Thức và thái độ chính trị của Gia Long trong Quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 36 - 38)

1.2 .Ý thức và thái độ chính trị của nhà Nguyễn trong quan hệ

1.2.1 thức và thái độ chính trị của Gia Long trong Quan hệ

Việt – Pháp

Dưới thời kì Gia Long nắm quyền, ông đổi cho đổi tên nước Thành Việt Nam (1804), do có nhiều ràng buộc với người Pháp từ trước đó nên có thể nói là thái độ của ông đối với họ tương đối nhẹ nhàng và khéo léo.

Đối với Công giáo, Gia Long có thể nói là thể hiện một thái độ hai mặt. Một mặt, ông không cấm đạo hay sát đạo, ông cũng công khai kính trọng Công giáo. Nhưng mặt khác, ông cũng không nâng đỡ hay có nhưng ưu tiên đặc biệt với đạo này. Nói như giám mục Lavoúe thì thấy rằng “dù nhà vua không bức hại tôn giáo nhưng trong tất cả các trường hợp, ngài đều tỏ ra rằng mình không ưa việc dân chúng đi theo đạo, và cũng không có gì cho thấy bản thân ngài sẽ có lúc trở thành tín đồ đạo Thiên Chúa”. [83, tr. 225].

Đối với những người Pháp mà cụ thể là những giám mục, thừa sai, những người đã phò tá ông giành chính quyền, ông đối xử rất thân thiện, tri ân xứng đáng. Pigneau de Béhaine là người thân cận luôn bên cạnh ông, ông phong làm Quân công vốn được xem là người quan trọng thứ hai trong triều chỉ đứng sau vua. Khi Pigneau mất năm 1799, ông cho tổ chức tang lễ theo nghi thức công giáo và truyền thống, lập cả lăng và cho người canh giữ để tưởng nhớ19

. Đối với bốn người Pháp khác là: Chaigneau, Vannier, Forsans và Despiau, ông cũng phong quan chức giữ lại trong triều làm cố vấn, cử 50 người bảo vệ chăm sóc. Mỗi người đều được Gia Long đặt tên tiếng việt,, họ giúp vua trong tư vấn kỹ thuật quan sự, xây dựng pháo binh và hải quân theo mô hình Phương Tây. Từ năm 1780 – 1820, có khoảng 400 người Pháp giúp

19 Pigneau mất, giám mục Labartette lên kế nhiệm, ngay sau khi Nguyễn Ánh lên nắm quyền đã lập tức đến

việc cho vua, họ chủ yếu thực hiện việc dịch thuật, xây dựng trường thành20, [26, tr. 182]. Tuy nhiên, bản thân những vị giám mục này cũng nhận ra việc Gia Long đối xử tốt với họ không phải vì yêu mến gì đạo của chúng ta mà vì chính trị và tri ân.

Có thể nói, Gia Long bản thân là người đứng đầu triều Nguyễn nhưng lại chịu ơn một số người Pháp nên buộc ông phải giữ thái độ hai mặt như vậy đối với Công giáo. Bởi lẽ, ông chịu ơn người Pháp nên không thể bội bạc với họ mà thực thi biện pháp cứng rắn với Công giáo. Nhưng hơn ai hết, ông là người trọng nghi lễ truyền thống, bản thân ông cũng nhận ra những mối nguy từ tham vọng của các nước Phương Tây và nước Pháp lúc này cũng không đáng tin cây. Với vị trí của Gia Long, đây có thể xem là cách hành xử thực tế nhất. Ông đã cố gắn gạt bỏ những mâu thuẫn mà biết chắc sau này sẽ xảy ra để tập trung cho những mục tiêu thiết thực và to lớn hơn.

Thái độ hai mặt, nhẹ nhàng chỉ được Gia Long áp dụng đối với Công giáo và những người Pháp ông chịu ơn, riêng đối với các thương nhân Pháp đến giao thương thời kì này ông đều từ chối thẳng. Mặc dù thời gian đầu thế kỉ XIX, Pháp tỏ rõ nhiệt tình trong kết nối giao thương với triều đình. Cùng với đó là việc đô đốc De Kergariou đề nghị thi hành hiệp ước 178721 đã khiến cho thái độ của Gia Long đối với người Pháp có sự xáo trộn nhất định. Cùng lúc đó là việc Anh đánh chiếm Mã Lai (Malaysia) và Singapore càng khiến cho ông lo lắng và không khỏi nghi ngờ tham vọng của Pháp.

Với những ràng buộc của mình, Gia Long không thể thi hành biên pháp cứng rắn đối với Pháp nhưng ông cũng không thể không lo ngại cho tương lai. Để chấm dứt thái độ hai nước đôi đó, ông chọn con thứ là thái tử Đảm (vua Ming Mạng) lên kế ngôi thay vì con trưởng là hoàng tử Cảnh – người được

20

Về sau kỹ thuật xây dựng này được người Việt sáng tạo thêm và trở thành kỹ thuật xây dựng phổ biến ở Bắc kỳ.

21 Vốn hiệp ước này được kí giữa Nguyễn Ánh và Pigneau năm 1787, lúc đó Pigneau không liên quan đến

triều đình Pháp nhưng ông hứa về Pháp sẽ vận đông triều đình đưa quân sang giúp Nguyễn Ánh. Tuy nhiên, triều đình Pháp lúc đó phủ nhận và việc Pigneau giúp Nguyễn Ánh cũng là do ông bỏ tiền túi ra để làm.

Pigneau mang về Pháp nuôi dưỡng từ bé. Gia Long lựa chọn thái tử Đảm – một người rất quyết đoán trong quan điểm đối với Công giáo và không mặn mà với Phương Tây đã thể hiện rõ suy nghĩ của ông. Vị tân vương Minh Mạng lên nắm quyền, thái độ đối với người Pháp thay đổi hoàn toàn so với thời vua cha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)