Nghĩa tên họ

Một phần của tài liệu (Trang 56)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Đặc điểm ý nghĩa và phương thức định danh của tên riêng người Việt ở Đà

2.3.1. nghĩa tên họ

Trong 89 họ chúng tôi thống kê được chưa phải là bức tranh toàn vẹn về tổng số họ của những người sinh sống trên địa bàn thành phố. Dù vậy, trong vài nét họa về một số họ ở Đà Nẵng, chúng tơi nhận thấy một số họ có tiếng tăm thường hay ghép với tên đệm để tạo ra những họ ghép “truyền tử nhược tôn” như họ Hồ Đắc

với những tên gọi như Hồ Đắc Thanh Lâm, Hồ Đắc Hạ Vy, Hồ Đắc Hạnh Vy,…; họ

Cao Xuân qua các tên như Cao Xuân Huy, Cao Xuân Thiện; họ Nguyễn Khoa qua

các tên như Nguyễn Khoa Diệu Nga; họ Tôn Thất qua các tên như Tôn Thất Đáng,

Tôn Thất Hồng, Tơn Thất Tùng Nguyên,…; họ Tôn Nữ qua các tên như Tôn Nữ Thảo My, Tôn Nữ Khánh Quỳnh, Tôn Nữ Minh Thi,…

Và đặc biệt là việc ghép họ mẹ sau họ cha tạo thành tên con khá là thịnh hành trong việc đặt tên ở Đà Nẵng. Nó vừa thể hiện sự bình đẳng giới, tơn trọng vai trị của người phụ nữ trong gia đình vừa mang ý nghĩa con là sự kết tinh tình yêu của cha và mẹ. Tuy nhiên, theo chúng tôi họ ghép này khơng bền vững vì nó chỉ có thể duy trì ở một thế hệ. Một số họ ghép giữa họ cha và họ mẹ ở Đà Nẵng: Nguyễn

Bùi, Hà Bùi, Võ Đặng, Lê Huỳnh,… 2.3.2. Ý nghĩa tên đệm

a. Nhóm các tên đệm Hán Việt biểu thị ý nghĩa tốt đẹp

- Các từ chỉ mùa: Đào Ngọc Xuân Vy, Trần Hạ Quỳnh, Phan Thị Thu

Nguyệt,…

- Các từ chỉ vật quý: Âu Châu Cẩm Hương, Lê Thị Cẩm Tú, Lê Thị Kim

Cúc, Ngô Bảo Ngọc Trâm, Lê Dạ Quỳnh Nhi,…

- Các từ chỉ màu đẹp và vật có màu đẹp: Mai Lê Bích Ngọc, Võ Ngọc Lam

Uyên, Võ Hồng Uyển Nhi, Nguyễn Ngọc Thanh Dung, Trương Hà Tố Mai, Trần

- Các từ chỉ phẩm hạnh: Nguyễn Đức Cường, Phan Thị Hạnh Nguyên,

Đoàn Lê Trung Sơn, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Nhân Nghĩa, Phạm Nghĩa An,

Phạm Trí Nhân,…

- Các từ chỉ vẻ đẹp, điều tốt: Trần Hoài Diễm Phúc, Lê Thụy Mỹ Duyên,

Nguyễn Cát Tiên, Hoàng Ngọc Thùy Dương, Lâm Thị Tú Uyên,…

- Các từ chỉ tài năng: Trần Cao Hùng, Nguyễn Đình Anh Khôi, Châu Khắc

Hùng, Nguyễn Tuấn Kiệt,…

- Các từ chỉ sự may mắn: Nguyễn Anh Phúc Nguyên, Nguyễn Huỳnh Lộc

Thành, Lê Thọ Trương Ánh, Hồ Nguyễn Thành Đạt, Lê Đạt Quỳnh, Nguyễn Đắc

Tài, Phan Quý Như Ngọc,…

- Các từ chỉ văn hóa: Trần Văn Anh Nhật, Hồ Sĩ Hoàng, Phan Văn Nhân

Kiệt.

- Các từ chỉ sự to lớn, lâu dài, hùng mạnh: Nguyễn Bá Quốc Huy, Huỳnh Đình Trung, Nguyễn Đại Sang, Nguyễn Thái Gia Bảo, Vũ Chí Hiếu, Châu Vĩnh

Thắng.

b. Nhóm dùng tên đệm, tên chính của các thành viên trong gia đình làm tên đệm cho thành viên mới

- Lấy tên đệm của cha làm tên đệm cho con

+ Lê Ngọc Ánh (cha)  Lê Ngọc Mỹ Linh (con gái) Lê Ngọc Anh (con trai)

- Lấy tên đệm của mẹ làm tên đệm cho con

- Lấy tên đệm của cha và mẹ làm tên đệm cho con

+ Nguyễn Ngọc Tùng (cha), Phạm Thị Diễm Trang (mẹ)  Nguyễn Ngọc

Diễm Quỳnh (con gái)

- Lấy tên chính của cha làm tên đệm cho con

+ Lê Văn Quang (cha)  Lê Huỳnh Quang Vinh (con trai)

- Lấy tên chính của mẹ làm tên đệm cho con

+ Phạm Thị Hoàng (mẹ)  Phạm Hoàng Ngọc (con gái) + Nguyễn Thị Bích Ngọc (mẹ)  Nguyễn Ngọc Sáng (con trai)

- Lấy tên chính của chị làm tên đệm cho em

+ Huỳnh Thị Tú Phương (chị)  Huỳnh Thị Phương Nhung (em)

2.3.3. Ý nghĩa của tên chính

a. Nhóm tên gọi lấy tên các đối tượng trong thiên văn địa lý

Dùng trời đất, vũ trụ, ngày tháng, sao sớm để đặt tên thường biểu thị ý cao cả, khoáng đạt, lớn lao, cao xa, sáng sủa: Ngân Hà, Kim, Nguyệt, Thủy, Ánh Dương,…

b. Nhóm tên đặt theo phạm trù đạo đức và quan niệm giá trị xã hội

Lấy “Ngũ đức” để đặt tên, gồm có Nhân, Nghĩa, Lễ Trí, Tín. Theo quan niệm nho giáo thì “Ngũ đức” thường dùng ghép với “Tam cương ngũ thường”, thường sẽ hướng đến những tên gọi như “Nhân Huệ”, “Nhân Kiệt”, “Trí Nhân”, “Nhân Kiệt”, “Thúc Lễ”, “Thủ Lễ”, “Thủ Nghĩa”, “Sùng Nghĩa”. Ở Đà Nẵng xuất hiện một số tên như Nhân, Trí Nhân, Nhân Kiệt, Nghĩa, Trí, Tín.

Theo quan niệm “tứ linh”, gồm có Long, Lân, Quy, Phụng. Bốn tên gọi chỉ

bốn con vật tứ linh trong dân gian đều có mặt trong tên gọi người Việt ở Đà Nẵng. Quan niệm những điều tốt lành, thịnh vượng, sức khỏe và may mắn sẽ gắn với đời người như Phúc, Lộc, Thọ. Những tên gọi theo quan niệm này thường được thể hiện một cách phong phú như: Lương Duy Lộc, Ngô Mai Phước Lộc, Phạm

Thành Lợi, Đào Duy Mạnh, Lê Cơng Phú, Nguyễn Đình Phúc, Lê Thị Hồng Phước, Lê Đức Thọ,…

Sau năm 1945, một số tên gọi phản ánh tinh thần đấu tranh của người dân như Cường, Dũng, Chiến, Kiệt, Quân, Trường, Kỳ,…

c. Nhóm tên gọi theo thời gian năm sinh

Đặt tên cho con theo năm cũng là một phương thức của người Đà Nẵng nói riêng và người Việt nói chung. Theo đó, trong hệ can chi có 12 con giáp, người Đà Nẵng sẽ dựa vào năm ứng với con giáp đó để đặt tên. Tuy nhiên, hiện tượng đặt tên theo con giáp khơng phổ biến ở Đà Nẵng, chỉ có những tên mang tính chất chỉ mùa như Thu Nguyệt, Thanh Xuân, Xuân Nhật,…

d. Đặt tên theo các loài cây, hoa và thảo mộc

Nhiều người sử dụng tên các loài cây, hoa hoặc cây cỏ để đặt tên bởi những tên gọi của nó thể hiện sự gần gũi với tự nhiên, mềm mại và khoáng đạt. Một số tên gọi lấy nguồn gốc từ các loài cây như Bách, Dương, Tùng, Cam, Bưởi, Dừa,…; và tên gọi được đặt theo các loài cây cỏ, hoa như Huệ, Lan, Đào, Mộc Miên, Linh Chi,

Dạ Thảo, Thủy Tiên,…

e. Tên gọi ứng với địa danh ở Việt Nam

Dùng tên địa danh để đặt tên riêng cho con cũng là một phương pháp thường gặp. Tên gọi có thể gắn với địa nơi mình sinh sống hoặc đó cũng có thể là một địa

danh trên đất nước Việt Nam như Bình Dương, Hương Giang (sơng Hương ở Huế),

Thanh Hóa, Khánh Hịa, Gia Lâm, Hải Vân,…

f. Nhóm tên đặt theo số thứ tự, thứ tự trưởng thứ trong gia đình

Đặt tên theo thứ tự thường xuất hiện rất nhiều ở miền Nam, ở Đà Nẵng, hiện tượng đặt tên theo cách này khơng phổ biến nhưng có một số tên gọi bắt nguồn từ thứ tự sinh ra trong gia đình như Hai, Tư/Tứ, Bảy, Tám.

Thứ tự trưởng thứ trong gia đình thường được đánh dấu ở vị trí tên đệm qua các từ như “Bá” – trưởng; “Trọng” – thứ 2; “Thúc” – thứ 3; “Quý” – cuối cùng.

Nguyễn Bá Nhật Anh, Thân Trọng Hiếu, Hà Thúc Huy, Ngơ Q Vinh,… g. Nhóm tên gọi theo tên nghệ sĩ

Đặt tên con giống với một số nghệ sĩ nổi tiếng cũng là cách để mong con mình có được những tài năng và làm cho tên gọi có vẻ “kiêu” và hay hơn như

Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Đinh Hoàng Lan Anh, Phạm Hoàng Bách, Đồng Nguyễn

Duyên Ngọc Giàu, Nguyễn Đoàn Hoàng Hiệp, Hồ Hoàng Khánh Hưng, Nguyễn Hoài Linh, Phạm Thị Việt Hương,…

2.4. Tiểu kết

Từ cơ sở lý thuyết của chương 1, chúng tôi tiếp tục tiến hành thống kê, phân loại tên riêng người Việt ở Đà Nẵng về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa. Mơ hình cấu tạo tên riêng gồm có 3 thành tố là tên họ (họ đơn và họ phức), tên đệm (tên đệm đơn và tên đệm phức), tên chính (tên chính đơn và tên chính phức); tên riêng người Việt ở Đà Nẵng có đầy đủ 12 dạng tên riêng được xếp loại từ mơ hình cấu tạo tên chung. Tên riêng người Việt ở Đà Nẵng xét theo nguồn gốc có 3 loại là tên riêng Hán Việt (giữ vai trò chủ đạo), tên riêng thuần Việt và tên riêng gốc Ấn Âu. Xét về mặt cấu trúc (đơn hoặc phức), từ loại (danh từ, động từ, tính từ, số từ, phó từ, hư từ…) và thanh điệu, tên riêng người Việt ở Đà Nẵng chủ yếu đang có xu hướng phức hóa các

thành tố cấu tạo tên riêng, sử dụng từ loại danh từ là chủ yếu để đặt tên, có sự hài hòa về thanh điệu trong tên gọi. Phương thức đặt tên của người Đà Nẵng chủ yếu dựa trên các nguyên tắc chung là coi trọng âm vang và ý đẹp lời hay; lựa chọn âm

Hán Việt là chủ yếu; và ý nghĩa muốn gửi gắm vào tên riêng để đặt tên. Các thành

tố cấu tạo tên riêng ở Đà Nẵng có sự biến động theo thời gian và có cấu tạo khá phức tạp.

Thành tố tên họ có tính ổn định tương đối, có hiện tượng ghép họ giữa họ

cha và họ mẹ và hiện tượng này chỉ duy trì ở một thế hệ. Một số họ “truyền tử ngược tơn” có ở Đà Nẵng như Hồ Đắc, Cao Xuân, Nguyễn Khoa, Tôn Thất, Tôn Nữ. Tên họ của người Đà Nẵng nói riêng và người Việt nói chung giữ vai trị như là

sợi dây gắn kết đối với những người có chung dịng máu huyết thống; là đặc điểm nhận dạng anh em chú bác ở mọi nơi trên thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

Thành tố tên đệm có cấu tạo khá phức tạp, ranh giới để xác định tên đệm

phức với tên họ ghép và tên chính ghép chưa rõ ràng. Đối với tên đệm dùng để phân biệt giới tình là tên đệm “Văn” và tên đệm “Thị” thì chữ “Văn” vốn là một từ mang nghĩa tốt đẹp, liên quan đến văn hóa nên vẫn được sử dụng nhiều. Một số gia đình hiện nay hạn chế việc đặt tên cho con gái có chữ đệm “Thị” vì muốn tránh tạo tâm lý phân biệt nam nữ cho con. Tên đệm của người Việt ở Đà Nẵng có xu hướng mở rộng âm tiết và chủ yếu là sử dụng những từ Hán Việt có nghĩa hay, đẹp, những từ chỉ phẩm hạnh tốt, có tài năng để đặt tên. Đặc biệt, ở Đà Nẵng cũng có hiện tượng dùng tên đệm, tên chính của các thành viên trong gia đình làm tên đệm cho thành

viên mới.

Thành tố tên chính mang nhiều sắc thái và ý nghĩa phong phú. Xét về ngữ nghĩa, tên chính có thể quy thành nhiều nhóm khác nhau, phản ánh những mong

ước, kỳ vọng của cha mẹ dành cho con. Đó là những tên gọi thể hiện những phạm trù đạo đức và quan niệm giá trị xã hội; tên gọi theo thời gian năm sinh, các loài

cây, hoa và thảo mộc, số thứ tự, trưởng thứ trong gia đình; tên gọi lấy tên các đối tượng trong thiên văn địa lý, địa danh Việt Nam hoặc tên của nghệ sĩ.

CHƯƠNG 3

CÁC ĐẶC TRƯNG NGƠN NGỮ – VĂN HĨA CỦA TÊN RIÊNG NGƯỜI VIỆT Ở ĐÀ NẴNG

3.1. Những cơ sở văn hóa – ngơn ngữ cho việc nghiên cứu tên người

3.1.1. Về mặt lịch sử

Xét về mặt lịch sử, các nguồn sử liệu cho ta thấy được nguồn gốc hình thành, tiến trình phát triển, những biến động và thay đổi của các dòng họ đã tồn tại, sự hình thành và biến đổi của các thành tố cấu tạo tên riêng ở Việt Nam. Dựa trên những tư liệu lịch sử, chủ yếu là các bản ghi chép chính sử, các nhà sử học đã cung cấp nguồn thơng tin q giá cho việc tìm hiểu nguồn gốc họ của người Việt. Theo đó, họ của người Việt xuất hiện và phổ biến dần từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại. Đại bộ phận là người Việt mượn các họ phổ thông của Trung Quốc, cho nên nhiều cụm cư dân khác nơi cư trú, khác cả huyết thống nhưng có chung một họ. Khi mượn họ, người Việt mình cũng khơng mượn những họ có âm nghe ra có vẻ “xấu xí”, “dữ tợn” như “Độc Cô”, “Mộ Dung”, “Cốt Đột”,… Còn lại là người Trung Quốc di cư sang Việt Nam, ở lâu nên đã Việt hóa. Có thể nói, nguồn gốc họ người Việt là sự tập hợp của nhiều tộc người khác nhau; trước hết đó là những họ có nguồn gốc từ Trung Quốc, rồi đến một số họ Nùng, Thổ ở miền Bắc; họ Chăm, họ người Thượng ở miền Trung; họ của người Khơme ở miền Nam.

Một số ghi chép về lịch sử cho thấy có nhiều cuộc đổi họ lớn trong lịch sử Việt Nam, nó bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Người ta đổi họ là vì hồn cảnh hoặc ý thích nào đó, muốn mai danh ẩn tích; một số khác như nhà Trần bắt con cháu nhà Lý phải đổi sang họ Nguyễn; dòng họ nhà Mạc phải đổi sang họ Nguyễn để tránh sự truy lùng của kẻ thù; tương tự, con cháu chúa Trịnh cũng đổi thành họ Nguyễn. Đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều lấy họ Hồ để tỏ lòng biết ơn và tơn kính đối với Bác. Chuyện Bác Hồ đặt tên cho các chiến sĩ, cán bộ cách mạng là

Trung – Dũng – Đồng – Tâm – Kiên – Quyết – Cần – Kiệm cũng là dấu ấn mà lịch

sử để lại xoay quanh những câu chuyện đặt tên của người Việt.

3.1.2. Về mặt dân tộc và xã hội

Ngành Dân tộc học ra đời với nhiệm vụ so sánh và phân tích nguồn gốc, sự phân bố, tôn giáo, ngôn ngữ và cấu trúc xã hội của những nhóm dân tộc; dựa trên những kết quả có được, ngành khoa học này đã cho thấy những đặc điểm tâm lý của người Việt Nam qua việc đặt tên riêng. Đối với người Việt Nam, tên họ đóng một vai trị vơ cùng quan trong, đó là dấu hiệu nhận biết mối quan hệ huyết tộc; vậy nên, mỗi người Việt có thể có nhiều tên gọi khác nhau nhưng về họ thì phải biết mình thuộc dịng họ nào. Nam nữ trong cùng một dịng họ khơng được kết hơn với nhau, đặc biệt là những chi họ rất gần nhau càng khơng thể kết hơn; do đó, sự đánh dấu chi họ qua những tên đệm “Văn”, “Đình”, “Trọng”, “Bá”,… như một lời nhắc nhở tính cận huyết rất cao của những chi họ này.

Thời xưa, quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” một thời gian dài đã chi phối việc đặt tên cho những đứa trẻ sinh ra là nam hay nữ. Trong lễ yết cáo tổ tiên xin đặt tên cho con vào sổ họ, đây là lễ chỉ làm cho đứa trẻ là con trai, cịn đứa trẻ là con gái thì khơng được ghi tên vào sổ họ, coi như “nữ nhân ngoại tộc”. Con gái sau này đi lấy chồng sẽ được ghi tên vào gia phả nhà chồng (có trường hợp nhà chồng cũng không ghi tên vào gia phả, mà chỉ ghi họ và chữ đệm, bên cạnh tên chồng). Khi vào sổ họ, phải đối chiếu gia phả để xem có trùng tên các vị tổ tiên hoặc ông bà chú bác hay khơng. Nếu có tức là phạm húy thì phải đổi tên. Không những phải tránh phạm húy tổ tiên bên nội mà còn phải tránh phạm húy bên ngoại, tránh phạm húy hiệu của thành hoàng, thánh mẫu, linh thần từng địa phương. Hoặc như việc đặt tên cho con trai có chữ đệm “Văn” và con gái có chữ đệm “Thị” cũng là một cách thể hiện quan niệm phân biệt nam nữ thời xưa. Tuy vậy, xã hội ngày nay đã khơng cịn tồn tại quan niệm trên (thực tế vẫn diễn ra ở một số địa phương), nam và nữ đều được bình đẳng như nhau; sự bình đẳng ấy được thể hiện qua hiện

tượng ghép họ giữa họ cha và họ mẹ đang diễn ra khá phổ biển. Tên đệm “Văn” có thể cịn dùng rất nhiều vì nó mang ý nghĩa đẹp, một số gia đình thương con nên đã tránh việc đặt tên đệm “Thị” cho con gái của mình.

Trước đây, việc quản lý số người dân trong làng khá lỏng lẽo, mỗi làng chỉ quan tâm đến sổ đinh (từ 18 tuổi, đối với con trai) để thu thuế, bắt lính và bắt phu. Vậy nên đứa trẻ sinh ra chưa cần khai sinh, nhưng vì cần phải chọn một cái tên để gọi cho trẻ nên dân ta chủ yếu định danh tên cho đứa trẻ bằng giới tính: thằng Cu, thằng Cị (bé trai); cái Gái, cái Hĩm, con Đĩ,… (bé gái), tên này được gọi là tên tục hoặc tên húy. Sau này khi đặt tên cho con vào sổ đinh, nhiều gia đình vơ tâm đã lấy

tên tục lúc nhỏ để đặt cho con, vậy nên những tên gọi dân gian như vậy vẫn có như

“Nguyễn Thị Gái”, “Lê Văn Cị”,…

Do đặc điểm của từng thời kỳ mà xã hội Việt Nam có những chuyển biến

Một phần của tài liệu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)