chiến tranh xâm lƣợc
3.2.1. Ý nghĩa lịch sử
Cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân pháp giai đoạn 1858 – 1874 với sự tham gia tác động không nhỏ của các giáo sĩ Công giáo. Thực tế thì ngay từ đầu Công giáo đã có liên quan đến cuộc chiến tranh này. Hội ruyền giáo ngoại quốc ở Paris – MEP là hiện thân ý thức tốt đẹp của các nhà truyền giáo thời kỳ thuộc địa, đã ca ngợi sợi dây kết hợp việc truyền đạo Thiên Chúa với việc chiếm thuộc địa. Các người làm công tác giảng dạy Công Giáo nước Pháp diễn đạt ý thức xấu xa của các tín đồ Thiên chúa Giáo phương Tây trong thời kỳ sau, họ lại tìm cách chạy tội cho Giáo Hội mà quy lỗi lầm cho chánh sách nhà nước.
Tuy nhiên, không phải tất cả những gì liên quan đến Công giáo đều vô nghĩa. Có một bộ phận không nhỏ những giáo dân có đóng góp rất lớn trong cuộc kháng chiến của triều đình chống lại cuộc xâm lược của thực dân pháp
năm 1858 ở của biển Đà Nẵng. Không phải tất cả các giáo dân, giáo sĩ đều theo Pháp. Vẫn có những bộ phận giáo dân yêu nước, có tài, có chí muốn cống hiến cho triều đình. Trong cuộc chiến tranh xâm lược, ý thức đoàn kết của giáo dân đã góp phần không nhỏ trong việc ngăn cản thực dân Pháp cũng như giúp đỡ các phong trào kháng chiến. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Công giáo ở mức độ nào đó cũng để lại những giá trị nhất định.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược, những vấn đề mà Công giáo gây nên cũng góp phần cảnh tỉnh chính quyền triều đình Huế về cách thức đối xử với tôn giáo. Hậu quả của việc chia rẽ lương giáo cũng góp phần thức tỉnh triều đình về tầm quan trọng của việc đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến. Tuy rằng các vị vua Nguyễn lúc đó bỏ qua vấn đề đó nhưng nó còn có ý nghĩa cho cả công cuộc quản lý đất nước này.
3.2.2. Bài học lịch sử
Vấn đề Tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng không phải lúc nào cũng đứng độc lập với chính trị. Nó là yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống văn hóa của quần chúng. Do đó, lợi ích của Công giáo và thực dân có thể cùng một mục tiêu. Trong cuộc chiến tranh ai nắm được dân chúng thì người đó thắng thế. Điều đó đòi hỏi cách ứng xử với vấn đề nhạy cảm này của nhà cầm quyền phải thật sự nhanh nhạy và mềm dẻo. Vấn đề Công giáo và thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã cho thấy: Lúc đầu có thể đơn giản chỉ là vấn đề Công giáo truyền đạo, đến giữa thế kỷ XIX thì sự liên kết giữa Công giáo với quân đội Pháp cùng các nhà ngoại thương đã đưa đến một thực tế can thiệp quân sự mang tính chất thực dân vào Việt Nam. Quyết tâm xâm lược Việt Nam được xem là giải pháp không chỉ mang lại danh dự chính trị khi mở rộng được thế lực tầm ảnh hưởng của Pháp mà còn mang lại lợi ích lớn đối với vấn đề Công giáo và thương mại. Có thể xem đó là mang lại lợi ích chung to lớn cho nước Pháp.
Vì thế nên giới sĩ quan quân đội Pháp khi thực hiện công cuộc xâm lược cũng chuẩn bị cho sự thành lập một “nhà nước Công giáo” bên trong nhà nước của triều đình Huế. Cái gọi là nhà nước Công giáo đó sẽ bao gồm các giáo dân cùng với các thành phần phản kháng nhằm phục vụ cho nhiệm vụ lật đổ triều đình Huế từ bên trong, sau đó sẽ được thay thế bằng một nhà nước Công giáo của người Pháp. Với những lí do đó, việc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự là điều tất yếu sẽ xảy ra. Cuộc viễn chinh quân sự đó vừa thỏa mãn được tham vọng thực dân vừa giải quyết được vấn đề truyền đạo của Công giáo cũng như đáp ứng được các nhóm lợi ích khác vào thời điểm đó.
Trên bình diện thực tế, đạo Thiên Chúa là một phương tiện rất công hiệu để đồng hóa các dân tộc thuộc địa. Đồng hóa là chính sách cổ truyền của Pháp, một chính sách từ lâu rất được nhiều người Pháp, nhiều dân tộc La tinh, ưa thích. Toàn quyền Đông dương Pasquier đã tuyên bố trong buổi diển thuyết tại Viện cao đẳng Xã hội Paris: “Nếu quả thật người Pháp tiếp xúc thoải mái với người bản xứ, tìm hiểu họ muốn làm cho họ dễ chịu nữa, cũng phải thấy rằng khả năng đó phát xuất từ sức mạnh đồng hóa bẩm sinh hay đầy lý luận của mình và đem hướng nó về người bản xứ, không phải là dễ làm cho họ bất ngờ hay để biết ý nghỉ của họ, mà để áp đặc ý nghỉ của mình lên họ” . [70, tr. 11 – 12].
Hệ luận logic của chính sách đồng hóa bắt buộc phải tiêu diệt các nền văn minh và cá tính của các xứ thuộc địa. Để thực hiện công tác phá hoại này các nhà truyền giáo đã tạo nên các tay thuyết giáo hàng đầu, vì tính hẹp hòi cố chấp của họ không chịu nổi sự có mặt trong các xứ truyền giáo hình thức đạo lý nào không phải của họ. Ở Việt Nam các nhà truyến giáo tấn công đạo Khổng và tín ngưỡng thờ cúng Ông Bà.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Công giáo ngay từ đầu đã có liên quan. Các giáo sĩ truyền giáo chính là người tích cực vân động chính phủ Pháp can thiệp quân sự vào Việt Nam. Cuộc viễn chinh Đà Nẵng năm
1858 ban đầu hoàn toàn mang tính chất tôn giáo. Nhưng nó hoàn toàn không mang lại lợi ích như mong muốn của các nhà truyền giáo. Sự thất bại của cuộc viễn chinh Đà Nẵng đã khiến cho các giáo sĩ Công giáo bất mãn. Từ đó, trong cuộc chiến tranh xâm lược sau này Công giáo luôn là vấn đề gây ra nhiều phức tạp.
Cách hành xử sai lầm của các vị vua trước đã vô tình đặt Tự Đức vào một áp lực vô cùng lớn. Bởi ông vừa là vua một nước nhưng cũng là người gánh trên vai trách nhiệm với gia tộc và lại là người chịu ơn với người Pháp. Suốt cuộc đời trị vì lâu dài của mình, ông không có lấy một phút vinh quang. Ông lên ngôi lúc Pháp bắt đầu chuẩn bị gây chiến. Từ đó, ông chỉ ngồi để chứng kiến, vì bất lực, sự sụp đổ của vương quốc và uy quyền của ông. Ý thức được lỗi lầm và yếu đuối của mình, ông đau đớn thấm thía. Nhất là vào cuối cuộc đời ông, với sự thiết lập sứ Quán đầu tiên của Pháp, ông cảm thấy thực sự nỗi nhục nhã của mình.
Đây là bài học để trong công tác xây dựng chính sách tôn giáo của nhà nước cần chú ý đến sự cảnh giác, cũng như lựa chon chính sách phù hợp với Tôn giáo. Cứng rắn đúng lúc nhưng cũng cần mềm dẻo đúng thời điểm. Bởi thực tế, cái gì thuộc về con người thì cần sự lịnh hoạt để đối phó. Làm sao để có thêm sự phong phú trong sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, nhưng cũng không làm mất lòng dân chúng, mất đi đặc thù văn hóa dân tộc, đó là trách nhiệm, là tầm nhìn của của chính quyền.