5. Cấu trúc khóa luận
2.3. Đặc điểm ý nghĩa và phương thức định danh của tên riêng người Việt ở Đà
Nẵng
Có thể nói, phương thức đặt tên của người Việt vừa có ý nghĩa thực tế vừa thể hiện tính nghệ thuật và chức năng giáo dục rất cao. Tên gọi trước hết là sự lựa chọn kì công của cha mẹ, ông bà dành cho con cháu; nó vừa phản ánh nguyện vọng, mong ước mọi điều tốt đẹp sẽ đến với con mình và cũng là sự gửi gắm, kỳ vọng con mình sẽ trở thành một người tốt người, đẹp nết, sống có chuẩn mực và thành công trong cuộc sống. Tên gọi dành cho con là kết quả của cả gia đình và dòng họ trong việc nghiên cứu ý nghĩa, vận dụng nhiều kiến thức có liên quan đến tên hay trong lịch sử và xã hội, từ cổ chí kim, từ đông sang tây.
Theo tác giả Nguyễn Bạt Tụy [14, tr.181], tên người có hai phương thức được đặt tên: một là theo lề lối nhất định (tránh sự đặt tên trùng với người trong họ, dù người ấy còn sống hay đã khuất; thường là đặt tên theo châm ngôn, điển tích, kinh sách, theo thứ bậc); và hai là đặt nhân một dịp gì đó, hoặc lấy sinh quán, chỗ ở, phong cảnh hay đặt để có tên gọi, rất được thông dụng ở nông thôn, trong giới bình dân. Nhìn chung, người Việt ở Đà Nẵng cũng có những phương thức đặt tên như vậy và họ thường dựa trên những nguyên tắc đặt tên chung của cả dân tộc như:
- Coi trọng âm vang và ý đẹp lời hay: tên có âm vang thường đọc lên nghe sẽ vui tai và dễ đọc như An, Anh, Bách, Công, Cường, Dung, Đông, Hùng, Phúc,…; tên có ý đẹp lời hay thường lựa chọn những từ có nội hàm văn hóa phong phú, ngụ ý cao nhã tốt lành như Hằng Nga, Trâm Anh, Hiền Triết, Ngọc Ngôn,…
- Xu hướng lựa chọn âm Hán Việt: âm Hán Việt thường mang sắc thái trang trọng; ngữ nghĩa lại sâu xa, hàm ý rộng nên người Việt thường sử dụng những tên gọi mang âm Hán Việt là nhiều: Bùi Quốc Tiên Phong, Phạm Hồng Quân, Dương Nguyễn Phú Quý, Phan Đỗ Quyên,… Bên cạnh đó là những tên gọi có âm
thuần Việt vẫn được dùng để đặt tên như: Huỳnh Thị Bảy, Nguyễn Thị Bé, Huỳnh Thị Bưởi, Võ Thị Cam,…
- Đặt tên không tránh thô tục: ngày xưa, người ta thường đặt cho con những cái tên thật xấu, không có nghĩa như “Hom”, “Sọt”, “Đó”, “Nơm”, “Đĩ”, “Hĩm”, “Mẹt”, “Tẹt”,… để tránh tà ma, và cũng là mong con sẽ dễ nuôi. Đến khi đặt tên cho con thì lại dùng những tiếng có vần miệng, hay gần nghĩa với tên bố mẹ, tên anh chị em mà gọi, như cha tên Lê thì con tên Lựu, mẹ tên The thì con tên Lượt, anh tên Lần thì em tên Lữa, chị tên Bưởi thì em tên Bòng.
Trên đây là một số phương thức và nguyên tắc đặt tên chung của người Việt. Dựa trên ý nghĩa và phương thức đặt tên của người Việt ở Đà Nẵng, chúng tôi quy các tên ấy thành những nhóm từ vựng – ngữ nghĩa sau: