Tên người phản ánh phong tục tập quán của cộng đồng

Một phần của tài liệu (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Sự phản ánh đặc điểm văn hóa qua tên riêng người Việt ở Đà Nẵng

3.2.1. Tên người phản ánh phong tục tập quán của cộng đồng

Phong tục tập quán dân tộc là cả một lâu đài văn hóa đồ sộ của dân tộc, là sản phẩm được tích lũy, chắt lọc qua hàng ngàn năm lịch sử, trong đó chứa đựng nhiều vật báu kỳ diệu. Những vật báu đó làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, làm thành chuẩn mực văn hóa để phân biệt tộc này với tộc khác. Một thực tế là thành phố Đà Nẵng khơng có sẵn vốn lớn về văn hóa vật thể và phi vật thể để kế thừa, khai thác nếu so sánh với những nơi như Hà Nội, Huế hoặc ngay cả với Quảng Nam. Nhưng nói về phong tục tập quán là chúng ta nói đến bản sắc văn hóa được thể hiện trong tập quán sinh hoạt kinh tế, trong sinh hoạt văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và cả đối với văn hóa tinh thần. Có thể nói, văn hóa đặt tên là một nét văn hóa tinh thần độc đáo của người dân Đà Nẵng gắn liền với những quan niệm về tín ngưỡng và giáo dục con người; đồng thời nó cũng là văn hóa sinh hoạt xã hội đặc trưng cho vùng đất Đà Nẵng trong sự quản lý xã hội bằng quan hệ dòng họ, trách nhiệm, bổn phận của con người đối với cộng đồng; là cách tổ chức gia đình, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với nhau; là nề nếp sống tôn ty trật tự trong quan hệ thân tộc; tục lệ nuôi dạy con cái,…

Tộc họ là một tổ chức tập hợp những người có chung huyết thống, thường các thành viên trong tộc sống quây quần với nhau trong một xóm hoặc làng. Tại Đà Nẵng có làng Phong Lệ (Hịa Vang) xưa có nhiều chư phái tộc, sống đồn kết nhau trong làng, gồm có 13 chư phái tộc: tứ Lê, ngũ Ngơ tịnh Phùng, Ơng, Nguyễn, Võ. Về sau có thêm các gia tộc khác đến định cư tại làng như Trần nhị, Phan Bùi. Ở Hải Châu có 16 chư phái tộc tập trung thờ tự tại Hải Châu đình. Như vậy, sự gắn kết và ý nghĩa trọng đại của dịng họ là nhân tố lớn đầu tiên có ảnh hưởng đến văn hóa đặt tên người ở Đà Nẵng. Theo lệ thì mỗi dịng họ sẽ có gia phả của dịng họ mình. Gia phả là văn bản kí tự lưu giữ những truyền thống văn hóa của dịng tộc từ nguồn gốc, lịch sử phát triển, những vị tổ tiên có cơng trạng trong dịng họ, đến cả hình thức đặt tên cũng được đánh dấu cả vào gia phả. Dựa vào gia phả, người Đà Nẵng sẽ tránh được việc đặt tên trùng với các bậc bề trên hoặc những tên gọi bị cho là kỵ húy. Con cháu trong một dòng họ theo thời gian có sự gia tăng đáng kể và để giữ mối liên kết với các gia đình trong cùng dịng họ thì song song với xu hướng thống nhất cùng đặt tên con theo họ kép (thường có hai chữ: chữ đầu để phân biệt với các họ khác, chữ sau để phân biết với các chi, phái cùng dòng họ) hoặc theo quy định về thế thứ (nhìn vào có thể biết được một người thuộc vào đời thứ mấy trong dòng họ) tựa như kiểu đặt tên của vua Minh Mạng ở Huế, các đời con cháu hoàng tộc Nguyễn Phước (họ kép) được đặt tên kèm theo một chữ trích lần lượt trong những câu thơ: Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh – Bảo Quý Định Long Tường…

Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ nào đó, chúng tơi nhận thấy một số gia đình trẻ thuộc thế hệ 8x ở Đà Nẵng hiện nay khi đặt tên cho con, thường họ chỉ có thể tham vấn từ đời ông nội, bà ngoại của mình những cái tên hay, tránh trùng với tên của chú bác trong họ rồi tự chọn một cái tên hay cho con, chứ họ khơng tìm hiểu kĩ lịch sử đặt tên cho thế hệ sau trong lịch sử dòng họ. Để giải thích cho điều này, theo chúng tơi đó là do đặc điểm sinh sống của người trẻ ở Đà Nẵng hiện nay. Đời sống của người trẻ hiện nay trở nên vội vã, bận rộn với nhiều công việc, thời gian của họ

luôn phải chạy đua với tốc độ phát triển kinh tế; vậy nên, họ ít có cơ hội để họ trở về giao lưu và tìm hiểu văn hóa đặt tên ở dịng tộc mình.

Gia phong nề nếp là yếu tố tiếp theo được phản ánh trong cách đặt tên của người Đà Nẵng. Mỗi gia đình ở Đà Nẵng đều có nề nếp gia phong và gia giáo phù hợp. Tính gia giáo được thể hiện ở truyền thống tốt đẹp của gia đình: truyền thống yêu nước, lao động cần cù trong sản xuất, sống có nghĩa tình, u thương nhau, kính trên nhường dưới,… Đối với gia phong, người Đà Nẵng thường quan niệm phải thực hành đúng các nghi lễ dành cho một con người theo phong tục tập quán, cụ thể là lời ăn tiếng nói đến đi đứng, ứng xử phải chuẩn mực, khéo léo. Phụ nữ thường phải đủ công, dung, ngôn, hạnh,… đàn ơng thì phải ni chí lớn, lập nên sự nghiệp lớn để phục vụ cho quê hương và đất nước. Tất cả những điều đó khiến cho người Đà Nẵng khi đặt tên phải lựa chọn những từ ngữ miêu tả lại những chuẩn mực, phẩm chất và khí phách ấy của gia đình được kì vọng ở đứa con, ví dụ như

Diễm, Diệu, Đoan, Dung, Hạnh,… đối với con gái; Chiến, Cường, Dũng, Mạnh, Tuấn, Kiệt, Danh,… đối với con trai.

Là một thành phố trẻ đang trên đà phát triển, Đà Nẵng luôn mở rộng mối quan hệ giao lưu văn hóa và mở rộng quan hệ với bạn bè quốc tế. Việc đặt tên con có nguồn gốc Ấn Âu như Lina, Ka Thy, Tony là một cách cho thấy tinh thần và tính cách cởi mở của người dân Đà Nẵng. Có lẽ, đặc trưng của vùng đất gắn liền với miền biển là nhân tố khiến con người Đà Nẵng luôn muốn được giao lưu, mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngồi, thể hiện sự nhạy cảm đối với thời cuộc kinh tế, xã hội như hiện nay.

Một phần của tài liệu (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)