Nghĩa và bài học lịch sử về vấn đề công giáo trong quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 102 - 137)

ngoại giao

3.3.1. Ý nghĩa lịch sử

Trong quan hệ ngoại giao Việt – Pháp giai đoạn này, Công giáo có những đóng góp không nhỏ khi đã góp nhân thay đổi và pháp triển nền văn hóa - giáo dục - kinh tế Việt Nam dưới triều Nguyễn. Nếu ở cái nhìn trực diện ta thấy các tàu buôn của thương nhân Pháp đến Việt Nam mang theo các nhà

truyền giáo, là khởi nguồn cho sự xuất hiện của thực dân Pháp. Tuy nhiên, ở góc độ khác, những lợi ích mà các thương nhân Pháp mang đến cho thị trường Việt Nam là rất có ý nghĩa. Tuy vào Việt Nam sau nhiều thương nhân khác như Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh… nhưng giới tài chính và kỹ nghệ Pháp đặc biệt quan tâm thị trường Việt Nam nhất là Nam kỳ thời bấy giờ. Họ không chỉ đến để giao thương đơn thuần, mà còn đầu tư tài chính, du nhập nền công nghiệp phương Tây vào Việt Nam. Lần đầu tiên nền kinh tế Việt Nam có được các nhà máy, xưởng sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng được quan tâm. Ủy ban canh nông và kỹ nghệ được thành lập, tổ chức được hội chợ Đấu xảo ở Sài Gòn năm 1961 để giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp.

Văn hóa – giáo dục nước nhà cũng được đổi mới. Các trường học Công giáo mở ra đã làm thay đổi hoàn toàn mô hình giáo dục cũ với nhiều hạn chế, nhất là về kiến thức khoa học, kỹ nghệ, ngôn ngữ. Sự pháp triển mà mở rộng của các trường công đã góp phần đào tạo một thế hệ có tri thức mới. Họ có thể là bộ phận đắc lực phục vụ thực dân Pháp và là con chiên ngoan đạo, nhưng trước hết họ là người Việt. Vốn tri thức họ học được, bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp vẫn góp phần làm thay đổi đất nước.

Vấn đề Công giáo trong các cuộc đàm phán ngoại giao luôn có ảnh hưởng sâu rộng. Sự can thiệp quá sâu vào quan hệ chính trị Việt – Pháp của các nhà truyền giáo ở một khía cạnh nào đó nó góp phần cảnh tỉnh sự nhu nhược của triều đình Huế.

3.3.2. Bài học lịch sử

Sự nhu nhược trong đàm phán ngoại giao không bao giờ mang lại thành công. Đó là lý do mà triều đình nhà Nguyễn càng đàm phán càng bước gần tới con đường mất nước, mỗi một hiệp ước là một lần mất thêm đất, mất thêm dân, mất thêm lòng tự tôn dân tôc và cuối cùng là mất nước.

Vấn đề ngoại giao giữa Việt - Pháp luôn tồn tại vấn đề công giáo. Trong các cuộc đàm phán vấn đề công giáo luôn là vấn đề nóng bỏng nhất, căng thẳng nhất trong đường lối ngoại giao của cả hai bên. Cuộc thương thuyết đàm phán hiệp ước 1862, vấn đề công giáo luôn căng thẳng nhất. Các nhà truyền giáo luôn tìm mọi cách để ngăn chặn cuộc đàm phán của chính phủ Viêt – Pháp. Bởi lẽ, bằng bất cứ giá nào, các người truyền đạo cũng không muốn cuộc viễn chinh kết thúc bằng một cuộc thương thuyết hòa bình. Điều họ muốn là một cuộc xâm lăng chiếm đóng hoàn toàn xứ sở

Giai đoạn đàm phán để ký hòa ước 1874, vấn đề công giáo còn trở nên căng thẳng gấp nhiều lần. Các cuộc thương lượng tiến hành mau. Chỉ có vấn đề đạo Thiên Chúa là có sóng gió trong các buổi họp. Giám mục Sài Gòn là Colombert cũng dự cuộc thương thuyết về vấn đề này, ông tin các nhà thương thuyết Huế nhường tất cả, “vì bị tình thế thúc ép” và người Pháp “ở trong hoàn cảnh thuận lợi để điều đình”. Vì thế ông bác bỏ điều khoản buộc các quan có đạo phải thực hiện đúng nghi lễ hiện hành ở triều đình. Các người thương thuyết Việt Nam phải chịu bỏ một số điều khoản, chỉ còn những khoản có lợi cho các kẻ truyền đạo là được giữ lại. Bởi vì các kẻ truyền đạo không bao giờ từ bỏ việc làm chính trị, họ tạo ra những âm mưu trường kỳ được che đậy dưới bức màn tôn giáo để lật đổ triều đình Việt Nam. Họ công khai công nhận là họ không thể sống hòa bình được với Tự Đức.

Có thể nói, cuộc đàm phán cho hiệp ước 1874 thực chất là sự thỏa hiệp nhượng bộ từ hai phía. Dưới ngôn từ của nghệ thuật ngoại giao thì có vẻ như cả triều đình Huế và Pháp đều cho rằng hiệp ước này có phần thắng lợi về phía mình. Tuy nhiên, nếu nhìn thẳng vào sự thật chúng ta thấy hiệp ước đã mang lại cho phía Pháp lợi ích lớn và thực tế hơn. Bên cạnh việc đạt được những vấn đề căn bản mà Pháp đã đề ra trong bản hiệp ước 1862 và 1864 thì Pháp còn tiến thêm một bước dài khi được quyền khai thông sông Hồng, mở thêm một số cảng biển, đặt lãnh sự quán tại Hà Nội. Quan trọng hơn là Pháp

đã chính thức được tự do thông thương và truyền giáo cũng như được triều đình Việt Nam thưà nhận nhường đứt 6 tỉnh Nam Kỳ.

Pháp đã nắm bắt được thái độ nhẫn nhục và “tư tưởng ích kỷ gia tôc” của triều đình Huế sẽ khiến triều đình không bao giờ từ bỏ con đường cầu hòa bằng mọi giá. Các nhà truyền giáo Pháp coi đây là cơ hội để yên tâm thực hiện chính sách vết dầu loang cho vấn đề Công giáo. Chính phủ Pháp lấy đây căn cứ đẩy mạnh chính sách thực dân từng bước xâm lấn thuộc địa bằng phương thức “vừa đánh vừa đàm” một cách khôn ngoan.

Triều đình Huế vẫn yên tâm cho rằng với hiệp ước 1874 đã đem lại hòa bình cho Việt Nam và sẽ từng bước đàm phán để lấy lại các vùng đất đã mất. Người đứng đầu triều đình phải đối mặt với trách nhiệm củng cố lợi ích gia tộc mà quên rằng lợi ích dân tộc mới là điều mấu chốt nên dần đắm chìm vào tư tưởng cầu hòa. Triều đình đã không nhận thấy nền hòa bình mà bản hiệp ước mang lại rất mong manh, để rồi chủ quyền lãnh thổ, dân tộc dần dần thu hẹp để cuối cùng mất toàn bộ đất nước vào tay Pháp. Triều đình đã chính thức biến dân tộc Việt Nam thành thuộc địa của Pháp sau đó 10 năm theo hòa ước 1884. Tuy nhiên, đây là vấn đề của một giai đoạn lịch sử mới nằm ngoài khuôn khổ của luận văn.

3.4. Tiểu kết

Có thể thấy, cuôc can thiệp vũ trang của quân đội Pháp vào Việt Nam là kết quả tất yếu của một tiến trình lịch sử lâu dài nhất của cả hai phía. Cuộc xung đột trên ý thức hệ văn hóa và tôn giáo được xem như cái cớ để tiến tới biện pháp can thiệp vũ trang. Ngược lại, việc can thiệp quân sự lại càng đẩy các xung đột đó trở nên gay gắt hơn. Đó chính là hệ lụy văn hóa – xã hội khó khăn nhất mà cả Việt Nam và Pháp phải đối diện sau đó. Trong khi các giáo sĩ truyền đạo đang xung khắc mãnh liệt với văn hóa của người Việt Nam thì người Pháp lại đến cùng với quân đội, đã khiến cho triều đình Huế không còn cách nào để nhìn nhận tích hơn với các giáo sĩ nói riêng và Công giáo nói

chung. Việc can thiệp vũ trang cảu quân đội Pháp buộc triều Nguyễn phải mạnh tay trong viêc truyền đạo của các giáo sĩ, cuộc cấm đạo sát đọa cũng bắt nguồn từ đó.

Cuộc xâm lược vũ trang của quân đội Pháp khiến các vua nhà Nguyễn phải tiến hành các biện pháp cấm đạo, sát đạo. Chính sách đó lại được quân đội Pháp và Tây Ban Nha lấy làm căn cứ để đẩy mạnh can thiệp vũ trang. Công giáo trở thành vấn đề căng thẳng và nan giải nhất trong các cuộc đàm phán ngoại giao sau này.

Sau nhiều năm người Pháp có mặt ở Việt Nam với sự tiếp xúc văn hóa, tôn giáo, ở chừng mực nào đó có thể xem là đã sự hòa hợp ở mức nhất đinh, có thể mở ra một đối thoai giao lưu văn hóa một cách cởi mở. Nhưng cuối cùng, kết quả sau chặng đường lịch sử hơn hai thế kỷ ấy lại là một bi kịch lịch sử, từ sự gặp gỡ thân thiện trở thành hai phe đối nghịch, thù địch lẫn nhau. Từ sự giúp đỡ thiện chí trở thành cuộc chiến tranh xâm lược kéo theo một loạt những hệ lũy nặng lề cho cả Pháp và Việt Nam sau này.

Tóm lại, vấn đề Công giáo trong quan hệ Việt – Pháp luôn giữ vị trí quan trọng. Nó luôn song hành với từng bước leo thang của cuộc chiến tranh xâm lược. Mỗi bước tiến của cuộc chiến tranh là một bước tiến của Công giáo trong thực tế cũng như trong các hiệp ước ngoại giao.

KẾT LUẬN

1. Sự biến đổi của bối cảnh chính trị - kinh tế - văn hóa trong nước nửa cuối thế kỷ XVI cùng với sự suy thoái của chế độ phong kiến đương thời. Sự phân cát chính trị làm thay đổi tiến trình lịch sử phát triển của Đàng Trong và Đàng Ngoài, phá vỡ sự thống nhất dân tộc. Trong bối cảnh bất ổn và tình hình yếu kém, rạn nứt đó các quốc gia phương Tây đến và tìm cách đặt ảnh hưởng ở Việt Nam. Pháp cũng là một trong số các quốc gia muốn thiết lập ảnh hưởng ở khu vực này. Tuy Pháp đến Việt Nam sau Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan nhưng sự vị thế ảnh hưởng lại lớn hơn nhiều so với các nước tư bản khác. Bởi Pháp đến Việt Nam không chỉ đơn thuần là thương nhân để giao thương kinh tế mà đi cùng với họ là các giáo sĩ truyền giáo.

Trong sự tương tác của kinh tế - văn hóa thì sự tương tác yếu tố tôn giáo có sự ảnh hưởng lớn nhất, mạnh mẽ nhất. Công giáo đã xây dựng được một cộng đồng giáo dân khá đông đảo và sùng đạo. Đó là căn cứ nền tảng vững chắc tạo ưu thế lớn cho Pháp so với các quốc gia khác ở Việt Nam cùng thời điểm. Từ bước chân đầu tiên của A. de Rhodes, Lambert de la Motte, F.Pallu, kết nối đến thời kỳ Pigneau, Retord, Pellerin và rất nhiều các giáo sĩ sau này có thể thấy: mối quan hệ Việt – Pháp được khởi đầu với sự giao thoa văn hóa khá tốt nhưng hiệu ứng đó không tồn tại lâu dài mà kết cục sự tương tác giữa các nhóm lợi ích đã đẩy quan hệ hai nước tới một bi kịch. Sự có mặt của Pigneau de Béhaine trong hệ thống chính trị của triều đình Huế mở đầu cho một thời kì mà người Pháp được thừa nhận trong bộ máy nhà nước Việt Nam.

2. Vấn đề Công giáo dưới triều Nguyễn ở khía văn hóa – chính trị có thể thấy, chính sách cấm đạo, sát đạo của các vị vua Nguyễn không phải xuất phát ngay buổi ban đầu. Nó được bắt nguồn từ mối quan hệ giữa các nhà truyền giáo với chủ nghĩa thực dân gây lên cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Ở khía cạnh văn hóa – tôn giáo; vấn đề Công giáo không được lòng triều đình Huế là vấn đề nghi lễ. Công giáo du nhập vào Việt Nam nhung lại tìm mọi

cách xóa bỏ những tín ngưỡng, nghi lễ vốn có hàng ngàn đời của cư dân bản địa. Hơn thế, vị trí và uy thế của các vị vua Nguyễn không được Công giáo đề cao. Cùng với đó, vấn đề Công giáo dưới triều Nguyễn còn mang một đặc thù khác với Công giáo ở các quốc gia khác. Công giáo vốn là một tổ chức chặt chẽ, tồn tại song song nhưng đứng độc lập với chính quyền, sự can thiệp của Giáo hội vào chính trị vốn là điều cấm kỵ trong giáo luât. Tuy nhiên, khi vào Việt Nam, Công giáo gắn liền với ý đồ chính trị và mưu đồ thực dân. Nó đã biến mối quan hệ đáng lẽ phải lài Nhà nước với Giáo hội trở thành mối quan hệ giữa tổ chức chính quyền với tổ chức Giáo hội.

3. Tuy rằng không phải tất cả các giáo sĩ đều tham gia quá trình thực dân của Pháp, nhưng thực tế cuộc can thiệp vũ trang đã khiến cho các giáo sĩ này được nhìn nhận là có mối liên kết chặt chẽ như một thực thể mang đến cuộc chiến tranh xâm lược. Mối quan hệ Việt – Pháp khởi đầu là một quá trình giao thương đi liền với truyền giáo. Sự tồn tại cùng lúc cả hai yếu tố kinh tế và văn hóa, tưởng chừng như sẽ thúc đẩy mối quan hệ toàn vẹn và tốt đẹp hơn, nhưng thực tế lại khiến mối quan hệ trở thành mâu thuẫn nửa vời. Điều đó thể hiện qua thái độ của triều Nguyễn đối với việc cởi mở và cấm đoán, truyền giáo và cấm đạo. Những mâu thuận nội tại, sự giằng xé tư tưởng biểu hiện rõ ở vị vua đầu triều Nguyễn – Gia Long. Sự biến động của xã hội và bộ máy chính trị của triều đình lúc bấy giờ đã đẩy sự giằng xé xã hội tới mức đỉnh điểm của căng thẳng.

Trước thực trạng đó, cuộc can thiệp vũ trang của Pháp năm 1858 đã phá bỏ sự mâu thuẫn của những người đứng đầu nhà nước Việt Nam. Từ sự mâu thuẫn giữa ơn nghĩa và dân tộc thì nay triều đình không còn cách nhìn nhận nào ngoài việc đi đến quy kết Công giáo với thực dân với nhau. Cũng bắt đầu từ đây, tư tưởng Công giáo là đồng minh của thực dân xâm lược, Công giáo là Phương Tây trở thành ấn tượng lịch sử mà hệ lụy của nó còn kéo dài mãi về sau.

4. Trong các hoạt động ngoại giao Việt – Pháp thời kỳ này, Công giáo chưa khi nào ngừng tác động. Công giáo không chỉ là vấn đề khiến cho cả Pháp và Việt Nam luôn đau đầu trong các cuộc đàm phán. Nó còn là vấn đề gây ra nhiều mẫu thuẫn trong mối quan hệ giữa chính quyền Pháp với chính quyền Việt Nam. Bởi trên thưc tế, mối quan hệ giữa các nhà truyền giáo với chính quyền thực dân Pháp không phải không có xung đột lợi ích. Mỗi một bản hiệp ước được kí kết là mỗi lần các nhà truyền giáo tìm cách chống đối và pháp hoại.

Thật vậy, không có gì có thể làm vừa lòng các nhà truyền đạo chừng nào chướng ngại cuối cùng họ muốn triệt hạ bằng mọi giá vẫn còn sừng sững trước mắt họ đó là: chủ quyền của nước Việt Nam. Bởi kẻ thù của các nhà truyền giáo không phải chỉ có Tự Đức và triều đình của ông mà còn là các nhà Nho, tức là toàn thể giới có học, giới trí thức, tinh hoa của đất nước, tinh thần của kháng chiến, người bảo vệ nhiệt thành di sản văn hóa. Giữa ý muốn thống trị của các kẻ truyền đạo và ý muốn kháng chiến của một xứ mà nền độc lập bị đe dọa, không thể có hòa giải được.

Cũng như sau hiệp ước 1862, có vụ xâm lăng toàn thể Nam kỳ 1867. Sau hiệp ước 1874, người Pháp cần nghỉ ngơi, những người thay thế Dupré, cố gắng, ít nhất thì vẻ bề ngoài cũng tỏ ra “quên” Bắc kỳ đi. Sau hiệp ước buôn bán ký vội vã trong chuyến đi quá ngắn ngủi của Đô đốc Krantz, Dupré, từng làm Thống đốc trong ba năm không còn được ai biết nếu tên tuổi y không gắn liền với việc đào kinh rạch qua đầm lầy Nam kỳ. Người ta bắt đầu lại nói đến hòa bình, đến tình hữu nghị bất chấp các khó khăn to lớn do vấn đề Công giáo giáo gây nên.

Dĩ nhiên, những kẻ truyền đạo không muốn có sự hòa dịu giữa người Pháp và người Việt. Họ cố gắng thuyết phục người Pháp rằng chúng đã sa vào cạm bẫy do chính triều đình Huế dăng ra khi ngây thơ tin vào những lời hứa hẹn đó.

5. Nửa cuối thế kỷ XIX, trước tình hình chủ nghĩa thực dân có sự biến đổi sang xu thế mới, thì sự liên kết giữa truyền giáo với thực dân là điều tất yếu48

. Mối liên kết đó đã khiến các vua nhà Nguyễn thay đổi quan hệ với Pháp, bởi thực tại phải đối diện với vấn đề an ninh quốc gia và chủ quyền dân tộc. Nếu Công giáo mở đường cho quan hệ hai nước thì cũng chính nó góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 102 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)