Đàm phán kí kết hiệp ước 1874

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 54 - 57)

1.3. Đàm pháp kí kết các hiệp ƣớc ngoại giao (1862 – 1874)

1.3.3. Đàm phán kí kết hiệp ước 1874

Hoàn cảnh tiến hành đàm phán: Sau khi Grandière về Pháp 4 – 1868, ông không bao giờ quay lại Việt Nam. Trong 2 năm tiếp theo, chính phủ Pháp vẫn đang đau đầu với cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, không còn thời gian để quan tâm việc bổ nhiệm được Thống đốc mới ở Nam Kỳ. Ông vẫn giữ chức Tổng trấn Nam Kỳ, cho đến trước 1871 Nam Kỳ của Việt Nam chỉ có các thống đốc tạm quyền. Quan hệ của các thống đốc tạm quyền với triều đình Nguyễn cũng không có gì khác so với những dự tính của Grandière.

Trong 2 năm từ 4/ 1868 - 4/1871, hai đô đốc tạm quyền là Ohier và Conrnulier de Lucinière nhận lệnh thương thuyết và duy trì quan hệ với triều đình Huế. Dưới thời Ohier quan hệ với triều đình Huế chủ yếu thông qua trao đổi thư từ. Với tư cách tạm quyền và những giới hạn do Paris đặt ra, các Thống đốc thời kì này chỉ duy trì thương lương mà không có bên nào đủ khả năng ép đối phương nhượng bộ. Trong khi đó, các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục ở các vùng chiếm đóng khiến cho quân đội Pháp mệt nhọc với những xáo trộn tưởng như không biết khi nào mới dừng. Pháp thua trận ở cuộc chiến tranh Pháp – Phổ càng làm cho quân viễn chinh ở Việt Nam gặp khó khăn nhất là vấn đề tài chính.

Xét về tương quan lực lượng hai bên lúc này rất có lợi cho Việt Nam nếu thực hiện cuộc kháng chiến. Trong khi quân lính Pháp gần như đang bị chính quốc bỏ rơi, cùng với cuộc sống khốn khổ liên tục phải chống lại các phong trào khởi nghĩa không ngừng ở thuộc địa. Tất cả những vấn đề đó khiến cho tinh thần của binh sĩ Pháp đi xuống trầm trọng. Bản thân Đô đốc tạm quyền Ohier cũng chưa biết phải giải quyết tình hình đó như thế nào. Nhà Nguyễn thay vì lợi dụng khó khăn của Pháp để tiến hành đánh trả, giành lấy những vùng đất đã mất thì chỉ nuôi hy vọng quân Pháp sẽ rút về nước

phục vụ cho cuộc chiến ở chính quốc. Triều đình không phải không có những cố vẫn đủ sáng suốt để nhận ra lợi thế mà khó khăn ở Châu Âu của Pháp đem lại. Tuy nhiên, Tự Đức lúc này đang phải đối mặt với những biến loạn nguy cấp trước mắt, do tàn quân Thái Bình Thiên Quốc của Trung Hoa tràn xuống miền Bắc gây ra. Sau đó, tàn quân này chia làm 3 nhóm đồng đảng là giặc cờ Đen, Cờ Trắng và Cờ Vàng liên tục cướp bóc làm loạn ở miền Bắc, khiến Tự Đức phải điều quân ra để dẹp loạn. Việc này khiến Tự Đức không còn tâm trí cho việc lợi dụng khó khăn của Pháp hay việc canh tân đất nước của Nguyên Trường Tộ.32

Chương trình canh tân của Nguyễn Trường Tộ được xem như nước cờ sáng suốt nhất đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại. Tuy nhiện triều đình không để tâm hoặc cũng có thể Tự Đức không dám đi nước cờ liều để thoát khỏi tình trạng trì trệ. Chương trình canh tân của ông thất bại khi ông mất ngày 20 – 11 – 1871, sau đó không còn ai có hiều biết và tầm nhìn tương xứng ông để tiếp tục thực thi dự án. Phải chăng, chương trình canh tân được đưa ra bởi một tín đồ Công giáo, với một ông vua yếu mềm trong cái nhìn rụt rè đầy nghi kị của những quan lại yếu kém và một xã hội quần chúng thiếu thức tỉnh… nên nó đi đến sự thất bại. Sự thất bại đó đồng nghĩa với tình trạng bế tắc của triều đình Việt Nam lại tiếp tục kéo dài. Đất nước ngày càng mất đi sức mạnh nội tại, đồng thời mối đe dọa từ bên ngoài ngày càng nặng nề hơn, nhất là khi Pháp chính thức bổ nhiệm Thống đốc mới thay thế.

Ngày 15 – 1 – 1871, thiếu tướng Marie Jules Dupré33 được bổ nhiệm làm Thống đốc Nam Kỳ. Ông bắt đầu thực thi đường lối chính trị riêng tự vạch ra. Trong mỗi bước đi của mình ông sử dụng sự giúp đỡ của Dupuis, F. Garnier và Philastre như những quân tốt thí trên bàn cờ để đạt được mục đích

32 Dự án canh tân đất nước được ông soạn thảo hết sức cụ thể và toàn diện. Với tầm nhìn và tri thức rộng lớn cùng với nhiều lần xuất ngoại đã giúp Nguyễn Trường Tộ có cái nhìn sáng suốt trong tình hình lúng túng của triều đình. Ông đã đề xuất một chương trình canh tân, cải cách đất nước rất toàn diện.

33

chính trị của mình. [05, tr. 294]. Từ cuộc phiêu lưu của Dupuis đến cuộc hành quân viễn chinh chiếm thành Hà Nội của F. Garnier đã đưa tình hình Bắc kỳ thành một mớ hỗn độn. Đỉnh cao của sự hỗn loạn đó là việc F. Garnier bị phục kích giết và cuộc tàn sát giáo dân ở Nam Định và Ninh Bình tạo nên một bầu không khí bạo lực.

Dupuis nhận thấy F. Garnier đã đưa tình hình đi quá sâu so với dự kiến. Với tình hinh đó, Pháp cần nhanh chóng rút khỏi Bắc kỳ nếu không muốn sa lầy ở đây. Philastre được cử đứng ra thực hiện đường lối rút lui tìm cách dàn hòa với chính quyền Việt Nam bằng một hiệp ước. Triều đình Huế cũng mong muốn cầu hòa để giảm nỗi lo cho một phần lãnh thổ của mình.

Tiến trình đàm phán và kí kết: cả hai bên Viêt – Pháp thiết lập phái đoàn để ngồi lại đàm phán. Trên thực tế, Tự Đức lập phái đoàn là để lên đường sang Châu Âu đàm phán trực tiếp với chính phủ Pháp, việc phái đoàn ghé lại Sài Gòn chỉ là để thăm dò ý đồ của Dupré. Tuy nhiên, Dupré đã ngăn cản thành công và giữ phái đoàn ở lại Sài Gòn đàm phán. Cuộc đàm phán chính thức bắt đầu từ ngày 8 – 9 – 1873 tại dinh Thống Đốc. Phía Pháp muốn triều đình cho mở cửa ngõ thương mại Bắc Kỳ. Phía triều đình Huế quan tâm đến vấn đề lãnh thổ, Dupré không muốn thương thuyết vấn đề này nên cuộc đàm phán trở thành “cuộc đối thoại của những người điếc” buộc phải tạm dừng. Sau đó, Philastre phải trở thành con thoi liên lạc ngoại giao giữa tòa nhà của các sứ thần với dinh Thống Đốc. Mất tới 2 tháng thương thuyết, hai bên dần bỏ bớt những yêu sách về lãnh thổ và bồi thường chiến phí để dần có những quan điểm gần nhau hơn.

Tuy nhiên, cuộc thương thuyết chưa thể thông qua bởi triều đình Tự Đức không cam tâm mất 6 tỉnh Nam Kỳ nên việc đàm phán trở lên phức tạp hơn. Phía Pháp quá sốt ruột đối với kiểu thương thuyết lúc tiến lúc lùi của triều đình, phần nào đó cũng lo ngại nếu Việt Nam liên minh với Tây Ban Nha (sau cuộc viếng thăm triều đình Huế của sứ giả Tây Ban Nha vào tháng 1

– 1970) nên Pháp muốn nhanh chóng thông qua hiệp ước. Đô Đốc Dupré tận dụng triệt để việc Garnier đánh chiếm thành Hà Nội để hối thúc Tự Đức kí hiệp ước. Triều đình có chút hốt hoảng với tình hình nên ngày 18 – 12 – 1873 đã chỉ thị cho sứ giả được toàn quyền điều đinh với Dupré. Tuy nhiên, vì tình hình hỗn độn ở Bắc Kỳ nên phải đến ngày 3 – 3 Philastre mới về tới Sài Gòn và cuộc đàm phán được tiếp tục.

Cuộc tranh cãi giữa hai trên bàn đàm phán về các vấn cơ bản như lãnh thổ, bảo hộ, thương mại và tôn giáo kéo dài tới 13 ngày. Phía Pháp do những khó khăn riêng sau cuộc chiến Pháp – Phổ nên nhận thấy đây chưa phải là thời điểm thích hợp cho một cuộc viễn chinh lâu dài. Họ muốn nhanh chóng thỏa thuận hiệp ước trong đó cố gắng giữ cho mình một cái cớ để dễ dàng can thiệp về sau. Phía Việt Nam không nhận thấy lợi thế về tương quan lực lượng hai bên, triều đình vẫn cố gắng bám vào chính sách thương lượng với Pháp với hy vọng lấy lại được vùng đất đã mất. Có thể thấy, một bên Pháp cố gắng dùng bạo lực quân sự gây sức ép, một bên là triều đình Huế vẫn cố gắng thso đuổi chính sách đàm phán. Sự đối lập đó khiến triều đình Huế càng đàm phán càng mất nước. Đến khi biết rằng không thể lấy lại được 6 tỉnh Nam Kỳ như mong muốn nên càng nhanh chóng muốn thông qua hiệp ước để còn đối mặt với những khó khăn nội tại.

Với những cố gắng thúc đẩy tiến độ đàm phán, ngày 15 – 3 – 1874 hiệp ước chính thức được kí kết và phê chuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)