Về mặt ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (Trang 66 - 67)

5. Cấu trúc khóa luận

3.1.3. Về mặt ngôn ngữ

Trong việc đặt tên người, ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc ghi lại dấu ấn tên gọi thông qua hệ thống ngữ âm, từ vựng. Suy cho cùng, ngôn ngữ và văn hóa đều có tính lịch sử; dựa vào những kĩ thuật phân tích về mặt ngôn ngữ, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa thời đại và phương thức định danh của một số tên riêng chỉ người.

Về mặt ngữ âm, nhằm tạo độ vang cũng như tạo được sự nhịp nhàng, uyển chuyển trong tên gọi, người Việt thường phối hợp những vần [a], [oe] gợi nên những âm thanh, sự vật vang xa, kéo dài, mở rộng; kết hợp với phụ cuối, thường là âm mũi: m, n, ng, nh gợi lên cảm giác bay bổng, ngân vang để chọn những tên gọi có âm vang như “Anh”, “Tèo”, “Hòe”, “Vân”, “Lanh”, “Nghiêng”,… Người Việt cũng có tâm lý chuộng cái gì đó nhỏ bé, mảnh và nhỏ nên thường chọn những tên gọi có sử dụng vần [i], [𝜀] như “Bé”, “Mi”, “Nhi”, “Nghi”, “Len”,… Tâm lý ưa chuộng sự cân đối, nhịp nhàng của người Việt được thể hiện qua việc lựa chọn những thanh điệu khi đặt tên; theo đó những tên hay thường là những từ gần nhau, từ đầu và từ cuối có cùng thanh điệu hoặc tất cả các từ có thanh điệu khác nhau.

Về mặt từ vựng, người Việt dựa trên ý nghĩa của từ để lựa chọn những từ ngữ hay, có ý nghĩa, giàu sắc thái trang trọng làm thành yếu tố tên họ, tên đệm hoặc

tên chính. Theo Nguyễn Phúc tộc thể phả có giải thích: ở các Phiên hệ và Tiền hệ,

nam nữ không dùng họ Nguyễn Phúc để đặt tên như trước kia, con trai sẽ dùng Tông Thất, con gái sẽ dùng Tông Nữ để đặt trước tên. Tông là dòng họ, thất là nhà, những chữ này dùng để chỉ những người trong dòng họ nhà vua. Về sau, đến khi đức Hiến Tổ kế nghiệp chữ Tông phạm trọng húy (vì tên của Hiến Tổ là Miên Tông) nên thay vì viết Tông Thất lại đổi thành Tôn Thất/Tôn Nữ, với “Tôn” có nghĩa là đáng kính. Đây là một minh chứng cho thấy nghĩa từ vựng có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn tên họ đối với người Việt. Hoặc với ý muốn tên người phải sâu xa, trang trọng hay đơn giản, giản dị hay nghe phải sang, phải kiểu cách thì

người Việt có thể lựa chọn những từ vựng có nguồn gốc Hán Việt, thuần Việt hoặc Ấn Âu.

Cuối cùng là về mặt ngữ pháp, ngữ pháp tiếng Việt không ảnh hưởng đến ý nghĩa nội tại của tên riêng như ngữ âm và từ vựng; nhưng nó lại cho thấy mối quan hệ bên ngoài giữa danh từ riêng và danh từ chung, chức năng hành chức của tên riêng trong những ngữ cảnh, tình huống giao tiếp khác nhau. Qua cách gọi tên để xưng hô của mỗi dân tộc, chúng ta sẽ hiểu được địa vị xã hội, mức độ thân sơ, uy quyền của người được xưng hô.

Một phần của tài liệu (Trang 66 - 67)