Đàm phán kí kết hiệp ước 1864

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 49 - 54)

1.3. Đàm pháp kí kết các hiệp ƣớc ngoại giao (1862 – 1874)

1.3.2. Đàm phán kí kết hiệp ước 1864

Hoàn cảnh tiến hành đàm phán: Mặc dù hiệp ước này không chính thức được hoàng đế Napoléon III phê chuẩn nhưng nó cũng đã được hai bên chính thức kí kết. Quá trình tiến hành đàm phán về hiệp ước cũng là quá trình hai bên Việt - Pháp tăng cường quan hệ ngoại giao. Trong quá trình đó, vân đề Công giáo vẫn có những ảnh hưởng lớn.

Tình hình nước Pháp ở Châu Âu thời kì này có những biến động mới. Pháp sa lầy vào cuộc chiến tranh Mexico. Cuộc thôn tính liên quốc gia30 ở Mexico sau thỏa ước Soledad (19 -2 – 1862), Anh và Tây Ban Nha rút quân

29 Ba tỉnh miền Đông: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa vả đảo Côn Lôn – Côn Đảo

30

để lại một mình Pháp đối mặt với lực lượng cách mạng của tổng thống Juarez. Không thể rút ngay khỏi đó, Pháp buộc phải đưa 20.000 – 30.000 quân vào đó. Cùng với đó, chính phủ Pháp vì vấn đề La mã nên còn phải kiềm chế xung đột với người Công giáo để tránh đối diện với nguy cớ chiến tranh với Áo. Những lo ngại về cuộc xung đột quân sự với Nga và Phổ là mối quan ngại thường xuyên của Pháp. Trước tình hình đó, chính phủ Pháp không còn nhiều quan tâm tới vấn đề ở Việt Nam xa xôi.

Sau hiệp ước 1862, các giáo sĩ truyền giáo tìm cách chống đối lại hiệp ước. Họ loan tin cho rằng chính sách hòa bình với Tự Đức là tai hại cho Công giáo. Họ bằng mọi cách phá tan sự hòa dịu vừa mới có giũa hai phe thù địch. Bản thân Bonard cũng phải thừa nhận việc can thiệp chính trị của Công giáo và cho rằng việc chính phủ Pháp lấy cớ tôn giáo để ủng hộ các giáo sĩ trong âm mưu chính trị thì thật nguy hiểm. Những người truyền giáo không hề dấu diếm ý đồ xem thường các điều khoản trong hiệp ước. Họ trực tiếp xen vào các cuộc nổi loạn ở miền Bắc, tìm cách lôi kéo chính phủ Pháp vào con đường tại họa và họ theo là lật đổ vua Tự Đức. Họ vận động chính phủ Pháp không theo những chính sách hòa bình của Bonard.

Về phía Việt Nam, triều đình lựa chọn chủ trương cầu hòa khiến dân chúng bất mãn. Sau hiệp ước, các cuộc khởi nghĩa nổi dậy ở khắp các vùng bị chiến đóng. Hầu hết các cuộc nổi dậy này là do các quan lại địa phương, sĩ phu lãnh đạo. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra trong lúc quân viễn chinh Pháp yếu kém không đủ sức cai trị những vùng đã chiếm đóng. Các cuộc kháng chiến ngày càng lan rộng gây tổn thất nghiêm trọng cho quân viễn chinh Pháp. Tương quan lực lượng hai bên rất có lợi cho Việt Nam nếu cả triều đình và dân chúng đoàn kết thực hiện cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, Tự Đức không nhận thấy điều đó mà chỉ quan tâm đến việc thương thuyết để chuộc lại 3 tỉnh đã mất. Ông nuôi hy vọng thông qua ngoại giao sẽ giành lại những gì đã mất ở chiến trường.

Để thực hiện hy vọng đó, tháng 7 – 1863, ông cử một phái bộ sang Pháp để xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông. Phái đoàn được lãnh đạo bởi Phan Thanh Giản cùng 63 thành viễn lãnh trách nhiệm triều đình đi tháp tùng. Họ mang trong mình sứ mệnh là “đòi Pháp trao trả lại phần đất đã chiếm đóng. Trường hợp bị từ chối thì phải kéo dài thời gian lưu trú tại Paris chờ cơ hội thích hợp để khởi đầu cho cuộc thương lượng mới…” [07, tr. 98]. Phái đoàn đến Pháp 9 – 9 – 1863, được chính nhà thương thuyết hiệp ước 1862 - Aubaret đến tiếp đón.

Tuy nhiên, chính phủ Pháp không đơn giản đáp ứng những yêu cầu của Tự Đức. Phái đoàn lưu lại Paris đến 10 – 11 – 1863 để cùng Aubaret soạn dự thảo một hiệp ước mới thay cho hiệp ước 1862. Sau đó, Pháp cũng cử phái đoàn do Aubaret dẫn đầu đến Huế để thương thuyết cho hiệp ước mới.

Tiến trình đàm phán kí kết: ngày 15 – 6 – 1864, phái đoàn Aubaret đến Huế. Ông được triều đình Huế tiếp đón với tinh thần cởi mở, vồn vã hơn trong suốt quá trình đoàn lưu lại Huế. Tuy nhiên, các cuộc thương thuyết bắt đầu ngày 23 – 6 với những tranh luận của hai bên vẫn không kém phần gay gắt và chặt chẽ.

Bản dự thảo được soạn ở Paris có nhiều điều khoản được giữ nguyên nhưng những điều khoản quan trọng cơ bản đều được sửa đổi bổ sung thêm. Trong đó, điều khoản vể tài chính phải mất tới 10 ngày thương thuyết giữa hai bên mới đi đến sự đồng thuận. Điều khoản về thương mại với một nước Châu Âu là những điều hoàn toàn mới mẻ đối với triều đinh Huế. Nó vốn chưa có trong tiền lệ nên phải mất tới 12 ngày thương thuyết. Triều đình rất lo ngại về sự tác động chính trị từ vấn đề thương mại, chủ yếu là xoay quanh vấn đề

thương nhân Pháp cư trú và đi lại trong nội địa vương quốc.31

Nó được kí kết riêng một hiệp ước song song với hiệp ước chính trị.

Công giáo vẫn là vấn đề làm cho triều đình Huế lo lắng. Chính quyền nhà Nguyễn cung hết sức lo ngại sự ảnh hưởng chính trị của các giáo sĩ. Phía Việt Nam yêu cầu điều khoản này phải giải thích cụ thể hơn nữa so với hiệp ước 1862. Dù không ngăn cản được sự có mặt của các giáo sĩ trong vương quốc và việc cam kết trao trả các giáo sĩ, thừa sai phạm tội cho Pháp. Nhưng, triều đình cũng yêu cầu đối với các linh mục, tín đồ người bản xứ phạm tội phải được trao trả cho luật pháp Việt Nam xét xử. Còn lại các điều khoản vể lãnh thổ, quan hệ chính trị, lưu thông tàu bè đều được hai bên sửa đổi và bổ sung cụ thể hơn.

Sau một tháng đàm phán, Việt Nam và Pháp cũng đi đến thống nhất các điều khoản. Hai hiệp uớc được kí kết ngày 15 – 7 – 1864. Tuy nhiên để hiệp ước được thực thi cần có sự phê chuẩn của triều đình Pháp. Cùng lúc với Aubaret đàm phán ở Huế, ở Paris những báo cáo của các sĩ quan ở Nam Kỳ (với sự trợ giúp của các nhà truyền giáo) gửi về đã gây ra một phản ứng tự nhiên đối lập với quan điểm của Aubaret. Công luận báo giới ở Paris đã làm dấy lên phản ứng chống lại việc phê chuẩn hiệp ước của Aubaret.

Bản thân chính phủ Pháp lúc này do quá bận với những vấn đề khẩn cấp ở Mexico và Châu Âu, nên trên thực tế họ cũng không có một chính sách rõ ràng với vấn đề Nam Kỳ. Việc từ chối phê chuẩn hiệp ước 1864 vốn do chính phủ Pháp đích thân sai soạn thảo đã chứng tỏ sự thiếu nhất quán trong chính sách ở Nam Kỳ. Phủ nhận hiệp ước 1864, đồng nghĩa với việc chính phủ Pháp thể hiện sự đồng tình với chính sách bành trướng ở Nam Kỳ. Paris một mặt là giữ uy thế của một nước bảo hộ, mặt khác họ cũng muốn cạnh tranh với ảnh hưởng ngày càng lớn của Anh ở vùng Viễn Đông. Đúng như mong muốn của

31Triều đình không quên rằng, tất cả vấn đề tôn giáo, chiến tranh xảy ra với đât nước đều bắt nguồn từ các thương thuyền với nhưng giáo sĩ khoác áo thương nhân vào buôn bán thì ít mà truyền giáo và thực hiện các âm mưu khác thì nhiều.

các nhà truyền giáo Pháp. Hiệp ước Aubaret bị phủ nhận, triều đình Huế vẫn xác định chủ trương cầu hòa trước những hành động xâm chiếm quân sự của Pháp đối với 3 tỉnh miền Tây, dẫn tới hậu quả là cả 6 tỉnh Nam Kỳ đều rơi vào tay thực dân Pháp.

Sau việc phủ nhận hiêp ước Aubaret, De la Grandière thực hiện kế hoạch mở rộng vùng chiếm đóng với việc chiếm nột ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Ông tiến hành thương lượng hòa bình với triều đình Tự Đức về việc nhượng lại ba tỉnh là Vính Long, Châu Đốc, Hà Tiên nhưng không thành. Trong lúc đó, các cuộc khởi nghĩa nổi dậy mạnh mẽ đe dọa các vùng đã chiếm đóng. Triều đình Huế không dẫn dắt được các phong trào này và cũng chưa bao giờ thừa nhận nó. Tự Đức vẫn theo đuổi tinh thần cầu hòa với Pháp trong tình trạng phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn: những âm mưu trong hoàng tộc, thiên tai, chiến tranh rồi cướp biển phá nát việc giao thương… Sự khó khăn đó lại là cơ hội cho Grandière thực hiện giải pháp sử dụng quân sự đánh chiếm ba tỉnh miền Tây.

De la Grendière nhanh chóng thực thi biên pháp quân sự một cách bất ngờ khiến triều đình Huế không kịp phản ứng. Trước thái độ chủ quan của triều đình, chỉ trong vòng 4 ngày từ 21/ 6 – 24/6/ 1867, ông đã chiếm được 3 tỉnh Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên mà không cần nổ súng. Grandière thực hiện cuộc bành trướng thành công ngoài mong đợi. Nó đặt chính quyền Pháp và Việt Nam vào thế mọi sự đã rồi. Chính quyền Pháp đang vướng bận nhiều vấn đề chính trị ở Châu Âu nên giao toàn quyền quyết định ở Việt Nam cho Grandière. Ông muốn thương thuyết với triều đình Huế môt hiệp ước mới thay thế và triều đình Huế với chủ trương cầu hòa đã nhanh chóng chấp nhận đàm phán. Cuộc thương thuyết diễn ra từ 21/ 6/ 1867 – 4/2 1868 tại Sài Gòn với những tranh cãi xung quanh các điều khoản nhằm thay thế hiệp ước 1862. Tuy nhiên, hiệp ước không chính thức được kí kết dù các cuộc thương thuyết

đã đi đến sự thống nhất giữa hai bên. Nó mở ra một thời kì ngưng lắng trong quan hệ Việt – Pháp trước khi có những biến động đưa tới Hiệp Ước 1874.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề công giáo trong quan hệ việt – pháp 1858 – 1874 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)