Nghĩa lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 93 - 94)

3.1 .Ý nghĩa và bài học lịch sử về vấn đề công giáo dƣới triều

3.1.1 nghĩa lịch sử

Sự truyền bá Công giáo vào Việt Nam phần nào đó đã làm thay đổi mối quan hệ truyền thống giữa tôn giáo với nhà nước. Qua đó nó góp phần thức tỉnh ý thức hệ cũ kỹ không còn hợp thời của các vị vua quan triều đình Huế. Có lẽ cũng vì ý thức được cái họa khi nhận sự giúp đỡ của giáo sĩ Pigneau de Béhaine sớm hay muộn cũng sẽ kéo theo những hệ lụy đến từ Công giáo. Nên ngay khi vừa mới thành công diệt được nhà Tây Sơn, vua Gia Long liền tìm cách xa lánh các nhà truyền giáo và các cố vấn người Âu Châu đã giúp ông trong lúc còn bôn ba lận đận.

Vua Gia Long cũng có lẽ đã biết rằng các nhà truyền giáo sẽ không bỏ cuộc nên ông mới quyết định đưa Thái Tử Đảm lên ngôi thay vì lựa chon con trưởng (hoàng tử Cảnh) và căn dặn phải tìm cách loại bỏ hay diệt trừ cái họa của "đàn rắn độc Vatican do chính nhà vua đã cõng về đang nằm trong căn nhà Việt Nam". Thái Tử Đảm lên ngôi lấy vương hiệu là Minh Mạng. Vốn là người thâm Nho, thông minh, sáng suốt, cương quyết và nặng tình dân tộc, cho nên ngay sau khi vừa mới lên ngôi, Ngài đã quyết tâm thi hành đúng theo lời di chúc của tiên vương là lánh xa các nhà truyền giáo bằng mọi giá. Tuy

nhiên, Công giáo với những tác động của nó đến chính trị, văn hóa… ở một mức độ nhất định đã giúp các vị vua quan đầu triều nhận thấy không thể cứng nhắc trong định kiến về Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung.

Những ảnh hưởng của Công giáo xét trên một góc độ nào đó, nó thức tỉnh triều đình Huế về sức mạnh của văn hóa tôn giáo. Nó không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng mà nó mang trong mình sức mạnh của niềm tin. Nó có thể mang lại sức mạnh của sự đoàn kết nhưng cũng là yếu tố phá hoại, chia rẽ làm náo loạn xã hội một cách mạnh mẽ và nhanh chóng nhất, nếu chính quyền không có cách đối xử phù hợp.

Cùng với đó, những đóng góp của Công giáo trong các lĩnh vực y tế, giáo duc, là không thể phủ nhận. Các tổ chức giáo dục Công giáo xây dựng lên với mục đích đồng hóa dân tộc Việt Nam. Các nhà truyền giáo cho rằng đó là cách để xây dung lên một thế hệ những con chiên ngoan đạo với trí thức và địa vị chức vụ sẽ phục vụ đắc lực cho chính quyền thực dân Pháp. Ở một mặt khác của mưu đồ đó, hệ thông giáo dục Công giáo đã góp phần phá vỡ mô hình giáo dục nho giáo vốn đã lỗi thời với nhiều hạn chế tồn tại. Nó mang lại một luồng sinh khí mới trong giáo dục với những nguồn tri thức hiện đại, bổ sung vào những thiếu xót của nền giáo dục cũ. Không ít nhân tài bắt nguồn từ hệ thống giáo dục Công giáo đã có đóng góp lớn trong việc cải cách đất nước. Họ là những người tiến bộ, tiếp thu nguồn tri thức mới về kỹ thuật, ngôn ngữ… Tiêu biểu nhất là Nguyễn Trường Tộ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)