Thức và thái độ chính trị của Thiệu Trị trong quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 41 - 42)

1.2 .Ý thức và thái độ chính trị của nhà Nguyễn trong quan hệ

1.2.3 thức và thái độ chính trị của Thiệu Trị trong quan hệ

rộng quan hệ mậu dịch thương mại và thỏa thuận với nhau về việc truyền giáo. Cuộc ngoại giao thất bại này để lại một hậu quả vô cùng to lớn. Hậu quả đó kéo dài cả trăm năm sau với những di lụy đẫm máu [11, tr. 1852 – 1853].

1.2.3. Ý thức và thái độ chính trị của Thiệu Trị trong quan hệ Việt – Pháp – Pháp

Minh Mạng mất khi chưa kịp cải thiện quan hệ với Pháp và người Công giáo. Thiệu trị lên nối nghiệp, vị vua vốn là người có bản tính nhu hòa nên theo ông thì không cần làm gì hơn những chính sách của Minh Mạng. Ông chủ trương tiếp nối con đường mà vua cha đã vạch ra. Tuy nhiên, thái độ của ông với Công giáo mềm dẻo hơn so với Minh Mạng. Trong 8 năm cầm quyền, ông chủ trương cấm đạo nhưng không sát đạo. Đối với các giáo sĩ Pháp, ông thực thi việc giam giữ và trục xuất thay cho việc tử hình trước đây. Thái độ nhẹ nhàng của vua đã giúp cho Công giáo phát triển, giai đoạn này cũng mở rộng được một số giáo khu.

Thái độ mềm dẻo của Thiệu Trị không làm cho các giáo sĩ Pháp giảm bớt việc can thiệp vào tình hình chính trị Việt Nam. Sự thắng trận của Anh ở Trung Quốc trong cuộc chiến tranh nha phiến đã phần nào khiến Pháp thay đổi thái độ nhìn nhận lợi ích ở các quốc gia Đông Á. Pháp đã hướng tới việc đặt một căn cứ quân sự ở khu vực này, nhưng để tránh đụng độ với Tây Ban Nha25 nên Pháp hướng mục tiêu vào Việt Nam. Cùng với đó là chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn cuối những năm 30 thế kỉ XVIII, khiến cho MEP và giáo hoàng đều nhận định phải can thiệp quân sự vào Việt Nam mới có thể bảo vệ được công tác truyền giáo.

25 Thực tế ban đầu, Pháp chú ý đến hòn đảo Basilan và đã tiến hành kí hiệp ước mua lại hòn đảo này của Philippin, nhưng Tây Ban Nha không đồng ý. (Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, tr. 97)

Năm 1847, chính quyền vua Louis Philippe đã chấp nhận cho một sự can thiệp quân sự vào Việt Nam. Dưới danh nghĩa là đòi triều đình chấp nhận Công giáo và trả tự do cho các giáo sĩ truyển giáo người Pháp, Pháp đưa hai chiến thuyền26 vào cửa biển Đà Nẵng bắn phá 5 tàu đồng của triều đình, làm nhiều người chết rồi rút lui. Việc Pháp cho can thiệp quân sự ở Đà Nẵng đã khiến cho chính sách ngoại giao mà hai bên duy trì nhiều năm sụp đổ. Việc làm này của Pháp đã biến thái độ mềm dẻo của Thiệu Trị thành một sự căm thù khủng khiếp. Ngay sau đó, Công giáo bị triều đình đồng hóa với Tây, vua cho ban hành đạo dụ cấm đạo nghiêm ngặt, cho xử tử các giáo sĩ, thừa sai mà không cần xét xử.27

Sự kiện này đã đánh dấu một bước chuyển từ vấn đề tôn giáo sang vấn đề chính trị trong quan hệ Việt – Pháp. Nó cũng là mốc mở đầu cho cuộc xung đột vũ trang ở Việt Nam, khai trương cho cái gọi là “ngoại giao pháo hạm”, [82, tr. 99]. Từ sự kiện này quan hệ Việt – Pháp bước vào gia đoạn bắt đầu cho cuộc can thiệp vũ trang dưới thời Tự Đức 10 năm sau đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)