Bài học lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 94 - 99)

3.1 .Ý nghĩa và bài học lịch sử về vấn đề công giáo dƣới triều

3.1.2. Bài học lịch sử

Chính sách cấm đạo sát đạo quá cứng nhắc, không phù hợp đã đưa đến những hậu quả nặng nề mà cả dân tộc phải gánh chịu trong suốt những năm tháng tiếp theo. Hết bị vua Gia Long quên ơn bội nghĩa, đẩy ra và tìm cách lánh xa, lại đến bị vua Minh Mạng ruồng rẫy, các nhà truyền giáo thấy rằng không thể tiến hành kế hoạch chinh phục Việt Nam bằng phương cách hòa

bình, nghĩa là không còn cách gì để biến nhà vua thành một tín đồ của giáo hội Công giáo rồi dùng quyền chính để cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo. Tất nhiên là việc này cũng được tường trình về Rome để giáo triều Vatican vạch ra kế hoạch cho thích hợp với tình thế mới. Qua những giai đoạn đã trình bày ở các chương trên, ta nhìn thấy 4 điểm trong kế hoạch mới của Công giáo đối với Việt Nam

Thứ nhất, cố gắng vận động đưa Hoàng Tôn Đán kế nghiệp Vua Gia Long.

Thứ hai, xúi giục giáo dân nổi loạn chống lại triều đình Huế

Thứ ba, móc nối những thành phần bất mãn với triều đình để xúi giục họ nổi loạn và tìm cách viện trợ hay giúp cho các nhóm nổi lọan này.

Thứ tƣ, quyết tâm vận động Pháp liên kết với Vatican và xuất quân chinh phục Việt Nam.

Ta có thể thấy điểm thứ ba và thứ tư trên được các nhà truyền giáo thực hiện rất tích cực. Kết cục là đưa đến cuộc chiến tranh xâm lược, và cứ mỗi một hiệp ước được kí kết là một lần triều đình mất thêm đất, mất thêm dân vào tay Pháp. Cuối cùng việc mất nước biến dân tộc ta từ một dân tộc độc lập trở thành dân tộc thuộc địa với những hệ luy đau khổ dân chúng phải gánh chịu trong suốt hàng thập kỷ sau.

Vấn đề kỳ thị Công giáo quá mức và quá cứng nhắc, chỉ tập trung vào những tội lỗi của Công giáo mà không nhìn nhận một cách tổng thể đã khiến triều đình nhà Nguyễn mất rất nhiều cơ hội. Triều đình không chỉ bỏ qua những nhân tài thực sự với những cơ hội cải cách đất nước, xây dựng sức mạnh nội tại. Cùng với đó, vì quá định kiến với Công giáo nên triều đình cũng hủy hoại rất nhiều thời cơ có thể đấu tranh với thực dân Pháp.

Có lẽ vì Công giáo động chạm văn hóa nhất là vấn đề nghi lễ, gây mâu thuẫn trong xã hội cũng là một vấn đề khiến triều đình Nguyễn không thể chấp nhận. Cùng với sự chống đối trên là việc Công giáo đụng chạm nặng nề

tới văn hóa, nhất là vấn đề Nghi lễ. Dân Tộc Việt Nam có truyền thống luân lý và đạo đức cổ truyền, Công giáo du nhập vào Việt Nam đã đi ngược lại nền tảng Tam Cương, Ngũ Thường mà các triều đại Phong Kiến đã xem như là một hệ thống tư tưởng cố hữu để duy trì và ổn định đất nước cũng như củng cố vương triều của mình.

Định kiến nặng nề với Công giáo đã khiến triều đình Huế có những hành động sai lầm đối với chính dân chúng của mình. Từ những sai lầm đó khiến cho các nhà truyền giáo lợi dụng nó khơi sâu thêm tình trạng chia rẽ dân tộc, làm náo loạn xã hội. Việc đánh đồng tất cả những giáo dân với tội ác của Công giáo đã khiến nhà Nguyễn đã một lần nữa đánh mất sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì những sai lầm đó.

Khi Minh Mạng lênh nắm quyền, Công giáo dồn nỗ lực vào việc xúi giục những người bất mãn với triều đình Huế nổi lọan rồi nhẩy vào làm cố vấn và kêu gọi giáo dân nhập cuộc. Cuộc cách mạng do Lê Văn Khôi hướng dẫn có mục đích truất phế bạo chúa Minh Mạng, và đặt lên ngôi người con của Hoàng Tử Cảnh tên là Đán, cháu đích tôn của Gia Long....

Song song với việc chống đối vua Minh Mạng và triều đình Huế, Giáo Hội ra lệnh cho các giáo sĩ dồn nỗ lực vào việc xúi giục giáo dân bất tuân hành luật pháp của triều đình và của chính quyền địa phương. Hơn nữa, các vị truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực của nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các con chiên rằng, Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ phải tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican. Vậy, đây không phải là vấn đề truyền giáo nữa, mà đơn giản là một mưu đồ làm cho chính quyền của xứ sở này bị mất ổn định. Vì thế, hành động của Nhà Vua, đối với trách nhiệm làm vua của ông, là hoàn toàn đứng đắn, khi ông chống lại các hoạt động của một số giáo sĩ Kitô. Do đó, Minh Mạng đã không ngần ngại công bố những

chiếu chỉ cấm truyền đạo Kitô: Những chiếu chỉ đầu tiên vào khoảng năm 1825, những chiếu chỉ quan trọng nhất sau năm 1833.

Song song với những hành động xấc xược, ngược ngạo trên đây, các giáo sĩ cũng ra công tìm kiếm và móc nối với những thành phần bất mãn với triều đình, vừa xúi giục các giáo dân "ngoan đạo" đứng lên phất cở nổi lọan chống lại triều đình. Thành phần bất mãn với triều đình Huế đầu tiên được các nhà truyền giáo móc nối kết thân chống lại triều định vua Minh Mạng, rồi tới Lê Văn Khôi (con nuôi của Lê Văn Duyệt), vào năm 1833, tiếp theo là Tạ Văn Phụng và nhiều người khác.

Một số giáo sĩ giúp Lê Văn Duyệt đối lập với Minh Mệnh. Theo thư của Giám-mục Taberd viết ngày 28/2/1828 thì Duyệt hầu như là một vị đại thần duy nhất yêu nước Pháp và nhớ tới công lao của Pigneau de Béhaine. Cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi tại Gia Định Thành trong ba năm 1833-1835, với sự tiếp sức của các giáo sĩ Pháp và giáo dân Việt, khiến Minh Mạng quyết định phá hủy hầu hết công trình xây cất thành trì của các chuyên viên Pháp.

Đất nước Việt Nam là một đất nước phong kiến ảnh hưởng phong kiến Trung Hoa, nhà vua tự coi mình là bậc Thiên Tử, không thể có một kẻ nào cao hơn. Trong lúc đó người theo đạo Công giáo luôn coi Chúa là đấng chí tôn, là người có quyền lực cao nhất mà đại diện là nhà thờ, cha xứ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự cai trị của giai cấp thống trị do đó sự cấm đạo là việc tất yếu của lịch sử.

Việc du nhập Công Giáo vào Việt Nam đi đôi với gót giày xâm lược của quân đội viễn chinh, mà không ít giáo dân đã phản bội tổ quốc, gieo bao tang tóc điêu linh cho Dân Tộc, cho nên những phong trào yêu nước cực đoan thời bấy giờ như Văn Thân, Cần Vương đã xem giáo dân Công Giáo là tay sai của thực dân, đó là nguyên nhân đưa đến chủ trương Bình Tây, Sát Tả bách hại tín đồ Thiên Chúa.

Bên cạnh đó, Công giáo cũng ra sức lôi kéo chính phủ Pháp can thiệp quân sự vào Việt Nam. Quan hệ gắn bó giũa Công giáo và chủ nghĩa thực dân Pháp là một thực tế lịch sử phong phú, hiển nhiên đến nỗi không cần lý lẽ biện luận thêm. Trong đó vai trò các nhà truyền giáo trong việc hình thành và phê chuẩn kế họach của chính quyền Đế Chế II cử phó đô đốc Rigault de Genouilly mang hạm đội đến tấn công Đà Nẵng năm 1858. Các nhà truyền giáo như Linh-mục Huc, Giám-mục Pellerin, Linh-mục Legrand de la Liraye, Giám-mục Retord... bằng nhiều văn thư và cả sự có mặt trực tiếp của mình trong các cuộc họp của Ủy Ban Nam Kỳ, tham gia tích cực vào việc xây dựng kế hoạch tấn công quân sự để đạt mục tiêu truyền giáo và xâm lược thực dân không chỉ ở một địa phương nào mà từng bước đi đến chinh phục hoàn toàn lãnh thổ Việt Nam. Các nhà truyền giáo đã có công đề xuất ý kiến vạch kế họach, cung cấp thông tin, hứa hẹn bảo đảm về hậu thuẫn của dân chúng tại chỗ.

Nói tóm lại, chẳng những hết lòng ủng hộ mà còn gây áp lực chính trị, tinh thần thúc ép các nhà nước tư bản Pháp, Tây Ban Nha tiến hành một kiểu "thánh chiến" bảo vệ đạo ở Việt Nam để mưu đồ cầu lợi ích chung của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tư bản. Trong họat động này, các nhà truyền giáo có một ưu thế rõ rệt: Họ là những người am hiểu nhất về tình hình các vùng đất - còn xa lạ với Phương Tây - nơi họ đã xây dựng và chuẩn bị lực lượng từ rất lâu đời thông qua những hoạt động mang danh nghĩa là tôn giáo của nhiều thê hệ tu sĩ. Tiếng pháo của hạm đội Rigault de Genouilly bắn vào Đà Nẵng làm bùng nổ một xung đột đã âm ỉ từ lâu. Nó cũng phơi bày sự thật hiển nhiên về ý nghĩa chính trị rất "thế tục" của họat động truyền giáo của các giáo sĩ Phương Tây ở Viễn Đông từ mấy thế kỷ trước đó.

Tất cả những những yếu tố trên đây đã khiến cho các Vua Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1840-1847), và Tự Đức (1847-1883) phải phản ứng

bằng cách ban hành các lệnh cấm đạo trong đó có điều khỏan xử tử những kẻ có chủ tâm vi phạm các luật này. Tất cả đều được minh chứng rõ ràng. Có thể thấy khi nói đến vấn đề Công giáo dưới triều Nguyễn thì ngày nay, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng việc cấm đạo và giết đạo dưới các nhà vua triều Nguyễn, là một hành động bất nhân và sai lầm, Nhưng nếu chúng ta tự đặt mình vào địa vị các nhà vua ấy, vào các khung cảnh tâm lý của xã hội đó, thì có lẽ chúng ta khó có thể làm khác hơn.

Tuy nhiên, đây cũng là bài học cho việc xác định vị trí, vai trò của Tôn giáo trong quan lý xã hội. Xây dựng một chính sách phù hợp với từng tôn giáo. Đồng thời, nó cũng là bài học về mối quan hệ giữa nhà nước với giáo hội không chỉ là việc tôn trọng tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng mà còn là sự gắn kết hợp tác vì sự phát triển, hòa bình của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)