Vấn đề Công giáo trong hiệp ước 1874

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 87 - 93)

2.2. Vấn đề Công giáo trong các hiệp ƣớc ngoại giao

2.2.3. Vấn đề Công giáo trong hiệp ước 1874

Sau một quá trình đàm phán thương lượng với những biến động tình hình diễn ra như đã trình bày ở các phần trên. Cuối cùng, bản hiệp ước 1874 cũng được chính thức kí kết với văn kiện gồm 22 điều. [Phụ lục 2].

Điều 9 trong bản hiệp ƣớc quy định về vấn đề Công giáo. Nhận biết rằng đạo Gia tô truyền dạy con người theo đường lành, Hoàng thượng đức Vua từ bỏ và chống lại mọi sự ngăm cấm nhằm mục đích chống đạo và cho phép thần dân của Hoàng thượng theo đạo và truyền đạo một cách tự do.

Vì vậy, những tín đồ Gia tô giáo của Vương quốc An Nam sẽ có thể tụ hội tại các nhà thờ với một số lượng có giới hạn để hành lễ đọc kinh. Các tín đồ sẽ không bị ép buộc dưới bất cứ một lý do nào để phải thi hành những điều trái với đạo giáo của họ, hoặc là phải chịu một sự kiểm tra đặc biệt nào. Họ sẽ được tham dự các kỳ thi tuyển và làm việc nơi các công sở mà không vì thế phải thi hành bất cứ một điêu gì mà đạo cấm đoán.

Hoàng thượng thỏa thuận bãi bỏ việc đăng ký tình trạng phân bổ số tín hữu Gia tô đã được thi hành từ 15 năm trước đây và sẽ được đối xử giống như những thần dân khác trong vấn đề kiểm kê dân số và thuế. Hoàng thượng cũng thỏa thuận xét lại vấn đề quốc phòng một cách khôn khéo trong cách dùng văn tự hay ngôn ngữ, những lời lẽ va chạm tôn giáo và sửa đổi các điều khoản nào trong bản Thập Điều có dùng những lời lẽ va chạm như thế.

Những giáo sĩ giám mục và các người thừa sai có thể nhập cảnh tự do vào Vương quốc và lui tới các địa phận truyền giáo của ho với một giấy thông hành do thống đốc Nam Kỳ Hạ ban cấp được chiếu khán bởi thượng thơ bộ Lễ hay của tổng đốc tỉnh thành. Họ có thể thuyết giảng mọi nơi các giáo điều của đạo Gia tô. Họ không phải bị đặt dưới một sự giám sát đặc biệt nào và các

làng mạc cũng không còn phải bắt buộc báo trình lên chức quan của triều đình về việc tới lui và sự hiện diện của họ.

Các hàng giáo sĩ người An Nam sẽ được hành đạo một cách tự do giống như những người thừa sai bề trên của họ. Nếu hạnh kiểm của họ đáng quở trách và nếu theo luật pháp hiện hành mà tội phạm của họ được xếp vào hàng khinh tội bị phạt bằng trượng hay bằn roi thì hình phạt trượng hayroi sẽ được cải giảm bằng một hình phạt tương đương.

Các hàng giáo sĩ giám mục, các người của hội thừ sai, các linh mục người An Nam sẽ được quyền mua, thuê đất cát và nhà cửa, xây cất nhà thờ, bệnh xá, trường học, nhà mồ côi và tất cả những tiện nghi khác để dùng trong việc phụng vụ tôn giáo của họ.

Tài sản do họ tạo dựng để phụng vụ tôn giáo hiện đang bị áp chế sẽ được trao trả lại cho họ. Tất cả những điều kê khai ở trên nếu không có ngoại lệ thì cũng áp dụng cho những người thuộc hội thừ sai Tây Ban Nha.

Sau khi hòa ước được hai bên chuẩn phê, đức vua sẽ ban một dụ chỉ truyền rao khắp công chúng rằng quyền tự do đã được hoàng thượng ban cho các tín đồ Gia Tô của Vương quốc. [55. Tr. 98].

Trước khi có được những quyết định về vấn đề Công giáo như trên trong điều 9 trên, cả phía Việt Nam và Pháp đều có những tranh luận gay gắt trong nhiều ngày. Điều khoản này chứa đựng quá nhiều nguy hiểm vì nó ban cho những kẻ truyền đạo một thế lực và một sự độc lập quá lớn. Nó tiềm ẩn nguy hại trầm trọng uy quyền vua Tự Đức và đe dọa ngay cả nền tảng của truyền thống quân chủ Việt Nam.

Các nhà Nho yêu nước không chấp nhận hiệp ước và đứng ra lãnh đạo một cuộc nỗi dậy, công khai chống lại tự Đức và chống lại “người phương tây và đồng minh của chúng”. Vì việc bảo vệ các con chiên thuộc về giới chức Pháp, họ đang có quân đội, và các đại diện trong vương quốc, nên tất nhiên sự tranh chấp giữa Văn Thân và con chiên đưa đến sự căng thẳng trong mối liên

lạc giữa người pháp và triều đình Huế, một sự căng thẳng mà các kẻ truyền đạo lại còn tìm cách làm trầm trọng hơn lên

Vấn đề Công giáo chưa dừng lại ở đây, nó còn gặp vô vàn những khó khăn. Quy định về cách công bố chỉ dụ của nhà vua khiến cho Tự Đức bị tổn thương. Bởi, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, ý muốn của vị vua quyền lực lại phụ thuộc vào các điều khoản của một hiệp ước ấn định điều gì ông phải làm và điều gì ông không được làm, đối với thần dân của ông. Một chỉ dụ được ban bố trong hoàn cảnh như thế, nên không còn là một văn thư long trọng diễn đạt ý muốn tối cao của người đứng đầu đất nước. Nó chỉ là việc thi hành một ý muốn từ bên ngoài áp đặt. Không những tự ái của Tự Đức bị thương tổn, mà chính căn bản triết lý chính trị của nhà nước Việt Nam lúc đó bị tấn công. Kế đến, một số quyền hạn cấp cho con chiên là những phá lệ thật sự của luật phổ thông và của phong tục đất nước.

Cách làm đó của Tự Đức là một sự sỉ nhục lớn nhất đối với ông, nhưng vẫn không thỏa lòng phía người Pháp, dẫn đến cuộc tranh luận gay gắt. Rheinart là sĩ quan được cử đứng ra hòa đàm với đại thần triều đình Huế là người mà như nhận xét của Philastre: là người quá tự đắc, ngạo mạn, không biết gì phong tục, tập quán Việt Nam, viên sĩ quan hải quân cũ này chỉ muốn gây khó khăn với triều đình Huế mà y muốn đè bẹp. Những chuyện như thế do mặc cảm tự tôn của Rheinart (nguyên là khâm sai Pháp ở Huế) đã gây nên nhiều cuộc cãi vã dữ dội giữa tên này và viên Thượng thư Ngoại giao của Huế khiến cho các liên lạc “hòa bình và hữu nghị” mà hiệp ước mong muốn không có được.

Thực tế trong giai đoạn này, nhà truyền giáo và nhà thực dân Pháp xảy ra mâu thuẫn. Sau tất cả những gì mà thực dân Pháp tạo được sau cuộc đánh chiếm mở rộng địa bàn chiếm đóng và các nhà truyền giáo đã đóng góp và việc bình định các vùng chiếm đóng của Pháp. Cả hai bên đều cho rằng mình mới là bên thực sự nắm quyền thống trị. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà

truyền giáo với chính quyền thực dân của Đô đốc La Grandière với ước vọng chung là cải tạo và đồng hóa một dân tộc đã đi đến mâu thuẫn khi các nhà truyền giáo can thiệp quá sâu và chính trị, còn các Đô đốc lại phải chịu trách nhiệm trước các chính sách mà họ đưa ra, sự nghiệp của họ phụ thuộc hoàn toàn vào sự thành bại của chính sách đó.

Có thể thấy rằng, nếu các Đô đốc Pháp sử dụng tôn giáo cho mục đích chính trị thì cũng giống như các nhà truyền giáo sử dụng quyền binh để xác lập lợi ích tôn giáo của mình. Tuy nhiên, các nhà truyền giáo can thiệp quá mức. Họ điều khiển tình hình theo cách mà họ muốn. Nếu chính sách không thỏa mãn mưu đồ chính trị họ sãn sàng phá hoại. Đến mức Philastre phải thốt lên rằng: “Họ đã gieo rắc sự rối loạn đồng thời lại gào théo đòi trật tự. Chiến thuật của họ là gây ra rắc rối giữa chính quyền Việt Nam và người Pháp…”. [70. Tr. 287]. Những vấn đề đó đã khiến cho Đô đốc nắm quyền lo sợ ảnh hưởng đến kế hoạch thực dân mà họ xây dựng.

Cùng với nhứng khó khăn đó là cuộc mâu thuẫn tranh chấp lương – giáo. Đẩy triều đình Tự Đức vào thế kẹt giữ vấn đề trấn an tín đồ Công giáo và sự phản bội đối với thần dân khác. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề tranh chấp này là ý muốn can thiệp vào các vấn đề chính trị của các giáo sĩ truyền đạo. Các quan chỉ yêu cầu họ một điều: Chỉ dùng những quyền mà hiệp ước đem lại cho họ, quyền tự do lưu thông, tự do giảng đạo, tự do tài sản, và đừng can thiệp vào các vấn đề công cộng vốn không thuộc quyền họ. Thói quen can thiệp phi pháp này, trước kia đã đưa đến các việc áp dụng luật pháp mà người ta đã gọi một cách sai lầm là “đàn áp”, lúc nào cũng gây nên hận thù, oán giận, ghen ghét, thù hằn giữa hai nhóm dân chúng.

Việc các kẻ truyền đạo xen vào các vấn đề tư pháp và hành chính đã gây nên tranh chấp địa phương giữa những người theo đạo với làng xóm, giữa làng đạo và làng lương. Hiệp ước qui định rằng các giám mục và các kẻ truyền đạo cũng như các linh mục có quyền “giảng đạo khắp nơi”. Tất nhiên

điều nầy không muốn nói rằng họ có quyền giảng đạo nơi công cộng nếu chính phủ An Nam thấy việc đó nguy hiểm. Điều đó cũng không cho một ai có quyền đi tuyên truyền phá rối trật tự trong làng xóm. Các vụ đổi đạo có thành thật hay không, các nhà truyền đạo không mấy quan tâm, điều quan trọng đối với họ là có các con chiên mới. Một khi đã theo đạo thiên chúa, là những người nông dân bị xem và họ cũng tự xem mình là những kẻ xa lạ đối với làng xóm, không còn sống được trong đó như trước, và vì thế họ cảm thấy phải trung thành với linh mục xứ. Và các kẻ truyền đạo đã lợi dụng nỗi đau khổ của nông dân để khuyến khích đổi đạo.

Các viên chức trong làng ngày càng bất mãn, vì các đặc quyền ban cho đã rõ ràng quyết định rất nhiều trong việc đổi đạo, nhất là trong số dân nghèo bị sưu cao thuế nặng. Việc miễn quân dịch cũng là một điểm thu hút mạnh mẽ, nhiều binh sĩ cũng xin đổi đạo để được vào hội đoàn. Bằng cách đó, các nhà truyền giáo đã gieo rắc hận thù và oán ghét giữa những người nông dân hiếu hòa, lâu nay sống hoàn toàn hòa hợp nhau.

Không sai nếu nói rằng sự hỗn loạn đó là kết quả sự gieo rắc của các nhà truyền giáo nhằm thực hiện mưu đồ chính trị của họ. Ở một mức độ nào đó các nhà truyền giáo đã thành công khi khiến cho triều đình Huế ngày càng lâm vào thế khó khăn với chính người dân Viêt Nam. Đồng thời sự hỗn loạn đó cũng là mục đích khiến cho mối quan hệ chính quyền Việt Nam với chính quyền Pháp đi đến những mâu thuẫn. Hiệp ước 1874 đưa mối quan hệ Việt – Pháp bước sang một trong mới.

2.3. Tiểu kết

Tóm lại, tự do vô giới hạn do điều 9 hiệp ước 1874 đem lại cho các kẻ truyền đạo, đã tạo vô số khó khăn cho giới chức Pháp cũng như Việt. Thế nhưng đối với các nhà truyền đạo Công giáo vẫn cho tự do như thế là chưa đủ.

Vấn đề Công giáo luôn gắn liến với mối quan hệ Việt – Pháp. Ngay buổi ban đầu Công giáo đã có dính líu và mỗi bước tiến của cuộc chiến tranh xâm lược thực dân đều gắn với từng bước leo thang của Công giáo. Cùng với đó Công giáo còn can thiệp rất sâu vào các hoạt động ngoại giao Việt – Pháp thông qua các hiệp ước được kí kết.

Hiệp ước 1862, 1864 rồi đến 1874 như một minh chứng rằng nhà Nguyễn vẫn cứ thi hành đường lối đối ngoại như vậy sẽ dẫn tới mất nước. Với bản hiệp ước 1874 liệu có phải là dấu chấm hết cho giai đoạn ảo tưởng của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Những biến cố lịch sử trong 10 năm tiếp sau đó cho thấy triều đình vẫn chưa thực sự tỉnh mộng, họ vân ôm tư tưởng cầu hòa để rồi dần bước gần tới ranh giới đầu hàng bán nước.

Phía Pháp, tình thế do hiệp ước 1874 gây nên càng lúc càng khó khăn cho người Pháp. Viên Khâm sứ tại Huế không được hội kiến riêng với vua dù y một mực yêu cầu. Trộm cướp vẫn không bị dẹp yên, các cuộc khởi nghĩa cảu quần chúng lien tục nổ ra ở các địa phương. Sông Hồng bị bỏ mặc cho giặc cờ đen và cờ vàng. Những sở thuế quan làm việc kém cõi, buôn bán chỉ là con số không. Tình trạng đó không thể kéo dài lâu hơn. Ý muốn bành trướng của Pháp đã thức tỉnh và việc dòm ngó thuộc địa Bắc Kỳ lại xuất hiện. Đưa quan hệ Viêt – Pháp bước sang một giai đoạn mới với những diến biến phức tạp hơn

Chƣơng 3

NHẬN ĐỊNH VỀ VẤN ĐỀ CÔNG GIÁO TRONG QUAN HỆ VIÊT – PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)