Các loại tên riêng

Một phần của tài liệu (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lý thuyết về tên riêng

1.1.5. Các loại tên riêng

Như đã đề cập đến ở phần bàn về vấn đề định nghĩa tên riêng, dựa trên sự thống nhất chung về định nghĩa tên riêng với lớp nghĩa: là một loại tên gọi dùng để

gọi tên một đối tượng cá biệt, duy nhất; một số tác giả đã phân chia tên riêng thành

có tiếng nói chung. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Lê Trung Hoa [20] chia tên riêng thành hai loại: nhân danh – liên quan đến một người, một nhóm người và địa danh – quan hệ đến một vùng lãnh thổ nhất định. Với cách phân loại này, nó chưa khái quát hết những đối tượng mà tên riêng định danh và chỉ mới quan tâm đến hai đối tượng thuộc hai lĩnh vực nghiên cứu của Danh xưng học là Nhân danh học và Địa danh học.

Sau khi phân tích về chức năng ngữ nghĩa và chức năng xã hội của tên riêng, tác giả Hoàng Tuệ [49, tr.235] đã căn cứ trên hai chức năng này để phân loại tên riêng thành 5 loại: (1). Tên riêng chỉ người: gồm có tên những người bình thường và tên những người nổi tiếng; tên những cá nhân và tên những dân tộc; (2). Tên nơi chốn; (3). Tên thời kỳ, thời điểm, sự kiện lịch sử; (4). Tên tổ chức; (5). Tên công trình. Ngoài ra còn có thể kể trường hợp tên súc vật, thường là gia súc. Theo tác giả, đây là 5 loại tên riêng đáng chú ý nhất, bởi chúng biểu thị những cá thể vật chất và tinh thần, cổ kim, kim cổ, có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội. Tuy nhiên; sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta ngày càng đa dạng, khả năng phản ánh của con người theo đó cũng trở nên phong phú hơn. Tên riêng vừa có khả năng làm thành một hệ thống những từ biểu thị khái niệm, tương đương với “thực từ” và hệ thống những từ để thực tại hóa khái niệm vừa phản ánh rộng đối với tất cả những đối tượng mang tính chất đơn nhất, cá biệt; chính vì vậy mà việc phân loại tên riêng khó có thể đưa đến một con số nhất định. Điểm gặp nhau giữa các tác giả khi phân loại tên riêng đó là các tác giả đều cố gắng mở rộng phạm vi phản ánh những đối tượng khách quan, đã được con người ý thức của tên riêng; nhưng để có một cách thống nhất chung về số lượng và tên gọi của từng loại tên riêng thì lại rất khó. Chẳng hạn như cách phân loại của tác giả Hoàng Tuệ là trên cơ sở chỉ ra những tên riêng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội; còn như tác giả Phạm Tất Thắng [40], ban đầu tác giả phân chia tên riêng một cách cụ thể, gồm có 13 loại:

(2). Tên Thánh, Thần, tên Phật. (3). Tên văn vật.

(4). Tên thời đại, thời kỳ, thời nhật.

(5). Tên công trình kiến trúc, cơ khí, công nghiệp, tàu bè, vũ khí. (6). Tên sách báo, vở diễn, phim ảnh…

(7). Tên sự kiện, phong trào xã hội, nhân vật, địa danh lịch sử, nhãn hiệu hàng hóa.

(8). Tên đất (Địa danh).

(9). Tên các vùng không gian – vũ trụ, thiên hà, chòm sao… (10). Tên các thiên thể.

(11). Tên các thiên tai. (12). Tên gia súc, gia cầm. (13). Tên cây cỏ, hoa lá…

Đến năm 2003, tác giả tiếp tục phân loại tên riêng thành 11 loại dựa vào ý nghĩa định danh của tên riêng chỉ các đối tượng hiện thực và phi hiện thực: tên người; tên động vật; tên thực vật; tên gọi các hiện tượng tự nhiên; tên các công trình kiến trúc; tên các phương tiện giao thông; tên gọi các đơn vị hành chính; tên các cơ quan, tổ chức; tên các sản phẩm hàng hóa, tên gọi sách báo; tên gọi các văn bản hành chính.

Có thể thấy, xếp loại tên riêng dựa trên một cơ sở, tiêu chí nào đó là việc làm không hề đơn giản. Theo thời gian, tên riêng sẽ còn thay đổi về số lượng tên gọi; như vậy, việc xếp loại sẽ lại phải đi từ hệ thống tổng hợp đầy đủ những tên gọi rồi

tiếp tục phân chia tên riêng thành từng nhóm. Dựa trên việc tổng hợp các kết quả phân loại tên riêng của các tác giả, chúng tôi quyết định chia tên riêng thành 9 loại:

(1). Tên người.

(2). Tên động vật (trừ con người). (3). Tên thực vật.

(4). Tên thần thánh.

(5). Tên các sản phẩm biểu thị sự lao động, văn minh vật chất của con người. (6). Tên địa danh.

(7). Tên các hiện tượng tự nhiên.

(8). Tên các tổ chức xã hội và các thiết chế xã hội. (9). Tên các thời kỳ, địa điểm, sự kiện.

Một phần của tài liệu (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)