Những cơ sở văn hóa – ngơn ngữ cho việc nghiên cứu tên người

Một phần của tài liệu (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Những cơ sở văn hóa – ngơn ngữ cho việc nghiên cứu tên người

3.1.1. Về mặt lịch sử

Xét về mặt lịch sử, các nguồn sử liệu cho ta thấy được nguồn gốc hình thành, tiến trình phát triển, những biến động và thay đổi của các dòng họ đã tồn tại, sự hình thành và biến đổi của các thành tố cấu tạo tên riêng ở Việt Nam. Dựa trên những tư liệu lịch sử, chủ yếu là các bản ghi chép chính sử, các nhà sử học đã cung cấp nguồn thông tin quý giá cho việc tìm hiểu nguồn gốc họ của người Việt. Theo đó, họ của người Việt xuất hiện và phổ biến dần từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại. Đại bộ phận là người Việt mượn các họ phổ thông của Trung Quốc, cho nên nhiều cụm cư dân khác nơi cư trú, khác cả huyết thống nhưng có chung một họ. Khi mượn họ, người Việt mình cũng khơng mượn những họ có âm nghe ra có vẻ “xấu xí”, “dữ tợn” như “Độc Cô”, “Mộ Dung”, “Cốt Đột”,… Còn lại là người Trung Quốc di cư sang Việt Nam, ở lâu nên đã Việt hóa. Có thể nói, nguồn gốc họ người Việt là sự tập hợp của nhiều tộc người khác nhau; trước hết đó là những họ có nguồn gốc từ Trung Quốc, rồi đến một số họ Nùng, Thổ ở miền Bắc; họ Chăm, họ người Thượng ở miền Trung; họ của người Khơme ở miền Nam.

Một số ghi chép về lịch sử cho thấy có nhiều cuộc đổi họ lớn trong lịch sử Việt Nam, nó bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Người ta đổi họ là vì hồn cảnh hoặc ý thích nào đó, muốn mai danh ẩn tích; một số khác như nhà Trần bắt con cháu nhà Lý phải đổi sang họ Nguyễn; dòng họ nhà Mạc phải đổi sang họ Nguyễn để tránh sự truy lùng của kẻ thù; tương tự, con cháu chúa Trịnh cũng đổi thành họ Nguyễn. Đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều lấy họ Hồ để tỏ lòng biết ơn và tơn kính đối với Bác. Chuyện Bác Hồ đặt tên cho các chiến sĩ, cán bộ cách mạng là

Trung – Dũng – Đồng – Tâm – Kiên – Quyết – Cần – Kiệm cũng là dấu ấn mà lịch

sử để lại xoay quanh những câu chuyện đặt tên của người Việt.

3.1.2. Về mặt dân tộc và xã hội

Ngành Dân tộc học ra đời với nhiệm vụ so sánh và phân tích nguồn gốc, sự phân bố, tơn giáo, ngơn ngữ và cấu trúc xã hội của những nhóm dân tộc; dựa trên những kết quả có được, ngành khoa học này đã cho thấy những đặc điểm tâm lý của người Việt Nam qua việc đặt tên riêng. Đối với người Việt Nam, tên họ đóng một vai trị vơ cùng quan trong, đó là dấu hiệu nhận biết mối quan hệ huyết tộc; vậy nên, mỗi người Việt có thể có nhiều tên gọi khác nhau nhưng về họ thì phải biết mình thuộc dòng họ nào. Nam nữ trong cùng một dịng họ khơng được kết hơn với nhau, đặc biệt là những chi họ rất gần nhau càng khơng thể kết hơn; do đó, sự đánh dấu chi họ qua những tên đệm “Văn”, “Đình”, “Trọng”, “Bá”,… như một lời nhắc nhở tính cận huyết rất cao của những chi họ này.

Thời xưa, quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” một thời gian dài đã chi phối việc đặt tên cho những đứa trẻ sinh ra là nam hay nữ. Trong lễ yết cáo tổ tiên xin đặt tên cho con vào sổ họ, đây là lễ chỉ làm cho đứa trẻ là con trai, còn đứa trẻ là con gái thì khơng được ghi tên vào sổ họ, coi như “nữ nhân ngoại tộc”. Con gái sau này đi lấy chồng sẽ được ghi tên vào gia phả nhà chồng (có trường hợp nhà chồng cũng không ghi tên vào gia phả, mà chỉ ghi họ và chữ đệm, bên cạnh tên chồng). Khi vào sổ họ, phải đối chiếu gia phả để xem có trùng tên các vị tổ tiên hoặc ông bà chú bác hay khơng. Nếu có tức là phạm húy thì phải đổi tên. Không những phải tránh phạm húy tổ tiên bên nội mà còn phải tránh phạm húy bên ngoại, tránh phạm húy hiệu của thành hoàng, thánh mẫu, linh thần từng địa phương. Hoặc như việc đặt tên cho con trai có chữ đệm “Văn” và con gái có chữ đệm “Thị” cũng là một cách thể hiện quan niệm phân biệt nam nữ thời xưa. Tuy vậy, xã hội ngày nay đã khơng cịn tồn tại quan niệm trên (thực tế vẫn diễn ra ở một số địa phương), nam và nữ đều được bình đẳng như nhau; sự bình đẳng ấy được thể hiện qua hiện

tượng ghép họ giữa họ cha và họ mẹ đang diễn ra khá phổ biển. Tên đệm “Văn” có thể cịn dùng rất nhiều vì nó mang ý nghĩa đẹp, một số gia đình thương con nên đã tránh việc đặt tên đệm “Thị” cho con gái của mình.

Trước đây, việc quản lý số người dân trong làng khá lỏng lẽo, mỗi làng chỉ quan tâm đến sổ đinh (từ 18 tuổi, đối với con trai) để thu thuế, bắt lính và bắt phu. Vậy nên đứa trẻ sinh ra chưa cần khai sinh, nhưng vì cần phải chọn một cái tên để gọi cho trẻ nên dân ta chủ yếu định danh tên cho đứa trẻ bằng giới tính: thằng Cu, thằng Cò (bé trai); cái Gái, cái Hĩm, con Đĩ,… (bé gái), tên này được gọi là tên tục hoặc tên húy. Sau này khi đặt tên cho con vào sổ đinh, nhiều gia đình vơ tâm đã lấy

tên tục lúc nhỏ để đặt cho con, vậy nên những tên gọi dân gian như vậy vẫn có như

“Nguyễn Thị Gái”, “Lê Văn Cò”,…

Do đặc điểm của từng thời kỳ mà xã hội Việt Nam có những chuyển biến khác nhau về mặt tâm lý đối với việc đặt tên. Trước đây, một người có thể có rất nhiều cái tên: tên tục, tên tự, tên hiệu, tên thụy, tên hèm. Nhưng bước vào những năm cuối thế kỉ XX, tên người tương đối đã ổn định nhờ có sổ quản lý nhân khẩu rõ ràng, chặc chẽ. Ngồi tên chính được dùng ở phương diện hành chính, một số nghệ sĩ, văn nhân có thể có thêm bút danh. Tên người Việt cũng có xu hướng đặt một cái tên nghe rất “Tây”.

Tâm lý đặt tên của người Việt không chỉ biến đổi theo thời gian mà về không gian, mỗi vùng cũng có những tâm lý đặt tên khác nhau. Ở Hưng Yên, có xã tên họ của cha và tên họ của con khơng thống nhất, ví dụ: cha tên là Lu Đình Cung (trong đó Lu là tên đệm), con gái tên là Đình Thị Nhàn (trong đó Đình là tên họ gốc); trường hợp khác, tên cha là Đỗ Bá Lu, tên con gái là Bá Thị Vượng (trong đó Bá là tên họ gốc). Hoặc như ở miền Nam, người dân thường đặt tên cho con theo số thứ tự (“Một”, “Hai”, “Ba”, “Bốn”,…) và thường thích những tên gọi thuần Việt nghe giản dị như: “Giàu”, “Được”, “Bảnh”, “Thơm”,…

3.1.3. Về mặt ngôn ngữ

Trong việc đặt tên người, ngơn ngữ đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với việc ghi lại dấu ấn tên gọi thông qua hệ thống ngữ âm, từ vựng. Suy cho cùng, ngôn ngữ và văn hóa đều có tính lịch sử; dựa vào những kĩ thuật phân tích về mặt ngơn ngữ, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa thời đại và phương thức định danh của một số tên riêng chỉ người.

Về mặt ngữ âm, nhằm tạo độ vang cũng như tạo được sự nhịp nhàng, uyển

chuyển trong tên gọi, người Việt thường phối hợp những vần [a], [oe] gợi nên những âm thanh, sự vật vang xa, kéo dài, mở rộng; kết hợp với phụ cuối, thường là âm mũi: m, n, ng, nh gợi lên cảm giác bay bổng, ngân vang để chọn những tên gọi có âm vang như “Anh”, “Tèo”, “Hòe”, “Vân”, “Lanh”, “Nghiêng”,… Người Việt cũng có tâm lý chuộng cái gì đó nhỏ bé, mảnh và nhỏ nên thường chọn những tên gọi có sử dụng vần [i], [𝜀] như “Bé”, “Mi”, “Nhi”, “Nghi”, “Len”,… Tâm lý ưa chuộng sự cân đối, nhịp nhàng của người Việt được thể hiện qua việc lựa chọn những thanh điệu khi đặt tên; theo đó những tên hay thường là những từ gần nhau, từ đầu và từ cuối có cùng thanh điệu hoặc tất cả các từ có thanh điệu khác nhau.

Về mặt từ vựng, người Việt dựa trên ý nghĩa của từ để lựa chọn những từ

ngữ hay, có ý nghĩa, giàu sắc thái trang trọng làm thành yếu tố tên họ, tên đệm hoặc

tên chính. Theo Nguyễn Phúc tộc thể phả có giải thích: ở các Phiên hệ và Tiền hệ,

nam nữ không dùng họ Nguyễn Phúc để đặt tên như trước kia, con trai sẽ dùng Tông Thất, con gái sẽ dùng Tông Nữ để đặt trước tên. Tơng là dịng họ, thất là nhà, những chữ này dùng để chỉ những người trong dòng họ nhà vua. Về sau, đến khi đức Hiến Tổ kế nghiệp chữ Tơng phạm trọng húy (vì tên của Hiến Tổ là Miên Tông) nên thay vì viết Tơng Thất lại đổi thành Tôn Thất/Tôn Nữ, với “Tơn” có nghĩa là đáng kính. Đây là một minh chứng cho thấy nghĩa từ vựng có vai trị quan trọng trong việc lựa chọn tên họ đối với người Việt. Hoặc với ý muốn tên người phải sâu xa, trang trọng hay đơn giản, giản dị hay nghe phải sang, phải kiểu cách thì

người Việt có thể lựa chọn những từ vựng có nguồn gốc Hán Việt, thuần Việt hoặc Ấn Âu.

Cuối cùng là về mặt ngữ pháp, ngữ pháp tiếng Việt không ảnh hưởng đến ý

nghĩa nội tại của tên riêng như ngữ âm và từ vựng; nhưng nó lại cho thấy mối quan hệ bên ngoài giữa danh từ riêng và danh từ chung, chức năng hành chức của tên riêng trong những ngữ cảnh, tình huống giao tiếp khác nhau. Qua cách gọi tên để xưng hô của mỗi dân tộc, chúng ta sẽ hiểu được địa vị xã hội, mức độ thân sơ, uy quyền của người được xưng hô.

Một phần của tài liệu (Trang 63 - 67)