Về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa

Một phần của tài liệu (Trang 31)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Vài nét về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa trong cách đặt tên

1.2.1. Về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa

Ngơn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Một mặt, ngơn ngữ là sản phẩm đặc trưng, là đặc quyền sở hữu chỉ có ở xã hội lồi người. Ngơn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người vừa là cơng cụ tư duy. Nhờ có ngơn ngữ, con người tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, trao đổi thông tin và tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện vật chất không thể thiếu được của sự phản ánh khái quát hóa, trừu tượng hóa, tức là q trình hình thành ý thức. Trong khi đó, văn hóa được hiểu theo cách định nghĩa của UNESCO là tất cả những gì do con người sáng tạo trong quá trình hoạt động có ý thức. Ngơn ngữ và văn hóa do đó mà chúng tác động qua lại với nhau, giữa chúng tồn tại mối quan hệ tương tác và phải gắn liền với một dân tộc, một cộng đồng người nhất định.

Đến đầu thế kỉ XIX, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa mới được nhìn nhận và xem xét như một vấn đề nghiên cứu cụ thể. Tư tưởng của Humboldt có thể

coi là những đóng góp đầu tiên. Ơng cho rằng về phương diện xã hội, mỗi ngôn ngữ phản ánh những cách tư duy của dân tộc sử dụng nó, đồng thời cũng tác động đến tư duy đó. Ngồi Humboldt, các nhà tư tưởng thuộc trào lưu triết học Khai sáng Đức như Immanuent Kant, Johann Gottfried Heider là những người đầu tiên đề cập đến việc ngôn ngữ gắn chặt với tư duy như thế nào. Tuy nhiên, phải đến khi bước sang nửa cuối của thế kỉ XX, mối quan hệ giữa ngơn ngữ, văn hóa mới thật sự được quan tâm đặc biệt. Người ta gọi đó là cuộc “Cách mạng ngôn ngữ học nửa sau thế kỉ XX”.

Theo tác giả Trịnh Thị Kim Ngọc [31, tr.38,39,40], khi nói về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa, mỗi nhà nghiên cứ lại đưa ra những ý kiến hoặc tên gọi riêng của mình. V.A. Avrorin coi “ngơn ngữ như một thành tố của văn hóa” (1984); E.M. Veresiaghin và V.G. Kostomarov cho rằng “ngôn ngữ là tấm gương chân chính của văn hóa dân tộc” (1990); A.K. Uledov coi ngôn ngữ là “một bình diện của văn hóa”… Trong ngơn ngữ học hiện đại, các nhà ngơn ngữ học cũng có những cách nhìn khác nhau về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa. E. Sapir nhấn mạnh quan hệ tương hỗ và tác động lẫn nhau giữa ngôn ngữ và văn hóa: “Có thể định nghĩa văn hóa như những vấn đề mà một xã hội nhất định đang nghĩ và đang làm. Ngôn ngữ là cái mà như người ta nghĩ, đương nhiên là nội dung của ngôn ngữ khơng tách rời văn hóa”. Nhà ngơn ngữ nổi tiếng người Nga I.I. Xrezhiepxli cho rằng: “Dân tộc có điều kiện để thể hiện mình qua ngơn ngữ như một cách đầy đủ và tồn diện hơn bất cứ một yếu tố nào khác, và khơng chỉ ở vị trí sau chót, mà cịn thể hiện được mình trong suốt quá trình lịch sử. Tất cả những gì có được trong cuộc sống và nhận thức của một dân tộc, và cả những gì dân tộc đó muốn giữ lại trong trí nhớ của mình – tất cả đều được thể hiện và bảo tồn nhờ ngôn ngữ”. Như vậy, ngơn ngữ có khả năng tác động tới sự hình thành và phát triển văn hóa dân tộc, mà tới lượt mình văn hóa được coi như một hệ thống hồn thiện và biệt lập.

Ở Việt Nam, các bài viết và cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa của một số tác giả là những nhà ngôn ngữ đã xuất hiện từ lâu; trọng

tâm là các tác giả tìm hiểu mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa ở nhiều góc độ khác nhau như Ngôn ngữ với sự phát triển văn hóa xã hội của Trần Trí Dõi; Văn

hóa và ngơn ngữ giao tiếp của người Việt của Hữu Đạt; Tìm hiểu mối quan hệ ngơn ngữ – văn hóa của Nguyễn Văn Độ; Một số chứng tích về ngơn ngữ, văn tự và văn hóa của Nguyễn Tài Cẩn...

Trong bài viết của mình, tác giả Phạm Đức Dương cho rằng: “…ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu phổ quát, có thể diễn tả, giải thích các hệ thống biểu tượng khác của văn hóa, và sự phát triển của các hệ thống kí hiệu trong văn hóa đều liên quan đến sự phát triển ngơn ngữ” [15, tr.122]. Như vậy, tác giả đã nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa ngơn ngữ và văn hóa. Trong một bài phân tích khác của tác giả Trần Trí Dõi [13], từ bình diện ngơn ngữ là chứng tích của văn hóa, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ của ngơn ngữ và văn hóa sau khi phân tích và sơ đồ hóa bản chất tín hiệu của một đơn vị ngơn ngữ và bản chất tín hiệu của văn hóa/một đơn vị văn hóa:

TÍN HIỆU NGƠN NGỮ

NỘI DUNG/CHỨC NĂNG HÌNH THỨC/CẤU TRÚC

- Phương tiện giao tiếp - Công cụ của tư duy

- Những yếu tố cấu trúc - Quan hệ giữa các yếu tố

Sơ đồ 1: Nội dung và hình thức của tín hiệu ngơn ngữ

TÍN HIỆU VĂN HĨA

NỘI DUNG/CHỨC NĂNG HÌNH THỨC/CẤU TRÚC

- Chi phối ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng

- Biểu hiện đặc trưng cộng đồng (bản sắc)

- Hệ thống những biểu trưng (yếu tố cấu trúc)

- Quan hệ giữa các yếu tố biểu trưng

Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa; trước hết, tác giả cho rằng ngơn ngữ và văn hóa vừa là một hiện tượng đồng nhất vừa là một hiện tượng khác biệt. Nếu đặt ngơn ngữ và văn hóa là hai thành tố khác nhau trong hoạt động xã hội của một cộng đồng người, nghĩa là ta nhấn mạnh đến sự khác nhau về chức năng xã hội của mỗi một hệ thống tín hiệu. Theo đó, chức năng xã hội của ngôn ngữ là “phương tiện giao tiếp quan trọng nhất” và là “cơng cụ của tư duy”. Cịn ngược lại, chức năng xã hội của văn hóa là cái dùng để “chi phối ứng xử và giao tiếp cộng đồng”, là dấu hiệu “biểu hiện đặc trưng cộng đồng” (tức cái đánh dấu bản sắc của một cộng đồng xã hội nhất định). Bên cạnh đó, trong hoạt động xã hội của một cộng đồng người nói một ngơn ngữ cụ thể thì ngơn ngữ được coi là yếu tố tham gia vào hệ thống biểu trưng làm nên cái cấu trúc của một nền văn hóa cụ thể; ở trường hợp này, tín hiệu ngơn ngữ đồng thời cũng là một tín hiệu văn hóa.

Văn hóa có mối quan hệ khá đa dạng với nhiều lĩnh vực khoa học như Khoa

học xã hội và nhân văn, Tâm lý học, Dân tộc học,… Và trong mối quan hệ giữa văn

hóa và ngơn ngữ, nó thường được thể hiện trong 3 phương diện sau: - Ngơn ngữ biểu hiện (express) hiện thực văn hóa.

- Ngơn ngữ là hiện thân (embody) của hiện thực văn hóa. - Ngơn ngữ biểu trưng (symbolize) hiện thực văn hóa.

Trong những nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hóa, có thể nhận thấy một điểm chung là: thơng thường vấn đề này không được khảo sát song song giữa ngơn ngữ và văn hóa, mà được đặt trong mối quan hệ giữa ngơn ngữ – văn hóa – nhận thức (tư duy).

Tóm lại, thơng qua bức tranh ngôn ngữ chúng ta sẽ hiểu được ý niệm về thế giới. Trong ngôn ngữ, ý niệm (concepts) được coi như sự cô đặc của nền văn hóa

mỗi dân tộc – nó là cái mà thơng qua nó văn hóa đi vào thế giới tinh thần của con người. Cũng thông qua những ý nghĩa hàm ẩn trong hệ thống kí hiệu ngơn ngữ,

chúng ta sẽ tìm thấy được những “dấu vết” của nền văn hóa mỗi dân tộc còn ghi lại trong tiềm thức của người bản ngữ.

1.2.2. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa trong cách đặt tên

“Con người sinh ra và lớn lên, cho đến khi trở về cát bụi, luôn luôn phải tự đặt mình vào nhiều phạm vi giao tiếp, ứng xử là gia đình – họ tộc và xã hội – quốc gia. Mỗi phạm vi ấn định một cách giao tiếp, ứng xử không giống nhau, nhưng trong đó, cá nhân được phân biệt với đồng loại chung quanh trước hết bằng cái gọi là họ và tên”… [29, tr.44]. Tên người vừa có chức năng phân biệt một cá thể người này với người khác trong một cộng đồng người, vừa phản ánh được nền văn hóa ẩn chứa bên trong từng tên gọi.

Họ và tên người phần lớn sẽ gắn chặt với người được đặt tên cho đến hết cuộc đời của họ. Có thể nói, việc đặt tên là việc làm vơ cùng hệ trọng đối với mỗi con người. Gia đình là cái nơi lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa của dịng tộc. Đặt tên cho con cái thường là do các bậc sinh thành có vai vế trong dịng họ quyết định; vì vậy, tên người trước hết sẽ phản ánh văn hóa gia đình mỗi dịng họ. Mỗi dịng họ lại là mỗi gam màu thể hiện những bản sắc riêng và chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam; vậy nên, tiếp đến tên người còn phản ánh những nét đặc trưng vốn có của một dân tộc.

Tên riêng được hình thành là do sự vay mượn kí hiệu có sẵn trong hệ thống ngơn ngữ. Khi đặt tên, con người thường có xu hướng lựa chọn những từ có ý nghĩa gắn với mong ước và kì vọng của gia đình; âm dễ đọc; biểu thị sự trang trọng, nhã nhặn; thể hiện được đặc trưng của dòng họ, dân tộc;… Nghiên cứu mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa trong cách đặt tên người chủ yếu là nghiên cứu về cấu trúc tên gọi (bao gồm quy tắc kết hợp các yếu tố), đặc điểm từ vựng, thanh điệu để thấy được những đặc trưng văn hóa được phản ánh.

Về cấu trúc tên gọi, theo tác giả Nguyễn Khôi [25, tr.7], do những bối cảnh

văn hóa, xã hội lịch sử các dân tộc khác nhau nên kết cấu họ tên (bao gồm các bộ phận cấu thành họ tên và mối quan hệ giữa các bộ phận đó) khơng giống nhau. Theo một số nghiên cứu, có 3 loại kết cấu họ và tên khác nhau:

- Các dân tộc có họ đặt trước tên như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản…

- Các dân tộc có tên đặt trước như Anh, Mỹ, Pháp, Italia, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,… Ở Việt Nam có dân tộc Ê Đê…

- Những dân tộc chỉ có tên mà khơng có họ như người Tây Tạng (tộc Tạng), tộc ở Miama… Việt Nam có dân tộc Xơ Đăng, Ơ Đu.

Ngồi ra cịn có một số kết cấu họ tên của những tộc người mà ta không thể quy vào loại nào được. Ví dụ: tên họ của một số tộc người (trên thế giới) cịn có đệm thêm tên bố, tên ông, tên chú và các biệt danh khác. Ở Việt Nam, người Hà Nhì Đen lấy tên bố làm tên đệm cho con.

Kết cấu họ tên của người Việt theo mơ hình họ + (chữ đệm) + tên  họ tên, đã phản ánh tâm lý dân tộc trọng danh húy tính (trọng tên kiêng nể họ).

Về đặc điểm từ vựng, thanh điệu của tên người (chủ yếu là thành tố tên chính); do yêu cầu trong việc đặt tên thường phải:

- Ngắn gọn để dễ nhớ, để gây ấn tượng: tên chính là từ đơn “Nguyễn Bé”,

“Phan Khôi”, “Phạm Hưởng”,…; về sau do nhu cầu tránh trùng tên nên tên chính

được dùng có thể là từ ghép, từ láy: “Ngơ Thanh Nhân Hậu”, “Huỳnh Dương Huy

Hoàng”, “Lê Nguyễn Hân Hân”,…

- Yêu cầu về sự hòa phối thanh điệu để tên gọi dễ đọc, dễ nghe: thông thường tên người không nên dùng cùng một thanh điệu. Ba từ cùng âm, đọc dễ mất sức mà lại đơn điệu, ví dụ: “Lê Huy Liêm”, “Trần Hoàng Hà”,… Thường là các từ

trong tên gọi có thanh điệu khác nhau, đọc dễ nghe hơn, ví dụ: “Nguyễn Nhật Lệ”, “Nguyễn Gia Linh”, “Trịnh Hồng Hạnh”, “Tô Thị Hằng”,…

- Biệt giới: thường là sử dụng từ “Văn” làm tên đệm cho tên nam và từ “Thị” làm tên đệm cho tên nữ.

- Thẩm mỹ: chủ yếu sử dụng từ Hán Việt: “Đỗ Hy An – bình an”, “Lê Hồng

Mỹ – đẹp”, “Nguyễn Đình Cường – khỏe mạnh”,…

Ngay cả việc sử dụng tên gọi như thế nào để xưng hơ cũng phản ánh được văn hóa của người bản ngữ.

Ngày xưa, trong văn hóa đặt tên người, khi đặt tên cho con cháu trong dòng họ phải tuân theo quy tắc của dịng họ đó; đặc biệt là tránh trường hợp “phạm húy”, đặt tên con không được trùng với các bậc bề trên, vua chúa, các vị thành hồng. Các gia đình phong kiến ngày xưa thường đặt tên theo cung cách vua quan, tức là chuẩn bị một dãy tên để đặt dần, tiêu biểu là 10 bài “Phiên hệ thi” của vua Minh Mạng dùng để đặt tên cho con cháu và các anh em của mình. Thực tế đã có nhiều gia đình đặt đúng và đầy đủ các tên trong dãy.

Tên người, đơi khi lại gắn với những câu chuyện có ý nghĩa. Để phản ánh những sự việc có ý nghĩa ấy, người ta thường lựa chọn những từ ngữ phù hợp để đặt tên nhằm ghi nhớ sự kiện có ý nghĩa ấy. Chẳng hạn như, “Đại Việt sử ký tồn thư” có ghi lại: “Tiền Ngơ Vương (898-994), khi vua mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, trạng mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương nên mới đặt tên là Quyền” [28, tr.204]. Đây cũng có thể xem là một thói quen của người Việt trong việc đặt tên.

Tên người vừa là một hệ thống những kí hiệu ngơn ngữ vừa ẩn chứa một bề dày văn hóa có thể kéo dài theo không gian và thời gian. Việc đặt tên người, từ xưa trong văn hóa người Việt đã tồn tại những nét văn hóa riêng. Muốn tìm ra những nét văn hóa ấy, ta phải dựa vào những nguyên tắc về mặt ngôn ngữ để mổ xẻ, phân tách

mặt biểu hiệu (những kí hiệu ngôn ngữ) của tên riêng. Bằng việc tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành tên riêng với những kí hiệu ngơn ngữ cụ thể, chúng ta sẽ nắm được đặc trưng của văn hóa dịng họ, dân tộc cũng như làm sáng tỏ phương thức tư duy của con người qua tên riêng ấy. Một khi giữa ngơn ngữ và văn hóa đã có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thì theo thời gian, sự biến đổi văn hóa đặt tên người diễn ra sẽ kéo theo những nguyên tắc hình thành tên riêng về mặt ngơn ngữ. Chúng tơi sẽ phân tích kỹ vấn đề này trong chương 3 của đề tài.

1.3. Đà Nẵng – vùng đất và con người

1.3.1. Vùng đất Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố nằm khiêm nhường ven biển miền Trung, cách thủ đô Hà Nội 759 km, cách cố đơ Huế về phía bắc 107 km, cách thành phố Hồ Chí Minh về phía nam 917 km; có diện tích là 1.248,4 km2; cách bờ biển Đà Nẵng, nằm dưới vĩ tuyến 17 có quần đảo Hồng Sa – là đơn vị hành chính trực thuộc Đà Nẵng. Về vị trí địa lý của thành phố Đà Nẵng: Đông – giáp biển Đông; Tây – giáp huyện Hiên và huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; Nam – giáp huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; Bắc – giáp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Như vậy, về mặt vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, Đà Nẵng là thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm đời sống của dân cư: song ngịi chằng chịt, biển bao quanh, là mơi trường hoạt động của ngư nghiệp và thủy vận; vùng núi không xa là nơi đem lại nguồn lợi cho dân chúng sống bằng nghề khai thác lâm sản; ruộng đồng phì nhiêu. Chính vị trí địa lý thuận lợi như vậy nên thành phố Đà Nẵng thu hút rất nhiều người dân xung quanh đến sinh sống và làm việc; có thể nói, sự quần tụ của dân cư là một điều tất yếu có từ rất sớm.

Về tên gọi địa danh Đà Nẵng, hiện các nhà khảo cứu vẫn chưa tìm ra lời

Một phần của tài liệu (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)