Vấn đề Công giáo trong hiệp ước 1862

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 80 - 83)

2.2. Vấn đề Công giáo trong các hiệp ƣớc ngoại giao

2.2.1. Vấn đề Công giáo trong hiệp ước 1862

Với hoàn cảnh và tiến trình đàm phán của hai bên Việt Nam và Pháp đã trình bày, cuối cùng bản hiệp ước 1862 được kí kết với 12 điều khoản. [Phụ lục 1]

Trong đó, điều khoản về Tự do thờ phụng, là vấn đề lớn chiếm nhiều thời gian cũng như công sức thương lượng của hai bên. Vấn Công giáo nằm trong phần lớn các cuộc đàm phán từ thời đô đốc Rigault rồi đến đô đốc Page, Charner, phải đến khi đô đốc Bonard lên thay thế hai bên mới đi đến thống nhất. Hiệp ước được kí kết 5 – 6 - 1862 nhưng phải đến 3 – 1863 triều đình Pháp mới phê chuẩn. Điều đó cho thấy vấn đề Công giáo là vấn đề hao tổn tâm lực của cả phía Pháp và Việt Nam.

Ngay lúc đầu khi Rigault de Genouilly khởi sự đàm phán với phía Việt Nam, vấn đề Công giáo chính là trở ngại đầu tiên. Nó cũng là vấn đề căng thẳng chính bên cạnh sự biến đổi của tình hình chiến sự khiến các cuộc thương thuyết liên tục bị gián đoạn. Đến khi đô đốc Charner lên cầm quyền đã phải có những nhượng bộ nhất định về vấn đề này. Thay vì đòi quyền cho các người truyền đạo đi khắp nước, điều mà triều đình Huế cương quyết từ chối, giờ đây phía Pháp chỉ nói đến quyền tự do theo đạo Thiên Chúa.

Bản thân thượng thư hải quân và thuộc địa Laubat cũng nhận định rằng: nước Pháp không thể dung thứ cho sự đàn áp các nhà truyền giáo đang tìm cách cải giáo dân tộc mới được theo đạo thánh của chúng ta. Các linh mục giảng đạo và tìm cách làm cho dân bản xứ đổi đạo bằng những phương pháp trái với luật pháp xứ đó, không thể biện bác rằng họ chỉ thực hành tín ngưởng

và tín ngưởng này có thể nói đã dạy họ phải làm cho người khác đổi đạo?... Linh mục can đảm đã thường đến chổ khổ nhục để reo rắc lên các dân tộc dã man nhất những phúc lợi của đạo Thiên Chúa. Trên trái đất lá cờ nước Pháp là lá cờ bảo vệ nhiều nhất cho việc Truyền giáo. Nhưng khi ký các hiệp ước, rốt cuộc vẫn đem lợi ích cho đạo Thiên Chúa, lẽ nào chúng ta lại không tìm cách có thể làm được để cho tương lai phát triển giống tốt mà chúng ta đã gieo trồng… [70. Tr. 128].

Trên quan điểm đó, đô đốc Charner đã đề nghị với sứ giả triều đình Huế công thức sau đây liên hệ đến khoản tôn giáo: Việc tự do theo đạo Thiên Chúa sẽ được cho phép trong toàn xứ An Nam. Nếu chính phủ An Nam có điều gì than phiền về một Linh mục Châu Âu nào, thì sẽ đưa ông ta ra hải cảng gần nhất để giao cho viên lãnh sự quốc gia đó, hoặc nếu không có viên lãnh sự đó, thì giao cho nhà cầm quyền Pháp. [70, tr. 129].

Tuy nhiên, trong lúc một vài điều khoản khác còn đang vướng mắc thì các giáo sĩ truyền giáo đang cố gắng đẩy nhanh việc lôi kéo dân cư ở các tỉnh thành chưa bị chiếm đóng. Việc làm này khiến tình hình kéo dài đến khi Bonard lên mới giải quyết xong.

Về phía Việt Nam, lúc đó ở vào thế quá yếu, triều đình Tự Đức đang phải đối mặt với các cuộc khởi nghĩa, các cuộc nổi loạn do các phần tử công giáo kết hợp với tàn quân Trung Hoa ở phía Bắc. Triều đình không thể cùng lúc đương đầu với cả nội chiến và ngoại xâm. Hơn nữa, chủ trương của triều đình là đi theo đường lối chủ hòa nên cũng muốn nhanh chóng thiết lập một bản hiệp ước. Lúc này Tự Đức không thể nào từ khước các yêu sách đất đai và tôn giáo, triều đình Huế đành phải nhượng bộ cả vấn đề Công giáo

Tuy nhiên, nếu triều đình Huế sẵn sàng thừa nhận quyền tự do tôn giáo của con chiên, thì ngược lại không cách gì để có thể chấp nhận việc các giáo sĩ truyền giáo cưỡng bức người dân đổi đạo. Về điểm này, triều đình Huế muốn một quan điểm rõ rằng: “Nước An Nam theo đạo Thánh của Đức

Khổng Tử, theo luật pháp trong nước, đạo Thiên Chúa bị cấm chỉ, nhưng bây giờ ký hiệp ước với Pháp thì mọi người An Nam trước kia theo đạo Thiên Chúa chịu tin Pháp thì họ có thể được triều đình chấp nhận. Còn những người An Nam không muốn theo đạo Thiên Chúa, nếu các giáo sĩ muốn ép buộc họ, nhất định điều đó không được. Vì thế, về điều khoản tôn giáo: Người An Nam nào muốn theo đạo Thiên Chúa thì theo, người An Nam không muốn theo đạo đó, không thể bị cưỡng ép. Không được dùng sức mạnh để truyền bá và áp đặt như đạo này đã thường làm thì sự việc có thể được và sẽ tốt đẹp mãi” [70, tr. 130]. Sau cùng thì hai bên cũng thông qua vấn đề Công giáo.

Hiệp ước 1862 làm cho cả nước phẫn nộ, đặc biệt là các Văn Thân. Họ cho là Vua Tự Đức không còn xứng đáng làm vua trăm họ vì nhà vua đã hèn yếu với giặc và không tiếp tục tiêu diệt bọn giáo dân Gia Tô. Văn Thân kết tội Công giáo là nguyên cớ gây ra giặc ngoại xâm và giáo dân đã tiếp tay cho giặc Pháp. Vậy muốn đánh Pháp, phải diệt nội thù trước; nội thù là các giáo dân. Và giới Văn Thân chỉ còn đợi dịp thuận lợi để biến căm thù thành hành động cụ thể.

Về phía Pháp đã đạt được tất cả những gì họ mong muốn. Đứng trên quan điểm thực dân, chính quyền Pháp có thể vui sướng về việc đó. Bởi ban đầu ý đồ thực dân của Pháp rất mơ hồ, và được xem là phụ đối với mối bận tâm tôn giáo, thì do những biến đổi của tình thế, hiệp ước 1862 đã đưa nước Pháp chiếm giữ hoàn toàn một xứ rộng lớn và phì nhiêu và làm chủ trong các nước mạnh nhất vùng Đông Á.

Nhưng đối với các nhà truyền giáo, hiệp ước 1862 không được hoan nghênh. Nó chỉ được các người truyền đạo tiếp nhận lạnh nhạt đầy hoài nghi. Họ muốn một cái gì đó rõ ràng hơn là sự thừa nhận có tính chất lý thuyết về quyền tự do của họ. Các nhà truyền giáo cố gắng tìm cách để mở rộng ảnh hưởng ra các vùng còn nằm trong sự kiểm soát của triều đình Việt Nam, để từ đó thực hiện ý đồ chính trị là lôi kéo chính phủ và quân đội Pháp vào thực

hiện hành động chiếm đóng vùng đất mới. Âm mưu đó của các nhà truyền giáo đã buộc Charner phải cảnh cáo Giám mục Sài Gòn khi đó.

Chưa dừng lại ở đó, các nhà truyền giáo vốn mang nặng tinh thần thống trị đã tìm cách lật đổ chính quyền Việt Nam khi đó. Cùng với việc tung tin đồn bất lợi cho triều đình Huế, một số Giám mục tìm cớ lật đổ triều đình Huế để đưa người của chỉ định lên nối ngôi. Bản thân Bonard cũng phải thừa nhận sự nguy hiểm trong ý đồ chính trị của các giám mục. Ông viết trong mật thư ngày 24 – 7 – 1862: “… Sẽ phát sinh các rắc rối nghêm trọng nhất nếu chúng ta không hạn chế việc che chở hợp lý cho họ và lấy cớ Tôn giáo chúng ta ủng hộ họ trong các âm mưu chính trị nhằm lật đổ chính phủ hiện có….Thật là nguy hiểm nếu ủng hộ họ trong việc làm như thế vì họ sẽ trở thành những kẻ gây loạn thật sự chứ không phải là những kẻ Tử đạo”. [70, Tr. 139]. Trong khi Bonard ra sức cảnh cáo các Giám mục vẫn phớt lờ và tiếp tục đưa các gián điệp ra Huế để thực hiện mưu đồ của mình.

Nội dung của hiệp ước 1862 cũng không làm vừa ý người thay thế Bonard, La Grandière không muốn giới hạn sự cai trị của Pháp trong các tỉnh miền Đông. Phần Vua Tự Đức, Ông quá đau đớn về việc mất ba tỉnh để mà thừa nhận sự việc đã rồi. Những điều đó, báo hiệu việc hiệp ước không thể tồn tại lâu mà cần được thay thế mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)