càng giữ vai trò quan trọng trong mối quan hệ Việt – Pháp. Nó cũng trở thành mối quan ngại sâu sắc, để rồi những người kế nhiệm Gia Long dù có thái độ hết sức cứng rắn nhưng cũng không ngăn được những tác động của Công giáo.

18 Những yếu kém trong sự lãnh đạo nhất là sau khi Quan Trung – Nguyễn Huệ qua đời. chính quyền Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)