2.2. Vấn đề Công giáo trong các hiệp ƣớc ngoại giao
2.2.2. Vấn đề Công giáo trong hiệp ước 1864
Hiệp ước 1864 hay còn gọi là hiệp ước Aubaret, thực chất là hai hiệp ước chính trị và thương mại được ký kết vào ngày 15 – 7 – 1864. Hiệp ước đề cập đến tất cả các điều khoản cơ bản: điều khoản về tài chính, về lãnh thổ, về thương mại, về quan hệ chính trị, tự do lưu thông và thông thương tàu bè trong đó có điều khoản về tự do tôn giáo.
Theo hiệp ước, quyền tự do thờ phụng theo Công giáo được bảo đảm cho cả người Việt lẫn người Pháp cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này vốn đã được thừa nhận trong hiệp ước 1862 nhưng nay nó được giải thích cụ
thể hơn. So với điều khoản ở bản dự thảo soạn tại Paris thì điều khoản này được mở rộng hơn. Nếu ở bản dự thảo, các giáo sĩ, thừa sai có thể giảng dạy, truyền bá Công giáo. Họ được cấp giấy thông hành Pháp và hộ chiếu Việt Nam. Trong văn bản chính thức kí kết, điều này được cụ thể rằng: giấy thông hành phải ghi rõ cảng nhập và địa bàn lưu trú, giấy thông hành cũng phải được chính quyền tỉnh nơi các thừa sai muốn thi hành tác vụ thị thực, các thừa sai không được phép rời khỏi địa bản lưu trú để sang một địa bàn khác mà không có sự cho phép trước của chính quyền. Hiệp ước thêm vào một khoản mới là họ đựơc miễn trừ tài phán. Công giáo được phép xây nhà thờ, trường trung học và các cơ sở thờ phụng và được phép mua đất làm nghĩa trang.
Với điều khoản này, chính quyền Việt Nam cũng e ngại ảnh hưởng chính trị của các giáo sĩ thừa sai. Không làm khác được nên triều đình cố gắng kiểm soát hoạt động của họ. Nếu có trường hợp bất khả kháng, Việt Nam phải cam kết trao trả các thừa sai vi phạm luật pháp sở tại cho chính quyền Pháp. Đổi lại, các linh mục và tín đồ người Việt trong trường hợp phạm pháp phải được trao cho luật pháp Việt Nam.
Để có được điều khoản này, cả phái đoàn Việt Nam và Pháp phải trải qua một quá trình thương lương kéo dài từ năm 1863. Cuộc thương lượng từ Paris về đến Huế sau gần một tháng tiếp tục đàm phán hai bên mới có thể đi đến kí kết.
Aubaret vốn là tín đồ Công giáo. Ông muốn thông qua bản hiệp ước để thực thi chủ trương xâm lược Nam kỳ bằng con đường thương mại và Tôn giáo. Bản hiệp ước này là sự mong đợi hao tổn nhiều công sức của ông. Cách chắc chắn nhất theo ông là để văn minh hóa xứ An Nam bằng tôn giáo và buôn bán. Đầu tiên thiết lập các giao dịch bởi cho đến nay Việt Nam vẫn còn đóng kín, bây giờ mở cửa không những cho các nhà truyền đạo mà còn cho các nhà buôn Pháp. Cũng theo quan điểm đó, ông xác định một ảnh hưởng chính đáng vững vàng là dựa vào tôn giáo và thương mại. Nói cách khác là
phải biến cả nước Việt Nam hòa hợp với bản tính của Pháp hơn là đi chiếm một số tỉnh mà tư bản sẽ không bao giờ muốn đầu tư vào.
Trên thực tế các nhà truyền giáo Pháp đã làm khá tôn công tác bình định các vùng mà Pháp đã chiếm đóng. Một mặt họ ra sức tìm cách chống đối lại hiệp ước 1862, một mặt họ tận dụng những lợi thế mà điều khoản về Công giáo trong hiệp ước mang lại để mở rộng tầm ảnh hưởng của Công giáo lên những vùng đất mới. Các nhà truyền giáo cho rằng, để nắm vững quyền thống trị cần phải xây dựng lên một thế hệ các giáo dân trung thành với Công giáo cũng như nhà nước Pháp. Do đó, vấn đề đầu tiên là các trường học Công giáo cần được nhân rộng. Trường học không chỉ đơn thuần là dạy tiếng Pháp mà còn đào tạo những người trẻ thành những con chiên. Sự vượt trội về tri thức và giấc mơ về địa vị và danh tiếng mà trường học Công giáo đã đảm bảo sẽ thu hút không ít những người trẻ tuổi. Họ chính là nguồn lực phục vụ cho thế lực của Pháp nói chung và Công giáo nói riêng.
Bên cạnh đó, để tiếp tục mục tiêu thống trị, các Giám mục quyết tâm tìm cách phá hoại quan hệ hòa bình giữa chính quyền Pháp và Việt Nam khi cả hai phía đang cố gắng duy trì quan hệ này bằng việc thực thi các điều khoản trong hiệp ước 1862. Bản dự thảo hiệu ước 1864 được Aubaret và triều đình Huế kí kết với điều khoản về Tôn giáo chưa thỏa mãn ý đồ của các nhà truyền giáo. Họ lại tìm cách chống đối lại bản dự thảo và ngăn chặn triều đình Pháp thông qua bản hiệp ước đó và họ đã thành công.
Phía Việt Nam, vua Tự Đức mong muốn lấy lại được phần đất đã mất thông qua thương lượng hòa bình, cố gắng hạn chế những ảnh hưởng Công giáo. Tuy nhiên, cả Tự Đức và Aubaret đều không đạt được mong muốn. Bản hiệp ước tuy đã được kí kết với đại diện của Việt Nam và Pháp, nhưng cuối cùng nó bị triều đình Pháp phủ nhận bởi những tin tức từ Nam Kỳ đưa về sau khi Aubaret đến Việt Nam. Hơn nữa, bản hiệp ước này lại đi ngược lại quan điềm của các nhà thực dân Pháp nên nó nhanh chóng bị phủ nhận và dìm xuống.
Sau khi chính quyền Pháp phủ nhận hiêp ước, đô đốc De la Grandière lên nắm quyền, ông thực thi chính sách bánh trướng đánh chiếm 3 tỉnh Tây Nam Bô. Như vậy phía Pháp đã chiếm trọn 6 tỉnh Nam Kỳ. Trước sự đã rồi, chỉnh quyền Pháp cho ông quyền tự quyết định các vấn đề ở Nam Kỳ. Trước khi trở về Pháp ông muốn sự nghiệp của mình được tôn vình bằng một hiệp ước với triều đình Huế.
Phía chính quyền Việt Nam sau khi hiệp ước 1864 bị phủ nhận, Tự Đức vẫn nuôi hy vọng lấy lại vùng đất đã mất bàng con đường thương lượng. Lúc này, triều đình đứng trước nguy cơ mất cả Nam Kỳ nên nhanh chóng chấp nhận đàm phán. Tuy nhiên, đây lại là thời kì mà phong trào khởi nghĩa của nhân dân liên tục nổ ra với mức độ ngày càng tằng. Các phong trào chống cả Pháp và triều đình Huế. Hai bên nhanh chóng thảo luận một bản dự thảo hiệp ước mới. Trong bản dự thảo này, vấn đề Công giáo một lần nữa trở thành vấn đề khó khăn cho cả hai phía.
Triều đình Huế rất dè chừng những vấn đề liên quan đến Công giáo. Ngoài những điều khoản đã đươc quy định ở hiệp ước 1862, lần này bản dự thảo mới quy định các linh mục được tự do giảng đạo, làm nhà thờ, được quyền tham dự các kì thi để làm công chức mà không bắt buộc tham gia vào các việc làm trai với tôn giáo. Triều đình Huế vẫn hết sức lo lắng và nghi ngại giữa các thừa sai và giáo dân. Chính quyền Việt Nam chỉ chấp nhận cho phép giáo dân được xây dựng các cơ sở tôn giáo trong vương quốc nhưng không quy định trường hợp cụ thể về các mảnh đất riêng hoặc đất cấm.… Triều đình Huế từ chối ký hiệp ước.
Mặc dù cả hai bên đều thông qua những điều khoản 4 – 2 – 1868, nhưng bản dự thảo không chính thức được kí kết. Cuộc đàm phán diễn ra giữa đại diện của Việt Nam và Pháp nhưng cuối cùng bị bỏ ngỏ.
Có thể nói, dù hiệp ước 1864 hay 1867 không được chấp nhận nhưng qua đó cho thấy vấn đề Công giáo trong quan hệ Việt – Pháp chưa bao giờ
thôi hạ nhiệt trên bàn đàm phán ngoại giao. Vấn đề này còn trở lên nóng hơn nữa trong hiệp ước 1874 sau đó.