Thức và thái độ chính trị của Tự Đức trong quan hệ Việt – Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 42 - 45)

1.2 .Ý thức và thái độ chính trị của nhà Nguyễn trong quan hệ

1.2.4 thức và thái độ chính trị của Tự Đức trong quan hệ Việt – Pháp

Tự Đức là vị vua chịu bất hạnh nhất triều Nguyễn. Ông là hậu duệ kế nghiệp Thiệu Trị, nhưng ông lại là người gánh chịu toàn bộ những hậu quả do sai lầm của các vị tiên vương để lại. Ông lên cầm quyền đúng thời kì mà quan hệ Việt – Pháp đang căng thẳng cực độ sau sự kiện 1847. Hơn nữa, ông còn phải thêm một gánh nặng về tính chính thống và hợp thức trong vấn đề nối ngôi của mình. Nó cũng là vấn đề khởi đầu cho các cuộc biến loạn trong triều về sau. Đây cũng là thời kì mà việc cấm đạo, sát đạo gay gắt của các vị vua trước đã để lại cho Tự Đức mối quan hệ căng thẳng giữa triều đình với các giáo sĩ, giáo dân.

26

Hai chiến thuyền là La Gloire và La Victorieuse do Đại tá Lapierre và trung tá Rigault de Genouilly chỉ huy.

27 Trước khi biến cố xảy ra,, người ta thấy năm sáu giáo sĩ, thừa sai Pháp đi lại tự do trên bờ. Họ cùng những đệ tử của mình cung cấp cho các đô đốc Pháp nhiều thông tin quân sự và chính trị của Việt Nam (Đại Nam thực lục chính biên, tập 26, bản dịch, viện sử học, Nxb Khoa học xã hội, tr. 243 – 244).

Tuy nhiên, ông vốn là người ít ra ngoài, thủa nhỏ gầy ốm, èo ọt … Tự Đức không độc tài bằng Minh Mệnh và không có mối thù hằn với Công giáo như Minh Mệnh… nên việc bắt đạo dưới thời Tự Đức một phần lớn trách nhiệm thuộc về các quan lại đình thần. Có thể thấy, thái độ của triều đình với Công giáo và Pháp có một sự khác nhau tương đối giữa vua và các triều thần.

Chỉ dụ cấm đạo của Tự Đức ban ra cũng có sự phân biệt giữa giáo sĩ Phương Tây với giám mục, giáo dân bản địa.“Phàm những đạo trưởng Tây Dương đến nước ta thi cho quân dân mọi người ai có thể bắt được nộp quan, thưởng cho 300 lạng bạc… Còn nhũng đọa trưởng và bọn theo đạo là người nước nhà, xin do các nha xét viêc hình…nếu họ biêt hối cải bỏ đạo bước qua cây chữ thập thì thả ra ngay. Người nào không chịu nhảy qua cây chữ thập thì ngoài đạo trưởng cũng xử tử, câc con chiên theo đạo hãy tạm thích chữ vào mặt, đuổi về cho vào sổ dân… Lại các người can phạm về đạo Gia Tô hiện đang giam cầm cũng xin phân biệt đọa trưởng và con chiên theo đạo, chiếu theo như trên mà làm". [60, tr. 83].

Khi lên ngôi vua, Tự Đức chịu nhiều áp lực lớn từ phía các quan trong triều. Tuy có xu hướng tốt lành với Công giáo, ông vẫn phải nhượng bộ trước những yêu sách của các vị đại thần mà nhà vua khiếp sợ. Năm 1851, ông ban chỉ dụ cấm đạo sau cuộc trưng cầu ý kiến các triều thần. Đây được xem là chỉ dụ nghiêm ngặt không kém thời Minh Mạng. Bản thân Tự Đức cũng nhận thấy, việc ban hành dụ cấm đạo, diệt đạo thì hệ quả sẽ dẫn tới sự gây hấn của phương Tây.

Thực tế không nằm ngoài suy nghĩ của ông, từ sau sự kiện 1847 các giáo sĩ thuộc MEP luôn hăng hái vận động xúc tiến một cuộc can thiệp quân sự vào Việt Nam. Trong khi triều đình Nguyễn đang lúng túng trong đối sách với Công giáo thì Pháp đã nhận ra vai trò của Việt Nam trong lợi ích ở vùng Viễn Đông. Các quốc gia trong khu vực như Singapore, Philippines, Malaysia, Trung Hoa, đều đã được Anh, Tây Ban Nha giành quyền kiểm soát,

Pháp đang mất dần lợi thế cạnh tranh. Để khảng định tầm vóc một đế quốc và cân bằng lợi ích, Pháp muốn nhanh chóng thiết lập một căn cứ ở Viễn Đông và lúc này chỉ còn lại Việt Nam là vùng đất trống.

Để thực hiện được chiến lược này, Pháp cần có một căn cứ và chính sách cấm đạo, diệt đạo của triều đình Nguyễn là căn cứ hoàn hảo nhất. Thực tế, các giáo sĩ cũng chính là người khơi dậy và thúc đẩy việc can thiệp quân sự vào vùng đất này. Cuối cùng tháng 11 - 1857, bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa Pháp đã kí lệnh chống Việt Nam. Đô đốc Rigault de Genouilly nhận lênh vào 1 – 1858 đích thân phát động cuộc đánh chiếm Việt Nam.

Trước cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, Tự Đức với tư cách người đứng đầu nhà nước tất nhiên sẽ có thái độ không tốt với Công giáo và người Pháp. Quan hệ Việt – Pháp chính thức bước sang một giai đoạn lịch sử mới. Mối quan hệ lúc này không còn là tôn giáo mà vấn đề chủ quyền dân tộc. Thái độ của Pháp và Việt Nam về vấn đề Công giáo trong quan hệ hai nước cũng có nhiều thay đổi theo từng bước leo thang của cuộc chiến tranh. Vấn đề này sẽ được luận văn trình bày trong chương tiếp theo.

Như vây, cuộc chiến tranh nổ ra dưới triều vua Tự Đức nhưng có thể thấy nó là hệ quả của một mô hình quản lí sai lầm từ các triều vua trước. Nếu nhìn ở một khía cạnh khác, triều Nguyễn cúng không hoàn toàn sai trong cuộc cấm đạo, diệt đạo. Bởi lẽ, với quyền hạn là chủ một đất nước được gây dựng lên với hàng ngàn năm gian khó thì việc triều Nguyễn trừng trị những kẻ phản bội, kích động nổi loạn, làm gián điệp hại nước cũng là điều tất yếu. Chỉ có điều, nhà Nguyễn đã dùng cách trừng trị không được phù hợp trong bối cảnh thay đổi của thế giới và khu vực. Khi nhà nguyễn có gắng tách khỏi xu hướng thực dân hóa, tự xây bức “tường thành” thật cao để cô lập mình, nhưng dã tâm của thực dân còn cao hơn bức tường thành nhà Nguyễn. Trong khi đó, triều đình với những con người mang đầu óc cũ trong bối cảnh thế giới mới

dần lêch lạc tư duy quản lí. Nó đưa tới việc triều đình từng bước nhượng bộ cho Pháp chủ quyền, kinh tế, tôn giáo thông qua các hiệp ước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)