Công giáo trong giai đoạn chính thức xâm lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 64 - 80)

2.1. Vấn đề công giáo trong diễn tiến cuộc chiến tranh xâm lƣợc

2.1.2. Công giáo trong giai đoạn chính thức xâm lược

Công giáo trong cuộc viễn chinh Đà Nẵng năm 1858 - 1862:

Trong giai đoạn này Công giáo như một cái cớ mà Pháp lợi dụng để tiến thực hiện hành động xâm lăng. Triều đình Việt Nam thì lúng túng trong đường lối nên đẩy mạnh việc cấm đạo. Cuộc viễn chinh Đà Nẵng của Pháp ban đầu chỉ thuần mang tính chất tôn giáo. Chính phủ Tây Ban Nha khi quyết định liên minh với Pháp cũng xác định muốn góp phần vào việc truyền bá văn minh và ánh sáng phúc âm ở Nam Kỳ. Thượng thư bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp cũng nhận định, cuộc xâm chiếm này như là một vụ can thiệp để đòi sự bao dung đối với Công giáo và bồi thường những thiệt hại mà vương quốc này gây ra cho những người là đại diện nước Pháp ở đây.

Đề đốc Rigault khi nhận lệnh từ triều đình Pháp cho rằng, không thể khước từ địa vị bảo vệ quyền lợi của Công giáo… cần phải chấm dứt các cuộc đàn áp chống lại con chiên. Nó là những cuộc đàn áp mà Pháp không thể tha thứ được, vì nó làm tổn thương đến phẩm cách và quyền lợi chính trị của Pháp. Do vậy, cần có một cuộc tấn công vào Đà Nẵng để lấy căn cứ thương thuyết với triều đình Việt Nam. Mặc dù đồng tình với việc can thiệp quân sự vào Việt Nam nhưng ông không tán thành kế hoạch xâm lược Bắc Kỳ mà các nhà truyền giáo đề xuất. Ông cũng không muốn thực thi chế độ bảo hộ ở đây, thay vì tiến hành thay thế triều đình đang trị vì bằng một triều đình Thiên Chúa thì ông muốn thương lượng một bản hiệp ước với triều đình sở tại. Bản hiệp ươc đó sẽ đảm bảo quyền tự do theo đạo và đời sống của các nhà truyền giáo Châu Âu. Như vậy, trước khi nhận được các chỉ thị khác của triều đình

37 Ông là chỉ huy trưởng căn cứ hài quân của Pháp trên biển Trung Hoa nên việc di chuyển sang Việt Nam thuận tiện hơn.

Pháp bản thân Rigault không hề có ý định chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa mà đơn thuần chỉ là thực thi một cuộc can thiệp bảo vệ tôn giáo.

Cuộc viễn chinh Đà Nẵng chính thức bắt đầu ngày 1 - 9 -1858, nó nhanh chóng khiến Đà Nẵng thất thủ nhưng cũng ngay lập tức cho Rigault nhận thấy sự thất bại về chính trị và quân sự ở đây. Cuộc viễn chinh Đà Nẵng cho Rigault một sự thất vọng lớn về các nhà truyền giáo. Ông lập tức thức tỉnh và nhận ra những nhà truyền giáo đã lừa gạt chính phủ Pháp như thê nào qua những lời lẽ họ trình bày khi vận động. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tiến vào Đà Nẵng với hy vọng người Việt Nam sẽ đón nhận ho như những người giải phóng và sẽ được giáo dân nơi đây sãn sàng phối hợp tác chiến. Họ đã phải đối diện với sự thất vọng và hụt hẫng khi không hề có gì xảy ra như họ mong đợi. Hơn thế những người Việt Nam ở đó còn tạo ra vô vàn những khó khăn cho việc ngăn cản đội quân của ông, đội quân giáo dân mà Rigault mong đợi cũng không hề có. Triều đình Huế hoàn toàn yên tâm về biểu hiện của dân chúng và họ cũng không có ý định chịu uy hiếp để thương thuyết trong hoàn cảnh đó.

Thực tế không như những bản trần trình của các nhà truyền giáo trước đó, nó khiến cho Rigault mất niềm tin vào các lời khảng định của các giáo sĩ. Ông cho rằng họ cố tình đánh lừa chính phủ Pháp, lôi kéo chính phủ vào một cuộc chiến khó mà có thể rút lui. Quân đội của Rigault đã phải hứng chịu sai lầm của chính phủ khi sa lầy tại Đà Nẵng. Đối với các chính sách cầm đạo của triều đình Huế, Rigault nhìn nhận theo chiều hướng thực tế hơn. Ông nhìn thấy nguyên nhân thật sự khiến triều đình cấm đạo và sát đạo phần lớn nằm ở hoạt động của các nhà truyền giáo. Theo ông “không có một nền cai trị nào, dù là phục vụ cho đạo Thiên Chúa, lại có thể tha thứ cho sự xâm phạm thường xuyên một cách ngu xuẩn vào các vấn đề chính trị, dân sự, quân sự, không được và không thể thuộc quyền hạn của họ.” [70, tr. 107].

Khi lên nhận chức tư lệnh quân viễn chinh ở Đà Nẵng, đô đốc Théogène Francois Page đã nhận định: “Những năm đầu mới lên ngôi, vua Tự Đức có một thái độ đối xử khá ân cần với họ (các giáo sĩ). Nhà vua đã ra lệnh cho các quan lại địa phương có thái độ khoan dung, rộng rãi với họ trong những chuyện làm trái pháp luật, những vụ phạm pháp nhỏ. nhưng rồi các giáo dân, do các giáo sĩ lãnh đạo đã ngày càng xấc xược ngạo mạn đến mức độ họ không thèm biết đến cả chính quyền địa phương. Họ công khai nổi loạn; họ tuyên bố người Kitô giáo không thể vâng lời những kẻ theo một tôn giáo khác… Các giáo sĩ nghiễm nhiên trở thành người lãnh đạo, hoặc bao che cho tất cả những cuộc nổi loạn này: tất nhiên họ tham gia vào tất cả những hoạt động bí mật chống lại nhà vua, kể cả những hoạt động khủng khiếp nhất: sự sụp đổ của nhà nước và của non sông đang có nguy cơ xảy ra dưới ảnh hưởng một tình thế như vậy…”. [74, tr. 84 – 91].

Để cứu vãn tình hình sa lầy ở Đà Nẵng do quá tin tưởng vào các nhà truyền giáo, Rigault bỏ qua việc bảo vệ các con chiên ở Bắc kỳ như các giáo sĩ mong muốn để đưa quân vào đánh chiếm cảng Sài Gòn ngày 18 – 2 -1859. Việc làm này của ông khiến cho các giáo sĩ vô cùng tức giận, họ không chấp nhận mục đích đầu tiên của cuộc viễn chinh là cải thiện số phận người truyền giáo đã bị tạm hoãn ngay khi vị Đề đốc nhìn thấy “miếng mồi thuộc địa”.38

Các nhà truyền giáo tìm cách chống đối lại hành động của Rigault, từ đó bắt đầu cuộc tranh chấp thường xuyên giữa quyền lợi tôn giáo – chính sách thuộc địa – chính sách truyền giáo. Cuộc tranh chấp không quá trầm trọng nhưng cũng không có phương hướng giải quyết. Nó cũng cho thấy, sự can thiệp sâu sắc của các giáo sĩ truyền giáo vào vấn đề chính trị cũng như vai trò của họ trong cuộc viễn chinh Đà Nẵng.

38 Rigault nhận thấy Sài Gòn có vị thế quan trọng trong thương mại hàng hải. Việc đưa quân đánh chiếm vùng này cũng thuận tiện hơn Bắc Kỳ vì có lợi thế là mạng lưới các con sông và cửa biển. Nam kỳ cũng là vùng đất giàu có và là vựa lương thực của cả nước nên chiếm nó sẽ dễ bề kiểm soát triều đình Huế.

Chưa dừng lại ở đó, vấn đề Công giáo tiếp tục co ảnh hưởng hớn đến quan hệ Viêt – Pháp trong giai đoạn tiếp theo, khi các giáo sĩ truyền giáo liên tiếp thực hiện công cuộc chống đối hiệp ước 1862.

Sau khi Pháp chính thức dẫn quân xâm lược, triều đình Huế tất nhiên là phải lo tổ chức đánh trả. Chiến lược đúng đắn được triều đình thực hiện lúc đó là tiến hành bao vây, cô lập và tổ chức các cuộc tập kích. Tuy nhiên, thực hiện thành công chiến lược này thì phải có sự đồng lòng từ dân chúng. Do đó, vua và các triều thần bận tâm nhất là các giáo sĩ Pháp và một tập thể giáo dân trong nước. Những lo ngại của nhà Nguyễn trước đây về vấn đề Công giáo với chủ quyền, nay đã trở thành một thực tại phại đối phó khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược. Khi quân Pháp đổ bộ lên Việt Nam từng bước chiếm đóng các vùng đất, các giáo sĩ, thừa sai đã làm tất cả để cuộc can thiệp quân sự này thành công.

Ở Đà Nẵng, Đức giám mục Pellerin đã có mặt ngay từ đầu vừa làm thông dịch viên vừa làm cố vấn cho cuộc viễn chinh. Ở miền Bắc, khi tàu Primauguet tới của biển Ba Lạt (10 – 1858) để nắm tình hình và tìm hoa tiêu cho tàu Pháp có thể đi lại trên sông Hồng. Đức giám mục Retord đã nhanh chóng cung cấp thông tin và tài liệu. Ở Nam Kỳ, giám mục Lefèbvre với những thông tin hữu ích, cung cấp cho các sĩ quan Pháp là sự đóng góp đáng kể cho sự thành công của quân đội Pháp trong việc chiếm thành Sài.

Trước tình hình như vậy, Tự Đức và các triều thần phải có những biện pháp đối phó công giáo một cách khẩn trương và triệt để. Tuy nhiên, Tự Đức đối với người Công giáo nói chung cũng chỉ ra lệnh cho các địa phương canh chừng chứ không truy nã.39 Trong lúc Tự Đức vẫn đang đối xử một cách nhẹ nhàng vơi Công giáo thì Rigault mở cuộc tấn công đánh chiếm đồn Chí Hòa (15 – 9 – 1859), ông lấy đó làm căn cứ để ép buộc triều đình Huế trong các

39Tuy nhiên, ở các địa phương lại thực hiện khong đúng lênh, lợi dụng cơ hội để sách nhiễu giáo dân dẫn đến tình hình trong giáo chúng ngày càng náo loạn hơn, ngược lại với ý muốn trấn tỉnh của Tự Đức.

điều khoản của hiệp ước. Triều đình Huế lo ngại chiến tranh lan rộng nên đã ban hành nhiều chỉ dụ cấm đạo nghiêm ngặt.

Năm 1861, Tự Đức ra sắc lệnh “Phân tháp giáo dân” nhằm phân tán, cô lập, kiểm soát và tiêu diệt mầm chống dối của giáo dân 17. Chỉ dụ này được các cấp chính quyền chấp hành nghiêm chỉnh là một đòn chính trị, tâm lý đánh vào cân não và tình cảm của giáo dân và tổ chức của giáo hội Thiên chúa giáo; làm phá hủy các làng và các cơ sở Thiên chúa giáo, các gia đình theo Thiên chúa giáo buộc phải ly tán để tự tiêu vong, họ hàng, bà con xa lánh. Giáo dân không có cơ hội để làm lễ, sinh hoạt hội đoàn, cách ly với các giáo sĩ và các tổ chức tôn giáo; bản thân những người theo đạo thường xuyên bị giám sát, con cái bị cách ly khỏi môi trường tôn giáo và làm con tin.

Với chính sách giết đạo oan nghiệt này, ngoài các giáo sĩ phương Tây bị sát hại, trong thời gian này “có đến 115 linh mục người Việt bị giết, 50 nữ tu viện bị phá hủy, 2600 nữ tu phải di tản, 100 nữ tu bị giết, khoảng 100 làng giáo dân bị san thành bình địa, 10. 000 chức sắc trong các họ đạo bị bắt giam, trong số đó hơn một nửa bị giết; 2000 xứ đạo bị triệt hạ, 300. 000 giáo dân bị phân tháp, trong số đó có 50. 000 người bị giết”.[02, tr. 81]

Với chính sách không phù hợp của triều Nguyễn đã làm cho nội bộ dân chúng mất đoàn kết, sự chia rẽ lương giáo trở lên sâu sắc hơn bao giờ. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần dân tộc trong nhân dân sau đó. Đường lối sai lầm của triều đình Huế là không thể phủ nhận, nhưng xét một cách khách quan thì điều đó xuất phát từ sự hiện diện của quân đội Pháp trên đất Việt Nam. Nói như thừa sai Louvet40

thì do sự can thiệp của quân đội Pháp đã làm thay đổi tính chất bách hại Công giáo, từ tính chất tôn giáo đơn thuần này trở thành vấn đề mang tính chính trị. Giáo dân không chỉ còn là tín đồ tôn giáo đáng ghét, tự tách mình khỏi cuộc sống xã hội bằng cách từ chối thờ cúng tổ tiên. Giờ đây, họ trở thành những người bạn của ngoại bang, là những kẻ phản

40

bội và phản loạn, là kẻ mời gọi người ta xâm lược xứ sở của mình… Từ đó, tính chất cuộc bách hại Công giáo không còn là vấn đề tôn giáo mà là vấn đề quốc tịch với người Pháp. Nói cách khác, nó không còn là chính sách tôn giáo của triều Nguyễn mà là chính sách của triều đình Việt Nam với Pháp.

Cuộc cấm đạo, giết đạo chỉ dừng lại sau hiệp ước 1864 được kí kết. Tuy nhiên, vấn đề Công giáo trong cuộc chiến tranh xâm lược vẫn chưa dừng lại ở đó. Trong giai đoạn tiếp theo của lịch sủ Việt Nam, Công giáo còn giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp thực dân pháp tiến hành công cuộc bình định các vùng chiếm đóng và chuẩn bị cho việc mở rộng vùng chiếm đóng về sau.

Công giáo trong giai đoạn bình định 1862 – 1867:

Sau hiệp ước 1862, quan hệ Viêt – Pháp có thời kỳ hòa hoãn. Phía Việt Nam, vua Tự Đức cho dừng các lệnh cấm đạo, sát đạo. Phía Pháp, các sĩ quan chỉ huy tiến hành bình định các vùng chiếm đóng nhằm thiết lập một thuộc địa của Pháp ở Nam Kỳ. Công cuộc bình định đó có sự giúp sức rất lớn của Công giáo. Tuy nhiên, thời kì hòa hoãn của cũng không kéo dài được bao lâu bởi hai bên đều không thỏa mãn những điều khoản đã được kí kết, và một số sự kiện xảy ra có liên quan đến Công giáo.

Triều đình Việt Nam thực hiện đúng theo bản hiệp ước. Sau hiệp ước, Công giáo không còn bị bách hại từ phía triều đình Huế. Trong năm 1862, Tự Đức đã ban hành 2 văn bản liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo. Trong đó, văn bản ban hành 6 – 1862 41

có truyền rằng: “chuẩn cho phủ Thừa Thiên và các trực tỉnh, xem xét những bọn xấu theo đạo hiện đang bị giam giữ và an trí, cả người già lẫn trẻ em, đàn bà con gái, không kể là đã hay chưa bỏ đạo và những trai tráng đã bỏ đạo, hết thảy đều tha về, ruộng vườn gia sản cấp trả lại và miễn cho ra lính, tạp dich 1 năm”.[12, tr.311]. Sau đó 1 tháng, 7 – 1862 Tự Đức ban thêm một chỉ dụ nữa thả tất cả những người bị giam cầm vì lý do

41

tôn giáo. “Lại tha tội cho những dân xấu chưa bỏ đạo ở các hạt, lấy cớ hòa nghị đã xong, nên bỏ lệ cấm đó. Trừ ra những người thực có thông đồng với giặc do địa phương xét rõ trị tội thì không kể, còn các người bị giam hay an trí, thì những người đầu mục và trai tráng đề thả hết, ruộng vườn, gia sản, ra lính, tạp dịch đều tuân theo dụ trước mà làm”. [12, tr. 311 – 318].

Mặc dù phải tuân theo hiệp ước nhưng triều đình Huế vẫn luôn lo lắng về sự có mặt và ngày càng phát triển của công giáo. Vua Tự Đức cố gắng dùng các nhân vật ưu tú làm công tác giáo dục cho dân chúng với hy vọng day dân trở về với đạo cha ông. Đồng thời, ông cũng lấy bản thân làm gương khi cấm tất cả các hoàng thân, công chúa và công tử không được tham dự bất cứ một nghi lễ não của Công giáo. Sau sự kiện công tử Nguyễn Phúc Hồng Tập42 dựa vào Công giáo thực hiện cuộc nổ dậy ở Kinh thành Huế để mưu đồ lật đổ vua (7 – 1864), Tự Đức đã thay đổi thái độ với Công giáo. Ông ban hành chỉ dụ chiên an, kêu gọi hòa giả và hòa hợp dân tộc. Trong văn bản này, vua cũng thừa nhận việc đã nghe theo lời trình bày của các quan thần để nghi ngờ và khắt khe với người Công giáo. Nay vua kêu gọi người Công giáo hãy quên quá khứ, hận thù, các nho sĩ ngừng khiêu khích… Ông cũng giải thích việc người Công giáo đã đem người Tây dương tới nhưng người công giáo cũng là thần dân của vua…

Rõ ràng cái nhìn với Công giáo của vua Tự Đức đã có sự thay đổi lơn. Những năm 1866 – 1867, vua đã bắt đầu tin dùng người Công giáo như, linh mục Nguyễn Hoằng, Nguyễn Trường Tộ, giám mục Gauthier và Sohier43. Tuy nhiên, thái độ của Tự Đức chỉ xuất phát từ một tư duy mới của nhà vua, phải đến Hiệp ước 1874 nó mới được thể hiện thành một điều khoản cụ thể giữa chính phủ Việt Nam và Pháp.

42

Ông là cháu nội của vua Minh Mạng, là anh em con chú con bác với Nguyễn Phúc Hồng Nhậm - vua Tự Đức.

43 Giám mục Gauthier (Ngô Gia Hậu), là đại diện tông tòa Nam Đàng Ngoài, được vua cử đi Pháp cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 64 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)