5. Cấu trúc khóa luận
3.1.1. Về mặt lịch sử
Xét về mặt lịch sử, các nguồn sử liệu cho ta thấy được nguồn gốc hình thành, tiến trình phát triển, những biến động và thay đổi của các dòng họ đã tồn tại, sự hình thành và biến đổi của các thành tố cấu tạo tên riêng ở Việt Nam. Dựa trên những tư liệu lịch sử, chủ yếu là các bản ghi chép chính sử, các nhà sử học đã cung cấp nguồn thông tin quý giá cho việc tìm hiểu nguồn gốc họ của người Việt. Theo đó, họ của người Việt xuất hiện và phổ biến dần từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại. Đại bộ phận là người Việt mượn các họ phổ thông của Trung Quốc, cho nên nhiều cụm cư dân khác nơi cư trú, khác cả huyết thống nhưng có chung một họ. Khi mượn họ, người Việt mình cũng không mượn những họ có âm nghe ra có vẻ “xấu xí”, “dữ tợn” như “Độc Cô”, “Mộ Dung”, “Cốt Đột”,… Còn lại là người Trung Quốc di cư sang Việt Nam, ở lâu nên đã Việt hóa. Có thể nói, nguồn gốc họ người Việt là sự tập hợp của nhiều tộc người khác nhau; trước hết đó là những họ có nguồn gốc từ Trung Quốc, rồi đến một số họ Nùng, Thổ ở miền Bắc; họ Chăm, họ người Thượng ở miền Trung; họ của người Khơme ở miền Nam.
Một số ghi chép về lịch sử cho thấy có nhiều cuộc đổi họ lớn trong lịch sử Việt Nam, nó bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Người ta đổi họ là vì hoàn cảnh hoặc ý thích nào đó, muốn mai danh ẩn tích; một số khác như nhà Trần bắt con cháu nhà Lý phải đổi sang họ Nguyễn; dòng họ nhà Mạc phải đổi sang họ Nguyễn để tránh sự truy lùng của kẻ thù; tương tự, con cháu chúa Trịnh cũng đổi thành họ Nguyễn. Đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều lấy họ Hồ để tỏ lòng biết ơn và tôn kính đối với Bác. Chuyện Bác Hồ đặt tên cho các chiến sĩ, cán bộ cách mạng là
Trung – Dũng – Đồng – Tâm – Kiên – Quyết – Cần – Kiệm cũng là dấu ấn mà lịch
sử để lại xoay quanh những câu chuyện đặt tên của người Việt.