2.1. Vấn đề công giáo trong diễn tiến cuộc chiến tranh xâm lƣợc
2.1.1. Công giáo trong giai đoạn chuẩn bị xâm lược
Sự lúng túng của triều Nguyễn trong cách ứng xử đối với Công giáo: triều Nguyễn với thái độ lúng túng và không tìm ra được một đối sách thích hợp với vấn đề Công giáo, phần nào đưa đất nước ngày càng đến gần với nguy cơ chiến tranh. Từ thái độ mềm dẻo cảu vua Gia Long, sự cứng rắn thái quá của vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị đi từ sự ôn hòa đến càm thù Công giáo. Tất cả thái độ và cách xử lý của các vị vua này đều không phải là giải pháp phù hợp.
Triều Nguyễn lo ngại và cũng biết trước vấn đề Công giáo sớm muộn gì cũng sẽ ảnh hưởng đến độc lập chủ quyền. Họ biết trước và cố sức để ngăn chặn điều đó xảy ra. Tuy nhiên, thay vì tìm cách thích nghi cũng như nâng cao sức mạnh nội lực, họ lại chon cách sai lầm nhất là thực hiện cấm đạo sát đạo một cách mù quáng. Bản thân triều đình Nguyễn cũng nhận thấy đó không phải là cách làm hay, sự cứng nhắc đối với Công giáo sẽ dẫn tới một hậu quả khôn lường cho dân tộc. Tuy nhiên, họ không biết cách khắc phục những sai lầm đó dẫn tới sai lầm nối tiếp sai lầm và hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn.
Mang trong mình tư tưởng cũ kĩ lại phải đối diện với một cục diện thế giới và khu vực liên tục thay đổi, triều Nguyễn không tránh khỏi sự lúng túng. Hơn nữa, triều đình cũng từ chối những tư tưởng cố vấn tích cực chỉ vì ngại sự thay đổi và cố gắng bảo vệ quyền lực gia tộc. Nó dẫn tới sự bế tắc trong việc xác lập một đường lối chiến lược với Công giáo nói riêng và các vấn đề đối ngoại nói chung. Hậu quả của những sai lầm mà các triều vua trước để lại
đổ dồn vào vua Tự Đức. Ông không những phải đối mặt với cuộc chiến tranh mà còn phải đối diện với sự trì trệ trong nội bộ đất nước với bộ máy quan lại ngày càng tha hóa.
Đó là nói theo khía cạnh sai lầm trong cách ứng xử của các vua nhà Nguyễn, nhưng bản thân Công giáo cũng là một vấn đề. Công cuộc truyền giáo của các giáo sĩ nói chung và các giáo sĩ thuộc MEP nói riêng, ngay từ đầu đã mang theo những âm mưu, toan tính to lớn hơn cả việc truyền đạo. Chính sách cấm đạo, sát đạo của triều đình Nguyễn là cái cớ hay nhất đề các giáo sĩ triển khai âm mưu ban đầu của họ. Nhưng âm mưu đó thể hiện trong việc ngay từ đầu các giáo sĩ đã trực tiếp can thiệp chính trị. Họ từng bước chuận bị cho những toan tính lớn lao với hy vọng xây dựng một thuộc địa Công giáo.
Sự dính líu của Công giáo ngay trong buổi ban đầu:
Trên thực tế, MEP ngay từ lúc đầu đã có sự dính líu đến việc xúc tiến xâm lược Việt Nam. Các giáo sĩ thuộc MEP, vin lấy chính sách cấm đạo sát đạo của triều Nguyễn để tìm sự đồng tình của chính phủ Pháp cho việc can thiệp quân sự vào Việt Nam. Sau sự kiện 1847, Thiệu trị thực thi chính sách cấm đạo sát đạo nghiêm ngặt. Các giáo sĩ cho rằng tình hình này không thể kéo dài, phải tiến hành vận động hoàng đế Napoléon III nhanh chóng chiếm lấy Việt Nam. Cuộc vận động được tiến hành bởi những người truyền giáo là Linh mục Huc34, giám mục đại diện ở Nam Kỳ - Pellerin và linh mục Legrand de la Liraye. Quá trình vận động họ nhận được sự ủng hộ của các nhân vật trong đó có cả Hoàng hậu. Bà là trợ giúp hiệu quả cho việc thuyết phục Napoléon III, mặc dù lúc đầu ông cũng không có kế hoạch thực dân nào ở vùng đất xa xôi như vậy. [70, tr. 61].
Linh mục Huc, sau khi khẩn cầu hoàng đế Pháp can thiệp để cứu những người Công giáo ở xứ này ông liên tiếp khảng định với vua Pháp về những lợi
34
thế khi chiếm được vùng đất Nam Kỳ. Đầu tiên, ông muốn hoàng đế Pháp cho thực thi hiệp uocw 1787. Theo cách mà Huc trình bày trong công hàm giử Napoléon thì vùng đất Nam kỳ với những cửa cảng thuận lợi cho việc giao thương buôn bán. Vùng đất này còn được xem là nơi giàu có nhất ở miền nhiệt đới, với nguồn lợi nông - lâm – thủy hải sản vô cùng phong phú và quan trọng hơn cả là cái lợi về tôn giáo. Ông cũng nhấn mạnh với vị hoàng đế rằng, Nam Kỳ thực sự là một cái đồn trú thuận lợi nhất cho Pháp ở khu vực Viễn đông. Anh quốc cũng đang có ý định nhòm ngó tới nơi này nên việc can thiệp chiếm đóng cần tiến hành càng nhanh càng tốt…
Sau khi nhận được công hàm, Napoléon III chuyển cho Bộ trưởng bộ ngoại giao Cintra. Vị bộ trưởng này sau khi xem đã báo cáo với hoàng đế rằng lấy bản hiệp ước 1787 làm căn cứ cho cuộc vận động nước Pháp là không thể được. Ông cũng cho rằng Pháp đang có những lợi ích và những vấn đề khá nghiêm trọng phải theo dõi ở Châu Âu, Phương Đông, Châu Mỹ và Algérie…. Pháp không nên tạo thêm những tổn hao và lo lắng ở vùng đất giữa biển Ấn Độ và Trung Hoa.35
Tuy nhiên, đó chỉ là quan điểm và cách nói của linh mục còn bản thân vị hoàng đế Pháp không tin chắc lắm nhưng ông cũng muốn biết rõ hơn về xứ xở này. Ngày 27 – 4 – 1857, ông cho thành lập Ủy Ban Nam Kỳ để khảo sát và nghiên cứu kĩ hơn dưới góc độ toàn diện về vấn đề này.
Cuộc thương thuyết của phái đoàn Montigny thất bại, Giám mục Pellerin vô cùng thất vọng. Ông quyết định đích thân về Pháp để gặp Napoléon, trực tiếp trình bày những khó khăn của các đoàn truyền giáo do chính sách nửa vời của Pháp. Ông về đến Pháp đầu tháng 5 – 1857, trước khi được trực tiếp vua tiếp kiến ông đã trình bày và trao cho Ủy ban Nam Kỳ bản thuyết trình chi tiết. Đên tháng 11 – 1857, ông lên đường đến Rome và nhận
35
được sự ủng hộ của Giáo hoàng Pie XI cho việc vận động can thiệp để bảo vệ các phái đoàn truyển giáo.
Nhìn một cách tổng thể qua các cuộc vận động của Linh mục Huc hay Giám mục Pellerin, ta có thể thấy mong muốn thực sự của họ không chỉ đơn thuần là bảo vệ việc truyền giáo, hay việc chiếm đóng tạm thời một vài địa điểm ở Việt Nam. Họ nhân danh các người truyền giáo muốn hoàng đế Pháp có một sự can thiệp quân sự để biến Việt Nam trở thành một căn cứ vĩnh viễn của Pháp ở Viễn đông. Mục đích đó được Legrand de la Liraye lập thành một kế hoạch cụ thể từng chi tiết và trình bày một cách quyết đoán trước Napoléon III.
Trong bản trần trình mà Legrand gửi hoàng đế Pháp phân tích rõ những lợi ích kinh tế, chính trị và vị trí chiến lược của Việt Nam ở Viễn Đông. Ông cũng chỉ rõ những thuận lợi của Pháp khi can thiệp quân sự vào vương quốc này. Để cụ thể hơn, ông còn lập hẳn một bản kế hoạch xâm lăng để khảng định với vua việc xâm lăng vùng đất này là tương đối dễ dàng. Mặc dù bản trần trình của linh mục Legrand đến hơi chậm (12 – 1857), bởi vào tháng 11 Napoléon đã ra lệnh can thiệp quân sự vào Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc vận động của vị linh mục này cũng góp phần khiến hoàng đế Pháp thêm chắc chắn về cuộc can thiệp vào Việt Nam.
Sau tất cả 7 phiên họp, ủy ban Nam Kỳ cũng đưa ra báo cáo với hoàng đế Pháp. Ủy ban đã phân tích những lợi ích về kinh tế, chính trị, phương pháp quân sự cho cuộc viễn chinh và tính chất thuộc địa của Pháp ở vùng đất này sau khi chiếm đóng. Tuy nhiên, mọi căn cứ mà ủy ban lấy để phân tích hầu như đều là báo cáo hoặc ý kiến của các nhà truyền giáo. Theo đó, Việt Nam được các nhà truyền giáo trình bày trước ủy ban như là một xứ sở giàu có, đẹp đẽ với những nguồn tài nguyên phong phú và là nơi thuận lợi cho cho việc đóng quân của các hạm đội hải quân. Vị trí của Việt Nam là vị trí chiến lược cho Pháp trong việc muốn xác lập ảnh hưởng ở vùng Viễn Đông.
Để thuyết phục nước Pháp bước vào cuộc xâm lăng, các nhà truyền giáo cũng mô tả việc đánh chiếm vương quốc này không mấy khó khăn. Họ sẽ được sự trợ giúp của các giáo dân nơi đây. Hơn nữa, Pháp sẽ được những người dân đang bị triều đình đè nặng trong sự khốn khổ chào đón như những kẻ giải phóng. Các giáo sĩ cũng chỉ cho ủy ban thấy chính sách tối ưu nên áp dụng ở vương quốc này sau khi chiếm đóng là Pháp nên tiến hành chế độ bảo hộ. Đối với các giám mục thì con đường truyền đạo tốt nhất là có được một ông vua hết lòng với họ. Họ cho rằng với chế độ bảo hộ có thể lập nên được một ông vua như vậy.
Sau nhiều cuộc họp, Ủy ban Nam Kỳ cũng đưa ra những quan điểm cơ bản. Tuy còn nhiều lo ngại và hoài nghi, nhất là về vấn đề lợi ích vật chất ở Đông Dương đem lại nhưng ủy ban cũng thừa nhận, đây là một việc làm cần thiết để bảo vệ uy tín quốc tế của Pháp. Chủ tịch ủy ban - Brerier36 cũng nhận định rằng quan trong hơn cả là tư tưởng của Công giáo và văn minh Phương Tây sẽ chinh phục giống người và chính phủ “dã man”. Sự chinh phục đó là kết quả một quá trình thuyết phục và sức mạnh. Sau những thuyết phục bất thành, vương quốc Việt Nam đã từ chối đề nghị hòa bình thì nay biện pháp sức mạnh là chính đáng.
Napoléon III quyết định đưa quân viễn chinh can thiệp Việt Nam là việc làm được ông xem xét trên các phân tích của Ủy ban Nam Kỳ, những quan điểm của Bộ ngoại giao, chính phủ Pháp và cả thái độ của các thượng thư trong triều đình Pháp. Bên cạnh những tác động trong cuộc vận động của các giám mục truyền giáo, Napoléon III cũng không bỏ qua một chính sách có khả năng tăng cường uy thế và sự vĩ đại của nước Pháp. Tuy nhiên hôi đồng thượng thư mặc dù đồng ý nhưng không mấy mặn mà với ý kiến đó của vua. Họ cho rằng đây là quyết định cá nhân của vua và quyết định đó có sự liên hệ
36 Ông nguyên là Hầu tước, công sứ toàn quyền ở Naples được hoàng đế chỉ định là chủ tịch uy ban khi thành lập.
với quyền lợi Công giáo hơn là quyền lợi thực dân. Ngày 25 – 11 1857, hoàng đế Pháp cũng quyết định ra lệnh can thiệp quân sự vào Việt Nam, phó Đề đốc Rigault de Genouilly37
nhận lệnh thực thi.