Thức và thái độ chính trị của Minh Mạng trong quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 38 - 41)

1.2 .Ý thức và thái độ chính trị của nhà Nguyễn trong quan hệ

1.2.2 thức và thái độ chính trị của Minh Mạng trong quan hệ

Việt – Pháp

Gia Long mất trong lúc quan hệ Việt – Pháp đang ngày càng xấu hơn. Trước khi mất ông có căn dặn Minh Mạng: “Không cấm các đạo chính trong nước: đạo Khổng Tử, đạo Phật và Công giáo. Ba đạo này đều là những đạo tốt, bắt bớ các đạo này sẽ sinh ra rối loạn trong nước” [30, tr. 368]. Minh mạng lên cầm quyền,22 ông vốn có ác cảm với Công giáo, nhưng thời kì đầu ông vẫn có phần nể trọng lời di huấn của vua cha, phần vì Công giáo lúc đó cũng chưa gây ra nguyên cớ gì nên Minh Mạng chưa thể thẳng tay cấm đạo. Những năm đầu, giáo hội và công giáo vẫn hoạt động tự do, công khai bình thường.

Tuy nhiên, từ năm 1825 ông bắt đầu thể hiện thái độ kiểm soát và ngăn sự truyền bá của Công giáo. Ông cho điều tra thống kê các nhà thờ ở từng địa phương để tiện bề kiểm soát. Cũng trong năm này, ông cho triệu tập tất cả các linh mục ở Trung và Nam kỳ về Huế (những linh mục ở Bắc kỳ do xã xôi nên vua ít để ý đến) với lý do giúp triều đình dịch thuật23

. Ông làm vậy với mục đích thực sự là kiểm soát và hạn chế các hoạt động truyền giáo của họ. Các linh mục, thừa sai phải cầu cứu đến Lê Văn Duyệt về Huế khuyên can nhà vua (1827), lúc đó họ mới được tự do (một số vẫn ở lại giúp dịch thuật). Lúc này, nếu cả triều đình và người công giáo, thừa sai đều giữa nguyên thái độ như thời Gia Long thì có lẽ sự xung khắc hai bên không bùng nổ.

22 Minh Mạng cho đổi tên nước thành Đại Nam (1839), quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945, nhưng để thống

nhất của văn bản trong giai đọan nhà Nguyễn, gọi chung là Việt Nam.

23 Trước đó, tất cả các cố vấn dưới thời Gia Long đều rời khỏi Việt Nam, công việc dịch thuật không còn ai đảm nhận.

Thực tế không như vậy, sự can dự của một số giáo dân vào các cuộc khởi nghĩa, các giáo sĩ, thừa sai Pháp vẫn bất chấp lệnh cấm của triều đình nhập cảnh lén lút và cư trú trái phép vào Việt Nam. Thêm vào đó, nội bộ đất nước từ giai đoạn này có những biến động với các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều địa phương. Những việc này khiến cho Minh Mạng vốn đã không ưa Công giáo, nay lại càng thêm lo ngại tiến hành cấm đạo. Trong lúc tình hình biến loạn như vậy, Lê Văn Duyệt mất, Công giáo mất chỗ dựa trong triều đình. Sự đối lập của Công giáo biến thành cuộc bạo loạn, thách thức thái độ ôn hòa của Minh Mạng. Xung đột giữa triều đình với Công giáo bùng nổ năm 1833 khi Minh Mạng ban hành chỉ dụ cấm đạo. Chỉ dụ này mới chỉ dừng lại ở lệnh cấm, nó chưa đề ra cụ thể việc xử phạt các giáo sĩ, linh mục.

Cũng trong năm 1833, cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi có sự can dự của thừa sai Marchand đã khiến Minh Mang một lần nữa ban hành chỉ dụ cấm đạo. Những quy định trong điều khoản lần này nghiêm khắc hơn rất nhiều và chủ yếu tập trung vào các thừa sai Pháp và Châu Âu. Với chỉ dụ lần này, lần này là lần đầu tiên triều Nguyễn khép các thùa sai Pháp vào tội tử hình. Điều này làm cho mâu thuân giữa triều đình và Công giáo nói chung, người Pháp nói riêng lên đến đỉnh cao. Những năm sau đó, ông cho ban hành thêm các dụ cấm đạo khác với các lệnh ngày càng khắc nghiệt hơn. Chính sách cấm đạo hà khắc của Minh Mạng thời kỳ này đã để lại một hậu quả nặng nề trong quan hệ Công giáo và dân tộc, phần nào đó đã gây nên sự chia rẽ dân tộc.

Có thể nói, chính sách cấm đạo của Minh Mạng là một sai lầm lịch sử, nhưng trong hoàn cảnh chính trị - xã hội lúc đó đối với một ông vua mang nặng các nghi lễ truyền thống thì sai lầm đó là khó tránh khỏi. Ông không lường trước được những hậu quả mà hậu duệ của ông phải gánh, đặc biệt là Tự Đức. Sau chính sách cấm đạo của Minh Mạng, sự can thiệp của các giáo sĩ vào chính trị ngày càng công khai hơn. Thời gian này cũng là thời kì mà vai trò của MEP trở nên có quyền lực hơn bao giờ. Các giáo sĩ, thừa sai MEP

công khai chống lại triều Nguyễn. Không chỉ MEP và các vị giám mục Pháp mà cả giáo hoàng đã ra sức kết án (triều Nguyễn) là kẻ thù của tôn giáo.

Về thực chất việc Minh Mạng cấm đạo không phải vì những lí do tôn giáo mà chủ yếu là do những vấn đề chính trị - xã hội mà Công giáo can thiệp. Sau những cố gắng giao thương dưới thời vua Gia Long không thành, thương nhân Pháp vẫn nhiệt tình tìm cách thúc đẩy quan hệ thương mại với Minh Mạng. Ông lo lắng về các giáo sĩ theo các thương thuyền của Pháp nên trong quan hệ giao thương, ông tỏ rõ sự thiên lệch giữa Pháp và Anh. Các tàu buôn của Pháp đến, ông chỉ cho người tiếp đón theo thể thức ngoại giao, còn những đề nghị thiết lập quan hệ giao thương ông đều từ chối. Các tàu buôn đến đều bị kiểm soát gắt gao, chỉ cho phép bán hàng xong rồi đi, không cho tiếp xúc với dân cư. Sau 1825, bốn người cố vấn dưới thời Gia Long do thái độ lạnh nhạt của Minh Mạng nên đều rời về nước. Từ đó mọi nỗ lực ngoại giao của Pháp với Việt Nam đều không thành công.

Tuy nhiên, Minh Mạng không phải vị vua bảo thủ quá mức. Ông vẫn coi trọng những kỹ thuật và kiến thức của Phương Tây nói chung và Pháp nói riêng. Trong những năm 1839 – 1841, ông còn cử các phái đoàn sang cả Anh và Pháp với mong muốn tìm hiểu về nền kỹ thuật của Pháp hiện diện ở Việt Nam từ thời vua cha. Mặc dù không đạt được kết quả nhưng có thể xem đây là chuyến đi ngoại giao tiêu biêu của chính quyền Việt Nam với nước Pháp thời kì này.24

Sau những chính sách cấm đạo hà khắc cùng chính sách thương mại khắt khe với Pháp, Minh Mạng nhận thấy sự bất đồng và đó không phải là giải pháp khôn ngoan. Từ 1939, ông tìm cách cải thiện mối quan hệ với Pháp nhưng đã quá muôn. Những tổn thất ông gây ra cho Công giáo đã khiến MEP và những người phát ngôn của giới Công giáo Pháp đã đi đến quyết định, chỉ có sự can

24 Trước đó, chuyến đi của hoảng tử Cảnh với Pigneau được xem là chuyến đi ngoại giao đầu tiên trong quan hệ Việt - Pháp.

thiệp quân sự mới cứu vãn được việc truyền giáo ở Việt Nam. Như vậy, nói như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)