1.3. Đàm pháp kí kết các hiệp ƣớc ngoại giao (1862 – 1874)
1.3.1. Đàm phán kí kêt hiệp ước 1862
Hoàn cảnh tiến hành đàm phán: Đà Nẵng thất thủ, nhưng cuộc viễn chinh này đã cho Rigault de Genouilly tỉnh mộng. Cuộc sa lầy của Pháp ở Đà Nẵng thể hiện sự thất bại về chính trị và quân sự của Pháp khi quá ảo tưởng vào sự hỗ trợ của các giáo dân nơi đây. Triều đình Huế không chịu để bị uy hiếp, khí hậu khắc nghiệt của vùng nhiệt đới đã làm tiêu hao sinh lực quân đội Pháp. Để thoát khỏi tình trạng đó, Đô đốc Genouilly phải gạt bỏ việc bảo vệ con chiên và hướng tới đánh chiếm thương cảng Sài Gòn. Quyết định của đô đốc vấp phải sự phản đối của các giám mục.28
Sau khi đánh chiếm được thành Gia Định – Sài Gòn, Pháp cũng không đủ khả năng kiểm soát nơi đây, họ cũng không nhận được sự trợ giúp từ phía các giáo sĩ hay giáo dân. Trong tình thế khó khăn đó, đô đốc nhận thấy chỉ còn cách thương thuyết hòa bình với triều đình Huế. Tuy nhiên, nó lại là điều mà các nhà truyền giáo lo sợ.
Kể từ đầu tháng 9.1858 đến cuối tháng 3.1862, quân Pháp tuy chiếm được 4 tỉnh thành (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long) nhưng chưa tổ chức được bộ máy cai trị vì luôn phải đối phó với phong trào kháng chiến của nhân dân đang dâng cao, nhất là khoảng cuối năm 1861 đầu năm 1862. Thực tế trên chiến trường cho thấy những tháng đầu năm 1862 là thời gian khủng hoảng nặng nề nhất của quân viễn chinh Pháp ở chiến trường Việt Nam. Một mặt, phong trào kháng chiến của nhân dân đang phát triển mạnh đặt quân địch trước những khó khăn nan giải. Pháp mở hết cuộc hành quân này đến cuộc hành quân khác, tấn công mãi nhưng quân đội Pháp kiệt sức và
28 Bởi các giáo sĩ, giám mục truyển giáo tức giận khi thấy mục đích đầu tiên của cuộc việc chinh (là lý do bảo vệ công giáo) đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu ngay khi miếng mồi thuộc địa xuất hiện trước con mắt các nhà thực dân. Vấn đề Công giáo nằm ở Miền Bắc chứ không phải Miền Nam, nên giữa đô đốc và giám mục Pellerin nảy sinh mâu thuẫn.
mang đầy mầm chết “cái chết lượn khắp mọi đồn bốt, đã hơn 1000 người (độ 600 bộ binh và 400 thủy binh ) đã cắm trên đất nước này các giá chữ thập, dù có những tấm gương sáng về tin thần cương nghị, quân đội đang kiệt sức và ngả xuống các ý nghỉ đen tối, càng ngày, hàng ngủ chúng ta càng thưa thớt. Mười tám đại đội lúc đầu tạo nên lực lượng của Rigault nay chỉ còn có sáu, số quân này rất cần để chiếm Quảng Ninh và Nam kỳ” [70, tr. 118]. Cũng như người tiền nhiệm. Đề đốc Page không tin sẽ đạt điều gì sáng sủa hơn trong tình trạng này. Mặt khác là những tác động do thất bại của Pháp ở Syrie, sa lầy ở Mexico và làn sóng phản đối mạnh mẽ của nhân dân Pháp.
Về phía Việt Nam, triều đình còn đang băn khoăn trong việc lựa chọn kế sách đối phó với Pháp. Nội bộ triều đình vẫn đang chia làm hai phía với hai chủ trương khác nhau, một bên quyết đánh Pháp và một bên chọn đàm phán hòa bình. Sự chia rẽ là một phần khiến triều đình không nhận ra tình hình thực trạng của Pháp và ý chí của toàn thể nhân dân thời điểm đó. Khi hai bên còn chưa phân định rõ ràng việc lựa chọn một sách lược phù hợp, ngày 21 – 6 – 1859 chính quyền Huế chấp nhận thương thuyết với Pháp. Nhà cầm quyền của Việt Nam tại Sài Gòn cũng mở đầu cho những cuộc đàm phán hòa bình với viên chỉ huy Pháp tại đây.
Tiến trình đàm phán và kí kết: Việc thương thuyết giữa Pháp với chính quyền nhà Nguyễn để đi đến một hiệp ước không dễ dàng. Các nhà truyền giáo tìm mọi cách để ngăn cản các cuộc thương thuyết. Các cuộc thương thuyết vẫn diễn ra, để làm căn cứ cho giải pháp hòa bình, Pháp đưa ra 4 điều kiện; bổ nhiệm đại diện toàn quyền, tự do tôn giáo cho giáo sĩ và giáo dân, tự do buôn bán và nhường một phần đất để đảm bảo cho việc thi hành hiệp ước. Phía Việt Nam không thể thừa nhận các điều khoản đó. Cuộc đàm phán kéo dài trên bàn hội nghị, Pháp đã tỏ ra biết điều hơn khi rút lui một số điều khoản nhưng kiên quyết về vấn đề tôn giáo. Vấn đề Công giáo trở thành
trở ngại chính trong cuộc đàm phán sau đó. Nó khiến cho việc thương thuyết trở nên căng thảng và phải gián đoạn nhiều lần.
Trong những lần gián đoạn như vậy, hai bên đều chứng tỏ sự cứng rắn trong lập trường của mình. Phía Pháp tiếp tục cho tấn công các phòng tuyến và Tự Đức cũng kêu gọi dân chúng lập thành trì, công sự phòng thủ, sẵn sàng khí giới tiêu diệt tham vọng của Pháp. 12 – 1860, phó đô đốc Joseph Charner khi đó đã nghĩ đến việc chiếm đóng toàn Nam Kỳ. Đến giữa năm 1861, Tự Đức đã chấp nhận chủ ý giảng hòa và tiếp tục thương thuyết với Pháp. Các cuộc đàm phán vẫn không đạt được kết quả cho đến khi cả hai phía đều có nhượng bộ về vấn đề Công giáo.
Viên tư lệnh Pháp tiến hành nhiều cuộc hành quân khác nhau nhưng lúc này quân đội của ông đã sức cùng lực kiệt. “Cái chết lượn lờ khắp đồn bốt, số binh sĩ đã mất lên tới hơn 1000 người (khoảng 600 bộ binh, 400 thủy binh). Mặc dù vẫn có những tấm gương sáng, những tinh thần cương nghị nhưng quân đội Pháp đang kiệt sức, một bộ phận ngả theo các ý nghĩ tiêu cực, càng ngày đội ngũ chúng ta càng thưa thớt. Lúc ban đầu, lực lượng quân đội của Rigault có 18 đại đội, thì nay chỉ còn lại 6 đại đội. Cũng như người tiền nhiệm Rigault, đề đốc Page không nhìn thấy hy vọng sang sủa hơn với thực trạng này. Ông đã đã nói Khi mới lên ngôi, Vua Tự Đức rất niềm nở với họ, Ngài cũng ra lệnh là đối với những vụ vi phạm nhỏ, các quan địa phương nên rộng lượng, nhưng tín đồ Thiên Chúa dưới sự hướng dẫn của các người truyền đạo đã láo xược đến nổi họ không cần biết gì đến uy quyền của các quan, họ công khai làm loạn tuyên bố rằng tín đồ Thiên Chúa không thể vâng lời các tín đồ cuồng tín của một đạo khác, đến nỗi làm xáo trộn khắp nơi, họ dùng sức mạnh bắt các thiếu niên nam nữ phải theo đạo Gia tô, cứ sau một cuộc tấn công và phản công, các người truyền đạo hoặc đã điều khiển, hoặc đã nhân danh mình bao che các cuộc nổi loạn đó, tất nhiên họ đã xen vào các tổ chức bí mật chống chính phủ, kể cả các tổ
chức đốn mạt nhất, dưới ảnh hưởng như thế, triều đình và xứ sở chúng tôi sẽ bị tiêu diệt nay mai” [70, tr. 118 - 119].
Đây là thời điểm lực lượng quân đội Pháp gặp phải vô vàn những khó khăn, xét về tương quan lực lượng là lợi thế cho triều đình Huế. Tuy vậy, triều đình Huế không nắm bắt được thời điểm này để quyết định đánh hay đàm. Triều đình lúc này chỉ nhìn vào một trở ngại là vấn đề Công giáo. Khi mà nhưng người Pháp đến để đòi cho đạo Thiên Chúa La Mã được rao giảng khắp nước, mỗi thành phố, mỗi làng đều dựng lên một nhà thờ Gia tô. Nếu quả thật đó là ý muốn của Hoàng đế nước Pháp, thì việc hòa giải với sẽ không thể tiến triển đươc, mọi cuộc thảo luận sẽ vô ích. Triều đình Huế cả nước Việt Nam sẵn sàng cho một cuộc chiến hơn là chấp nhận một tình trạng như thế. Trái lại, nếu người Pháp không đòi hỏi điều đó, thì chắc chắn cuộc thương thuyết sẽ đi đến kết quả.
Tình trạng tạm ngưng đó kéo dài đến đầu năm 1862, phó đô đốc lên nắm quyền thay cho Charner ra lệnh đánh chiếm Biên Hòa và Vĩnh Long. Trong lúc đó, Tự Đức lại phải đối mặt với một tín đồ Công giáo là Tạ Văn Phụng cầm đầu các cuộc nổi dậy Bắc Kỳ. Để đương đầu với biến loạn ở Miền Bắc cũng như việc Pháp có một số nhượng bộ trong vấn đề Công Giáo, 5 – 1862, Tự Đức cho phái đoàn vào Sài Gòn điều đình với Pháp. Phái đoàn đại diện triều Nguyễn là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp (hay Thiếp) với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos Palanca Guttiere.
Phái đoàn do Phan Thanh Giản lãnh đạo rời Huế ngày 28 – 5 – 1862, đến Sài Gòn ngảy 3 – 6 – 1862, và sau 2 ngày ngồi đàm phán hiệp ước 1862 với 12 điều khoản được kí kết.
Tuy nhiên, hiệp ước được kí kết nhưng phía Pháp các nhà truyền giáo lại không bằng lòng và tìm cách chống đối. Triều đình Huế cũng không thỏa
mãn và sẵn sàng chấp nhận việc mất đi một phần lãnh thổ 29 cho Pháp. Khoản bồi thường chiến phí quá nặng đã làm cho ngân khố quốc gia đã kiệt quệ càng thêm kiệt quệ. Thực dân Pháp có nơi đứng chân để tiến hành từng bước cuộc xâm lược. Lực lượng kháng chiến bắt đầu phân hóa. Nếu trước kia trong triều đình những người theo “chủ chiến” và “chủ hòa” (đầu hàng) còn chưa rõ ràng thì từ nay bắt đầu chia rẽ và mỗi bên đều tìm cách giành quyền kiểm soát. Tuy nhiên, ngay từ đầu đã cho thấy phái chủ hòa chiếm đa số. Về phía nhân dân kháng chiến, nếu như trước kia các đội nghĩa binh tự phát đứng lên đánh giặc có sự phối hợp với quân triều đình thì từ nay theo lệnh triều đình họ buộc phải giải binh trong những vùng đất đã nhượng cho Pháp. Những đội quân còn tiếp tục chiến đấu trở nên “bất hợp pháp”. Hậu quả trực tiếp của việc cắt 3 tỉnh miền Đông là làm mất nốt ba tỉnh miền Tây. Điều khoản nhượng bộ về Công giáo đã giúp cho các nhà truyển giáo có thể trực tiếp giúp thực dân Pháp thực hiện công cuộc bình định cũng như chuẩn bị cho kế hoạch xâm lược lau dài. Tuy nhiên các nhà truyền giáo không thỏa mãn với những điều khoản đã đạt được. Họ tìm mọi cách chống đối và can thiệp nhằm hủy bỏ bản hòa ước. Điều này mở đầu cho cuộc xúc tiến hiệp ước thương mại – chính trị 1864.