CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Đặc điểm ý nghĩa và phương thức định danh của tên riêng người Việt ở Đà
2.3.3. nghĩa của tên chính
a. Nhóm tên gọi lấy tên các đối tượng trong thiên văn địa lý
Dùng trời đất, vũ trụ, ngày tháng, sao sớm để đặt tên thường biểu thị ý cao cả, khoáng đạt, lớn lao, cao xa, sáng sủa: Ngân Hà, Kim, Nguyệt, Thủy, Ánh Dương,…
b. Nhóm tên đặt theo phạm trù đạo đức và quan niệm giá trị xã hội
Lấy “Ngũ đức” để đặt tên, gồm có Nhân, Nghĩa, Lễ Trí, Tín. Theo quan niệm nho giáo thì “Ngũ đức” thường dùng ghép với “Tam cương ngũ thường”, thường sẽ hướng đến những tên gọi như “Nhân Huệ”, “Nhân Kiệt”, “Trí Nhân”, “Nhân Kiệt”, “Thúc Lễ”, “Thủ Lễ”, “Thủ Nghĩa”, “Sùng Nghĩa”. Ở Đà Nẵng xuất hiện một số tên như Nhân, Trí Nhân, Nhân Kiệt, Nghĩa, Trí, Tín.
Theo quan niệm “tứ linh”, gồm có Long, Lân, Quy, Phụng. Bốn tên gọi chỉ
bốn con vật tứ linh trong dân gian đều có mặt trong tên gọi người Việt ở Đà Nẵng. Quan niệm những điều tốt lành, thịnh vượng, sức khỏe và may mắn sẽ gắn với đời người như Phúc, Lộc, Thọ. Những tên gọi theo quan niệm này thường được thể hiện một cách phong phú như: Lương Duy Lộc, Ngô Mai Phước Lộc, Phạm
Thành Lợi, Đào Duy Mạnh, Lê Cơng Phú, Nguyễn Đình Phúc, Lê Thị Hồng Phước, Lê Đức Thọ,…
Sau năm 1945, một số tên gọi phản ánh tinh thần đấu tranh của người dân như Cường, Dũng, Chiến, Kiệt, Quân, Trường, Kỳ,…
c. Nhóm tên gọi theo thời gian năm sinh
Đặt tên cho con theo năm cũng là một phương thức của người Đà Nẵng nói riêng và người Việt nói chung. Theo đó, trong hệ can chi có 12 con giáp, người Đà Nẵng sẽ dựa vào năm ứng với con giáp đó để đặt tên. Tuy nhiên, hiện tượng đặt tên theo con giáp không phổ biến ở Đà Nẵng, chỉ có những tên mang tính chất chỉ mùa như Thu Nguyệt, Thanh Xuân, Xuân Nhật,…
d. Đặt tên theo các loài cây, hoa và thảo mộc
Nhiều người sử dụng tên các loài cây, hoa hoặc cây cỏ để đặt tên bởi những tên gọi của nó thể hiện sự gần gũi với tự nhiên, mềm mại và khoáng đạt. Một số tên gọi lấy nguồn gốc từ các loài cây như Bách, Dương, Tùng, Cam, Bưởi, Dừa,…; và tên gọi được đặt theo các loài cây cỏ, hoa như Huệ, Lan, Đào, Mộc Miên, Linh Chi,
Dạ Thảo, Thủy Tiên,…
e. Tên gọi ứng với địa danh ở Việt Nam
Dùng tên địa danh để đặt tên riêng cho con cũng là một phương pháp thường gặp. Tên gọi có thể gắn với địa nơi mình sinh sống hoặc đó cũng có thể là một địa
danh trên đất nước Việt Nam như Bình Dương, Hương Giang (sơng Hương ở Huế),
Thanh Hóa, Khánh Hịa, Gia Lâm, Hải Vân,…
f. Nhóm tên đặt theo số thứ tự, thứ tự trưởng thứ trong gia đình
Đặt tên theo thứ tự thường xuất hiện rất nhiều ở miền Nam, ở Đà Nẵng, hiện tượng đặt tên theo cách này khơng phổ biến nhưng có một số tên gọi bắt nguồn từ thứ tự sinh ra trong gia đình như Hai, Tư/Tứ, Bảy, Tám.
Thứ tự trưởng thứ trong gia đình thường được đánh dấu ở vị trí tên đệm qua các từ như “Bá” – trưởng; “Trọng” – thứ 2; “Thúc” – thứ 3; “Quý” – cuối cùng.
Nguyễn Bá Nhật Anh, Thân Trọng Hiếu, Hà Thúc Huy, Ngô Quý Vinh,… g. Nhóm tên gọi theo tên nghệ sĩ
Đặt tên con giống với một số nghệ sĩ nổi tiếng cũng là cách để mong con mình có được những tài năng và làm cho tên gọi có vẻ “kiêu” và hay hơn như
Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Đinh Hoàng Lan Anh, Phạm Hoàng Bách, Đồng Nguyễn
Duyên Ngọc Giàu, Nguyễn Đoàn Hoàng Hiệp, Hồ Hoàng Khánh Hưng, Nguyễn Hoài Linh, Phạm Thị Việt Hương,…
2.4. Tiểu kết
Từ cơ sở lý thuyết của chương 1, chúng tôi tiếp tục tiến hành thống kê, phân loại tên riêng người Việt ở Đà Nẵng về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa. Mơ hình cấu tạo tên riêng gồm có 3 thành tố là tên họ (họ đơn và họ phức), tên đệm (tên đệm đơn và tên đệm phức), tên chính (tên chính đơn và tên chính phức); tên riêng người Việt ở Đà Nẵng có đầy đủ 12 dạng tên riêng được xếp loại từ mơ hình cấu tạo tên chung. Tên riêng người Việt ở Đà Nẵng xét theo nguồn gốc có 3 loại là tên riêng Hán Việt (giữ vai trò chủ đạo), tên riêng thuần Việt và tên riêng gốc Ấn Âu. Xét về mặt cấu trúc (đơn hoặc phức), từ loại (danh từ, động từ, tính từ, số từ, phó từ, hư từ…) và thanh điệu, tên riêng người Việt ở Đà Nẵng chủ yếu đang có xu hướng phức hóa các
thành tố cấu tạo tên riêng, sử dụng từ loại danh từ là chủ yếu để đặt tên, có sự hài hịa về thanh điệu trong tên gọi. Phương thức đặt tên của người Đà Nẵng chủ yếu dựa trên các nguyên tắc chung là coi trọng âm vang và ý đẹp lời hay; lựa chọn âm
Hán Việt là chủ yếu; và ý nghĩa muốn gửi gắm vào tên riêng để đặt tên. Các thành
tố cấu tạo tên riêng ở Đà Nẵng có sự biến động theo thời gian và có cấu tạo khá phức tạp.
Thành tố tên họ có tính ổn định tương đối, có hiện tượng ghép họ giữa họ
cha và họ mẹ và hiện tượng này chỉ duy trì ở một thế hệ. Một số họ “truyền tử ngược tơn” có ở Đà Nẵng như Hồ Đắc, Cao Xuân, Nguyễn Khoa, Tôn Thất, Tôn Nữ. Tên họ của người Đà Nẵng nói riêng và người Việt nói chung giữ vai trò như là
sợi dây gắn kết đối với những người có chung dịng máu huyết thống; là đặc điểm nhận dạng anh em chú bác ở mọi nơi trên thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Thành tố tên đệm có cấu tạo khá phức tạp, ranh giới để xác định tên đệm
phức với tên họ ghép và tên chính ghép chưa rõ ràng. Đối với tên đệm dùng để phân biệt giới tình là tên đệm “Văn” và tên đệm “Thị” thì chữ “Văn” vốn là một từ mang nghĩa tốt đẹp, liên quan đến văn hóa nên vẫn được sử dụng nhiều. Một số gia đình hiện nay hạn chế việc đặt tên cho con gái có chữ đệm “Thị” vì muốn tránh tạo tâm lý phân biệt nam nữ cho con. Tên đệm của người Việt ở Đà Nẵng có xu hướng mở rộng âm tiết và chủ yếu là sử dụng những từ Hán Việt có nghĩa hay, đẹp, những từ chỉ phẩm hạnh tốt, có tài năng để đặt tên. Đặc biệt, ở Đà Nẵng cũng có hiện tượng dùng tên đệm, tên chính của các thành viên trong gia đình làm tên đệm cho thành
viên mới.
Thành tố tên chính mang nhiều sắc thái và ý nghĩa phong phú. Xét về ngữ nghĩa, tên chính có thể quy thành nhiều nhóm khác nhau, phản ánh những mong
ước, kỳ vọng của cha mẹ dành cho con. Đó là những tên gọi thể hiện những phạm trù đạo đức và quan niệm giá trị xã hội; tên gọi theo thời gian năm sinh, các loài
cây, hoa và thảo mộc, số thứ tự, trưởng thứ trong gia đình; tên gọi lấy tên các đối tượng trong thiên văn địa lý, địa danh Việt Nam hoặc tên của nghệ sĩ.
CHƯƠNG 3
CÁC ĐẶC TRƯNG NGƠN NGỮ – VĂN HĨA CỦA TÊN RIÊNG NGƯỜI VIỆT Ở ĐÀ NẴNG